Theo Reuters và TTXVN, ngày 17-12, Hạ viện Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã bỏ phiếu thông qua dự luật chi tiêu tài khóa năm 2020 trị giá 1.400 tỷ USD, trong đó có khoản ngân sách tài trợ xây dựng hàng rào biên giới giữa Mỹ và Mexico và tăng ngân sách chi tiêu cho các chương trình trong nước của đảng Dân chủ.
Cuộc bầu cử của Anh, sự chia rẽ của khối thương mại châu Âu… đã mở màn cho sự trỗi dậy mạnh mẽ nhất của chủ nghĩa dân tộc kinh tế.
Thỏa thuận bổ sung Hiệp định Thương mại Mỹ, Mexico và Canada (gọi tắt là USMCA) vừa được ba bên ký kết. Động thái này được đánh giá là 'cú huých' quan trọng, khép lại tiến trình đàm phán căng thẳng hơn hai năm qua, mở đường để Quốc hội ba nước phê chuẩn văn kiện về thương mại tự do có giá trị khổng lồ tại khu vực Bắc Mỹ.
Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều, một số cơ quan truyền thông Mỹ đưa tin, những nguồn thạo tin tiết lộ: Ngày 12/12 theo giờ Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký Hiệp định thương mại Mỹ - Trung giai đoạn đầu tiên để tránh hiệu lực của kế hoạch tăng thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 15/12.
Theo tin nước ngoài và TTXVN, Mỹ, Mexico và Canada ngày 10-12 ký thỏa thuận bổ sung Hiệp định Thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA), mở đường cho việc phê chuẩn hiệp định này ở mỗi nước. Với sự chủ trì của Tổng thống Mexico A.Obrador, lễ ký thỏa thuận nêu trên diễn ra tại Mexico City, giữa Trưởng đoàn đàm phán Mexico J.Seade với Ðại diện Thương mại Mỹ R.Lighthizer và Phó Thủ tướng Canada C.Freeland.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, Tổng thống Mỹ D.Trump bày tỏ lạc quan về triển vọng Hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) sớm được phê chuẩn. Ngày 9-12, ông D.Trump cho biết đã nhận được thông tin về các 'bước tiến tích cực' liên quan thỏa thuận này. Trước đó, truyền thông Mỹ cho biết, các nhà đàm phán Mỹ và Mexico đã nhất trí các điều khoản sửa đổi liên quan vấn đề lao động trong USMCA. Bất đồng được tháo gỡ sẽ mở đường cho Quốc hội Mỹ phê chuẩn hiệp định.
Ngoài hàng loạt nhiệm vụ tại Nhà Trắng, Jared Kushner - con rể Tổng thống Donald Trump - còn đảm nhận vai trò nhà đàm phán giải quyết tranh chấp thương mại Mỹ - Trung.
Ngày 1/12, Thời báo Hoàn cầu, một ấn phẩm của cơ quan truyền thông chính thức Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc, viết: Nhiệm vụ hàng đầu trong bất cứ văn bản hiệp định thương mại giai đoạn đầu nào được ký giữa Trung Quốc và Mỹ cũng phải là loại bỏ thuế quan mà phía Mỹ đang áp đặt đối với hàng hóa Trung Quốc; nhưng các nguồn tin truyền thông tiết lộ, phía Mỹ đã dứt khoát chống lại yêu cầu đó.
Hiệp định Thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA) được ký kết tháng 11/2018 sau 1 năm đàm phán căng thẳng theo yêu cầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhằm thay thế Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) đã tồn tại suốt 24 năm qua và từng bị ông Donal Trump gọi là 'thỏa thuận thương mại tệ hại nhất'.
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã diễn ra được 16 tháng. Liên Hợp Quốc đã công bố một bản báo cáo phân tích những tổn thất do chiến tranh thương mại gây ra cho cả Trung Quốc lẫn Mỹ và đề cập tại sao Đài Loan lại trở thành phía hưởng lợi lớn nhất trong cuộc chiến thương mại này.
Việc Chile hủy bỏ Hội nghị thượng đỉnh APEC lẽ ra diễn ra vào hai ngày 16 và 17 tháng 11 đã ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đàm phán thương mại Trung - Mỹ. Đề nghị của Washington về địa điểm mới cho cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình dường như bị Bắc Kinh bác bỏ, thời gian để hai nước ký Hiệp định thương mại giai đoạn một có thể bị trì hoãn đến tháng 12, thậm chí khó có thể diễn ra...
Việt Nam và Mexico có rất nhiều cơ hội để hợp tác, giao thương và hỗ trợ lẫn nhau, nhất là đối với hàng hóa nông thủy sản; đặc biệt khi Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực.
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador ngày 8/10 cho biết ông sẽ gửi thư cho Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi để đề nghị bà giúp sớm phê chuẩn Hiệp định thương mại Mỹ - Mexico - Canada (USMCA).
Ngày 7/10, các quan chức đại diện Nhật Bản và Mỹ đã chính thức ký kết một gói thương mại sẽ giảm thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ vào thị trường Nhật Bản nhưng tránh thiết lập hạn ngạch miễn thuế đối với gạo, vốn là mặt hàng nhạy cảm về chính trị.
Ngày 3/10, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã kêu gọi chấm dứt 'những cuộc điều tra liên miên' nhằm vào chiếc ghế tổng thống của ông Donald Trump.
Tổng thống Donald Trump thông báo Mỹ và Nhật Bản đã kết luận được một thỏa thuận ban đầu về các rào cản thương mại giữa hai quốc gia.