Phát triển nông nghiệp tuần hoàn với mục tiêu hướng đến phát triển nông nghiệp xanh, bền vững, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những mục tiêu Việt Nam và thế giới đều đang hướng đến.
Đại sứ quán Thụy Sỹ tại Việt Nam sẽ hợp tác cùng Switzerland Global Enterprise tham gia tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) với 1 gian hàng.
Tại bản Dỗi, xã Thượng Lộ, huyện Nam Đông có một người đặc biệt luôn lặng lẽ, tận tụy giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống của đồng bào Cơ Tu. Đó là ông Pơloong Chướch, một nghệ nhân cao tuổi đã dành cả cuộc đời để gắn bó với nghề đan lát.
Hiện nay, sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn được coi là giải pháp bền vững, bởi nhấn mạnh vào việc giảm thiểu chất thải và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, đang ngày càng trở nên quan trọng trong các ngành nông nghiệp và chế biến nông sản...
Ban Quản lý (BQL) Khu dự trữ thiên nhiên (KDTTN) Động Châu-khe Nước Trong chính thức được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2020 theo Quyết định số 3208/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Dù thời gian đi vào hoạt động chưa lâu nhưng BQL KDTTN Động Châu-khe Nước Trong đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH)...KDTTN Động Châu-khe Nước Trong hiện có tổng diện tích hơn 22.210ha. Đây là khu rừng nhiệt đới nguyên sinh với độ che phủ lên tới 98%, được Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF) đánh giá là một trong 200 trung tâm ĐDSH toàn cầu; là nơi hiếm hoi trong toàn quốc bảo tồn được trên 50% (khoảng 10.000ha) diện tích rừng nhiệt đới thường xanh vùng núi thấp gần như còn nguyên vẹn.
Triển lãm do Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) và Helvetas phối hợp Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện vào ngày 7/6.
'Vì sự sống bền vững cho thiên nhiên và con người' là triển lãm về đa dạng sinh học lần đầu tiên diễn ra tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Triển lãm diễn ra tại Nhà thiếu nhi Huế từ ngày 7 đến 10 tháng 6, mở cửa đón khách tham quan miễn phí.
Triển lãm về đa dạng sinh học lần đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế giới thiệu nhiều hình ảnh, tiêu bản đặc sắc về động vật hoang dã và thiên nhiên kỳ thú.
Hoạt động trên được Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam) và Helvetas phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tổ chức sáng 7/6 tại Nhà Thiếu nhi Huế trong khuôn khổ Dự án 'Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn ĐDSH' (VFBC).
Mô hình kinh doanh homestay đạt doanh thu trên 1 - 2 tỷ đồng, giúp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho một số người dân địa phương.
Ngày 22/11, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế về công nghiệp thực phẩm Việt Nam năm 2023 (Vietnam FoodExpo 2023), do Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tổ chức, Trung tâm Phát triển Kinh tế nông thôn (CRED) và tổ chức Helvetas phối hợp tổ chức gian hàng với chủ đề 'Đa dạng sinh học: Nơi hương vị giao hòa'.
Tiếp cận từ cộng đồng là một trong những hướng đi trong quá trình thay đổi tư duy quản trị xã hội, giúp cân bằng hạn chế của Nhà nước và thị trường trong tam giác phát triển Nhà nước - thị trường - xã hội. Cần kích hoạt tính tự chủ và tự lực của cộng đồng trong phát triển kinh tế nông thôn, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa…
Ngày 26.5, Tổ chức Helvetas phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD tổ chức Hội thảo Kết thúc Dự án 'Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số' (L4A).
Ngày 26/5, tổ chức Helvetas, Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn CCRD phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội thảo kết thúc Dự án tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS). Tham dự có đại diện Liên minh Châu Âu, Ủy ban MTTQ, Hội Nông dân tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành...
Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng Sinh học 22/5 với chủ đề 'Từ Cam kết tới Hành động: Phục hồi Đa dạng sinh học, Trung tâm Phát triển Kinh tế Nông thôn (CRED) - Dự án Biotrade đã tổ chức Sự kiện Ngày đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, một địa điểm hàng đầu châu Á về đa dạng sinh học.
Thụy Sỹ đang thúc đẩy hoạt động du lịch mùa Đông ở Kyrgyzstan để tạo việc làm không chỉ trong lĩnh vực trượt tuyết.
TTH - Phụ nữ dân tộc ít người ở vùng cao đã và đang tham gia tích cực và thể hiện được vị thế đặc biệt quan trọng trong phát triển du lịch của vùng cao A Lưới.
Khoảng 30 học viên là người dân tộc thiểu số đến từ Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã được tập huấn về marketing du lịch sinh thái để phát triển sinh kế dựa vào việc bảo tồn rừng bền vững.
Các học viên là người dân tộc thiểu số đã được trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể tự quảng bá cho các dịch vụ du lịch sinh thái của địa phương mình.
Từ ngày 17 - 19.7, tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, Helvetas phối hợp với Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam tổ chức khóa tập huấn chuyên sâu về marketing du lịch sinh thái cho một số cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Là tỉnh có diện tích và sản lượng quế lớn nhất cả nước, Yên Bái đang định hướng phát triển quế trở thành cây lâm nghiệp chủ lực đem lại nguồn thu ổn định, phát triển kinh tế địa phương.
Helvetas phối hợp với Liên minh Đất đai (LANDA) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) thực hiện chương trình tập huấn nâng cao năng lực về hòa giải và đóng góp xây dựng chính sách đất đai cho cán bộ các tổ chức đoàn thể và thành viên tổ hòa giải ở cơ sở…
VUSTA đã phê duyệt dự án 'Cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số tại thị xã Sapa, Lào Cai và huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn'
Nhằm cải thiện việc tiếp cận thông tin liên quan đến quyền sử dụng đất và rừng của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các địa phương, dự án 'Tăng cường quyền tiếp cận đất đai cho đồng bào DTTS' (L4A) được tổ chức Helvetas phối hợp Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) và Hội Nông dân (HND) tỉnh triển khai thực hiện tại 2 huyện Mai Châu, Đà Bắc. Đây là những địa phương có nhiều đồng bào DTTS đang sinh sống, còn những những tồn tại, khó khăn trong quá trình quản lý, sử dụng đất, tài nguyên rừng.