Nguồn cung vốn đã dư thừa lớn, trong khi sức tiêu thụ giảm cả ở trong nước và xuất khẩu. Cùng với đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, trong khi đà phục hồi của thị trường bất động sản mới le lói một số tín hiệu tích cực... Đây là những yếu tố đã và đang tác động tiêu cực đến ngành xi-măng cho dù các đơn vị đã chủ động kịch bản ứng phó.
Đất 'Chín Rồng' cần hệ thống đường cao tốc đồng bộ để bứt phá phát triển. Tuy nhiên, với đặc thù kết cấu đất phù sa mềm, dễ sụt lún, việc xây dựng cao tốc trên mặt đất ở ĐBSCL 'ngốn' rất nhiều cát đắp nền, mất thời gian chờ gia tải. Trong khi đó, xây dựng cao tốc trên cầu cạn tuy chi phí ban đầu lớn hơn, nhưng ít tốn phí bảo dưỡng, sử dụng lâu bền, bảo vệ môi trường, đáp ứng điều kiện tiêu thoát lũ tự nhiên ở miền Tây.
Theo các chuyên gia, biến rác thải sinh hoạt rắn thành tài nguyên là xu hướng tất yếu của thế giới nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Mặc dù vậy, hành trình 'chuyển rác thành vàng' tại Việt Nam vẫn còn đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức
Nguồn cung vốn đã dư thừa lại chuẩn bị đón nhận thêm những dây chuyền mới đưa vào sản xuất, giá cả nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào tăng cao, thị trường bất động sản trầm lắng, ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, chính sách ngặt nghèo tại một số quốc gia nhập khẩu... là những chi tiết tạo nên bức tranh không mấy tươi sáng của thị trường xi-măng Việt Nam trong năm qua.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ năm 2019. Sau 3 năm có hiệu lực, CPTPP đã trở thành đòn bẩy cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nhiều thị trường mới.
Quý I thường là thời điểm tiêu thụ xi-măng thấp nhất trong năm do trùng vào dịp Tết Nguyên đán. Cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 khá phức tạp, cung vẫn vượt cầu, thị trường xi-măng được đánh giá còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ quý I năm nay tăng 2,6% so cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đóng vai trò quan trọng giúp giảm sức ép tiêu thụ, do đó kỳ vọng cả năm 2021, thị trường xi-măng sẽ phát triển ổn định.
Các doanh nghiệp xây dựng chính là đối tượng chịu thiệt hại nặng nhất, khi giá vật liệu xây dựng không ngừng tăng giá. Phía các nhà thầu cũng đã có đơn kiến nghị, nhờ Chính phủ giải cứu ngành 'xây dựng'.
Vật giá leo thang, các doanh nghiệp xây dựng miền Bắc hay miền Nam áp lực một, thì doanh nghiệp xây dựng miền Trung chịu áp lực gấp đôi, thậm chí gấp ba.
Đại dịch Covid-19 khiến nhiều ngành lao đao nhưng cũng không ít ngành sống khỏe do sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường
Năm 2019, tiêu thụ xi-măng đạt gần 100 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành quốc gia đứng thứ tư trên thế giới về sản lượng. Đây là một nỗ lực rất lớn khi nguồn cung trong nước vẫn vượt xa cầu. Trong tương lai, việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh đang là đòi hỏi, thách thức lớn đối với các doanh nghiệp (DN) xi-măng.
Việc chế biến thành công cát biển thành cát xây dựng ở Phú Quốc không chỉ đáp ứng nhu cầu xây dựng mà còn góp phần giải quyết nạn sạt lở do thiếu hụt trầm tích cho ĐBSCL
Trước sức ép cạnh tranh, giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao, các doanh nghiệp (DN) xi-măng đã và đang căng sức triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả. Ðây là quá trình tất yếu để tồn tại và phát triển nếu không muốn tụt lại phía sau.