Liên Hợp Quốc sẽ kêu gọi khoản viện trợ trị giá hơn 600 triệu USD cho Afghanistan, đồng thời cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia Nam Á này.
Liên Hợp Quốc đang triệu tập một hội nghị viện trợ tại Geneva vào thứ Hai 13/9 trong nỗ lực quyên góp hơn 600 triệu đô la cho Afghanistan, cảnh báo về một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở đó sau khi Taliban tiếp quản.
Trung Quốc và Mỹ đang thực hiện các kế hoạch riêng biệt nhằm ứng phó với chính phủ lâm thời mới của Afghanistan.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mới đây cho biết, chính phủ Afghanistan do Taliban lãnh đạo phải tuân thủ các cam kết về cho phép những người muốn rời khỏi Afghanistan được đi lại an toàn.
Chính phủ nhiều nước châu Âu và Ủy ban châu Âu ngày 8/9 lên tiếng chỉ trích lực lượng Taliban là đã hành động trái với lời nói khi tuyên bố thành phần chính phủ mới gây nhiều tranh cãi.
EU cho rằng với thành phần nội các vừa công bố, Chính phủ Afghanistan này không đảm bảo sự đa đạng các thành phần đại diện dân tộc và tôn giáo như kỳ vọng của EU cũng như cam kết của Taliban.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 7/9 cho biết, có rất ít chỉ dẫn cho thấy cái chết bất ngờ của Đại sứ Đức tại Trung Quốc, Jan Hecker có liên hệ đến việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của ông trong vai trò Đại sứ.
Ngoại trưởng của Nhóm bảy quốc gia công nghiệp hàng đầu (G7) cũng như Trung Quốc và Nga sẽ tham gia các cuộc đàm phán đa phương có thể được tổ chức vào thứ Tư (8/9) để thảo luận về cuộc khủng hoảng và tương lai ở Afghanistan.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ có chuyến công du đến Qatar và Đức để bàn về Afghanistan, cũng như cảm ơn vì đã hỗ trợ Mỹ trong chiến dịch sơ tán người khỏi Afghanistan.
Trong khi Ngoại trưởng Đức tuyên bố sẵn sàng nối lại quan hệ ngoại giao với Afghanistan, người đồng cấp Pháp cho biết nước này cần phải thấy Taliban đã thật sự thay đổi.
Tại cuộc họp về Afghanistan ngày 2/9, các bộ trưởng ngoại giao của Liên minh châu Âu (EU) đã thảo luận về cách tương tác với Taliban, đặc biệt là viện trợ nhân đạo và ứng phó với làn sóng người tị nạn Afghanistan có thể xảy ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, trong thông báo ngày 2/9, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Ngoại trưởng Antony Blinken đã có các cuộc điện đàm với những người đồng cấp của Đức, Tây Ban Nha, Italy và Saudi Arabia về những diễn biến tại Afghanistan.
Ngoại trưởng Đức kêu gọi EU cần nhanh chóng hành động dù có muốn hay không, ám chỉ việc Trung Quốc có thể mở rộng quyền lực và ảnh hưởng tại Afghanistan.
Lãnh đạo Đức yêu cầu Taliban tôn trọng những tiêu chuẩn nhất định, trong khi Anh thảo luận trực tiếp với Taliban. Mỹ thì khẳng định hỗ trợ nhân đạo cho nhân dân Afghanistan chứ không phải Taliban.
Phát biểu trước báo giới tại sân bay Hamid Kazai, ở thủ đô Kabul, người phát ngôn lực lượng Taliban Zabihullah Mujahid tuyên bố, Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan là một quốc gia tự do và có chủ quyền.
Đức sẽ đợi Taliban thành lập một chính phủ mới để xem liệu lực lượng này có thực hiện cam kết cho phép người dân rời khỏi Afghanistan trên các chuyến bay từ sân bay ở Kabul hay không.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas công du Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Pakistan, Tajikistan và Qatar nhằm thúc đẩy các nỗ lực sơ tán những người cần được bảo vệ ra khỏi Afghanistan.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã 'kịch liệt lên án những vụ tấn công khủng bố' vào đêm 26/8 gần sân bay Kabul của Afghanistan.
Trả lời phỏng vấn Đài Cadena Ser, Bộ trưởng Robles nhấn mạnh Tây Ban Nha sẽ sơ tán nhiều người nhất có thể, song vẫn sẽ có nhiều người không thể rời khỏi Afghanistan bởi những lý do khách quan.
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 về vấn đề Afghanistan, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đưa ra kế hoạch 5 điểm nhằm giải quyết trước mắt những vấn đề đang đặt ra ở quốc gia Tây Nam Á này.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, theo hai nguồn tin ngoại giao, các nhà lãnh đạo của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến sẽ đạt được thống nhất về việc công nhận hoặc trừng phạt lực lượng Taliban tại cuộc họp trực tuyến được tổ chức vào ngày 24/8 nhằm thảo luận về tình hình Afghanistan.
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước có nền công nghiệp hàng đầu hàng đầu thế giới (G7) về vấn đề Afghanistan, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đưa ra kế hoạch 5 điểm nhằm giải quyết trước mắt những vấn đề đang đặt ra ở quốc gia Tây Nam Á.
Trong bước đầu tiên, Đức sẽ thảo luận với Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Taliban về khả năng duy trì hoạt động dân sự ở sân bay Kabul sau 31/8 nhằm sơ tán các trường hợp cần thiết khỏi Afghanistan.
Các nước châu Âu đang đẩy nhanh tốc độ sơ tán công dân cũng như nhân viên người Afghanistan khỏi quốc gia Nam Á, gần 1 tuần sau khi lực lượng Taliban giành quyền kiểm soát toàn bộ Afghanistan.
Chuyến bay sơ tán công dân đầu tiên của Hà Lan sau khi Taliban kiểm soát Kabul đã cất cánh mà không có bất cứ người Hà Lan hay công dân Afghanistan nào trên khoang.
Ngày 18/8, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết nước này sẽ đánh giá Taliban dựa trên những hành động của lực lượng này, chứ không phải căn cứ vào những gì họ tuyên bố.
Máy bay vận tải A400M của Không quân Đức được cử đến Afghanistan để sơ tán người dân nhưng lại thực hiện hành động bị cho là đáng xấu hổ.
Phát biểu họp báo, Ngoại trưởng Maas nêu rõ: 'Chúng tôi đã thông báo với Liên hợp quốc rằng chúng tôi sẵn sàng trợ giúp viện trợ nhân đạo cho người dân tại các quốc gia láng giềng'.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 17/8 tuyên bố Đức đã tạm ngừng viện trợ cho Afghanistan và sẽ phối hợp cùng các đối tác trong Liên minh châu Âu (EU) nhằm cung cấp viện trợ cho các nước láng giềng phải đối mặt với dòng người di cư Afghanistan.
Ngày 17/8, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã kêu gọi lực lượng Taliban tạo điều kiện cho tất cả những người muốn rời khỏi Afghanistan, đồng thời cho biết tổ chức này đã nhất trí điều thêm các máy bay đến Kabul để phục vụ công tác sơ tán.
Ngày 16/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng Ngoại trưởng nước này Heiko Maas thừa nhận đã đánh giá sai về tình hình ở Afghanistan khi lực lượng Taliban tiến quân quá nhanh, giành quyền kiểm soát các thành phố và thủ đô Kabul.
Thủ tướng Merkel thừa nhận rằng Chính phủ Đức đã đánh giá sai tình hình ở Afghanistan và vấn đề quan trọng giờ đây là nhanh chóng sơ tán công dân Đức tới nơi an toàn.
VOV.VN - Trong bối cảnh Tổng thống Afghanistan Ghani được cho là đã di tản khỏi đất nước, một thủ lĩnh giấu tên của phong trào Taliban tiết lộ tổ chức này sẽ sớm tuyên bố thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan từ chính dinh Tổng thống ở Kabul.
Nhiều nước châu Âu thông báo tổ chức các cuộc họp an ninh khẩn cấp nhằm bàn về các biện pháp ứng phó với diễn biến của cuộc khủng hoảng tại Afghanistan, sau khi lực lượng Taliban tiến vào thủ đô Kabul và chuẩn bị nắm giữ quyền lực tại quốc gia này.
Sau khi Taliban tiến vào thủ đô Kabul, Đức thông báo đóng cửa đại sứ quán ở Kabul và đẩy nhanh công tác sơ tán công dân và một số người dân địa phương.
Nhiều nước châu Âu thông báo tổ chức các cuộc họp an ninh khẩn cấp nhằm bàn về các biện pháp ứng phó với diễn biến của cuộc khủng hoảng tại Afghanistan, sau khi lực lượng Taliban tiến vào thủ đô Kabul và chuẩn bị nắm giữ quyền lực tại quốc gia này.
Đặc phái viên Mỹ cảnh báo nhóm vũ trang Taliban rằng việc chiến thắng trên chiến trường không có nghĩa khi nhóm này lên nắm quyền tại Afghanistan sẽ được quốc tế công nhận.
Ngày 2-8, Đức đã chính thức triển khai khinh hạm mang tên Bayern đến hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương trong thời gian 6 tháng. Trang web của Bộ Quốc phòng Đức đánh giá, việc triển khai khinh hạm Bayern tới Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thể hiện sự ủng hộ của Đức đối với các tuyến đường biển tự do và tuân thủ luật pháp quốc tế trong khu vực.