Với quan điểm luôn đồng hành với doanh nghiệp (DN), doanh nhân, tỉnh Đồng Nai luôn mong muốn đội ngũ doanh nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ, trở thành trụ cột quan trọng của mảnh đất giàu tiềm năng. Việc khai thác những lợi thế trong vùng Sân bay Long Thành, sông Đồng Nai và những lợi thế khác sẽ tạo bước phát triển vững chắc cho các DN cũng như địa phương trong thời gian tới.
Trong gần 40 năm thực hiện chính sách đổi mới, đội ngũ doanh nghiệp (DN), doanh nhân Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, ngày càng khẳng định vai trò, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một số DN phát triển đạt tầm khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Tối 10.10, tại TP.Biên Hòa, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Đồng Nai cùng với Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai đã tổ chức họp mặt doanh nhân nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.
Ngày 10-10, Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Đồng Nai đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029.
Ngày 10-10, Hiệp hội doanh nghiệp (DN) Đồng Nai tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024-2029. Qua 10 năm thành lập, Hiệp hội DN Đồng Nai từng bước khẳng định được vai trò của mình với DN, doanh nhân và kiến nghị chính sách, đóng góp chung vào sự phát triển của địa phương.
Tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,4% trong 6 tháng đầu năm 2024, cùng sự khởi sắc của nhiều ngành kinh tế mũi nhọn là cơ sở để kỳ vọng về sự tăng trưởng kinh tế năm nay. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ môi trường kinh doanh và những khó khăn của doanh nghiệp (DN) cho thấy, vẫn còn nhiều việc phải làm.
Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (DN) đã được thực hiện lâu nay nhưng chất lượng hỗ trợ pháp lý chưa cao, đặc biệt đối với các DN nhỏ và vừa. Bên cạnh các vấn đề về tiềm lực vốn, công nghệ, thương hiệu… thì vướng mắc, hạn chế về pháp lý cũng là một trong những yếu tố cản trở sự phát triển của DN.
Trong Luật Bảo vệ môi trường và các thông tư, nghị định liên quan đều khuyến khích doanh nghiệp (DN) cùng nhóm ngành, khu công nghiệp (KCN) cộng sinh để tiết kiệm chi phí và giảm phát thải. Thế nhưng, vì thiếu cơ chế, quy chuẩn cụ thể, trong khi các luật có độ 'vênh' nhau nên việc cộng sinh công nghiệp vẫn còn hạn chế.
Tại Chợ công nghệ - thiết bị và thương mại tỉnh Đồng Nai năm 2023 (Techmart DongNai 2023) mới đây, có nhiều giải pháp liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) được các doanh nghiệp (DN), đơn vị giới thiệu đến cộng đồng.
Nhiều khó khăn tiếp tục bủa vây các doanh nghiệp trong quý cuối cùng của năm 2022 khi vẫn khó tiếp cận vốn vay, thiếu đơn hàng, người lao động phải nghỉ luân phiên, các tác động tiêu cực tới cầu tiêu dùng… Tuy nhiên, phía sau những khó khăn này lại là mối lo quyền tự chủ của doanh nghiệp tư nhân trở nên mỏng manh đến từ một vài bản dự thảo chính sách mới.
Bước vào những tháng cuối năm 2020, các doanh nghiệp (DN) đang nỗ lực tập trung sản xuất, kinh doanh để thực hiện mục tiêu tăng trưởng của mình. Năm nay do gặp nhiều khó khăn dưới tác động của dịch Covid-19, nhiều DN đã phải thay đổi chiến lược, mục tiêu sản xuất.
Năm 2020 là năm thứ 16 kể từ khi Chính phủ chọn ngày 13-10 hằng năm làm Ngày Doanh nhân Việt Nam. Ngay từ đầu năm, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp (DN), doanh nhân luôn nỗ lực để khắc phục, vượt qua khó khăn, khẳng định bản lĩnh, đi đầu trong quá trình hội nhập của Việt Nam.
Định hướng phát triển công nghiệp của Đồng Nai là hướng đến việc thu hút các dự án có giá trị gia tăng cao. Mục đích là để thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp (DN) và tăng nguồn thu cho ngân sách của tỉnh. Năm 2020, dự tính chỉ số công nghiệp tăng 9%.
Đồng Nai hiện có trên 38 ngàn doanh nghiệp (DN), trong đó DN nhỏ và vừa chiếm trên 86%. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, DN nói chung, DN nhỏ và vừa nói riêng vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng DN, UBND tỉnh đang xây dựng đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa đến năm 2025. Đề án hiện đang được tiếp thu các ý kiến đóng góp để hoàn thiện trước khi trình HĐND tỉnh xem xét thông qua trong kỳ họp sắp tới.
Các DNNVV chiếm 95% tổng số DN, đóng góp 45% vào GDP, 31% tổng số thu ngân sách hàng năm và thu hút hơn 5 triệu lao động. Dịch Covid 19 đã đẩy cộng đồng DNNVV lâm vào khó khăn, nhiều đơn vị nguy cơ phá sản.