Lịch sử không chỉ là quá khứ, mà còn chứa đựng những bài học kinh nghiệm từ tiền nhân, giáo dục cho thế hệ trẻ biết rõ cội nguồn gia đình, dòng họ, quê hương, đất nước, biết quý trọng những giá trị của lịch sử để kế thừa và phát huy.
'Tầm phương' nghĩa là tìm hoa thơm, cảnh đẹp. Từ cổ này được các bạn trẻ yêu thích và biến thành xu hướng của những nhóm yêu di sản nguồn cội. Vài năm trở lại đây, trào lưu cổ phong (trào lưu tìm lại, phục dựng hoặc phỏng dựng lịch sử, văn hóa, phong tục lâu đời của dân tộc) được giới trẻ lan tỏa và hưởng ứng rầm rộ.
Được thành lập vào năm 2019 và chính thức đi vào hoạt động năm 2020 bởi những 'người tay ngang', Great Vietnam đã và đang tập trung nghiên cứu, phục dựng y trang của người Việt từ hàng trăm năm trước.
Ăn mặc là nhu cầu thiết yếu của con người nhưng làm sao để giảm thiểu tác động đến môi trường bằng cách tạo ra sản phẩm xanh và bền vững vừa là trăn trở vừa là động lực của doanh nghiệp, nhà thiết kế.
Văn hóa Đông Sơn gắn với thời đại Hùng Vương và Nhà nước Văn Lang từng phát triển rực rỡ. Những hiện vật còn lại cho thấy đời sống văn hóa, xã hội hết sức phong phú, cư dân có trình độ thẩm mỹ, kỹ thuật cao.
Diễn ra trong hai ngày 28-29/5, ngày hội công nghiệp văn hóa Vietnam Summer Fair 2022 do Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức quy tụ những đơn vị gắn bó chặt chẽ với các lĩnh vực đặc trưng của văn hóa Việt Nam đến từ ba miền đất nước. Đây là sân chơi tạo ra sự kết nối, góp phần thúc đẩy nền công nghiệp văn hóa phát triển.
Vietnam Summer Fair 2022, ngày hội công nghiệp văn hóa do Viện Nghiên cứu Phát triển tỉnh tổ chức đã khai mạc ngày 28/5 tại 53 Nguyễn Huệ, TP. Huế. Đến dự chương trình có ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Huế.
Hai năm gần đây, đưa trang phục cổ truyền của dân tộc vào đời sống hiện đại được bạn trẻ trên khắp mọi miền đất nước hưởng ứng nhiệt tình. Trào lưu này không chỉ có sự tham gia của các nhà thiết kế, nhà nghiên cứu trẻ mà còn có sự chung tay ứng dụng của cả cộng đồng.
Những năm gần đây ở Việt Nam trong lĩnh vực nghiên cứu phong tục, tập quán, kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật,... truyền thống, bên cạnh các hoạt động của các đơn vị, tổ chức chuyên nghiệp nhà nước, xuất hiện nhiều câu lạc bộ, nhóm, hội, cá nhân quan tâm tìm hiểu, đầu tư công sức với hoạt động khá phong phú như tổ chức diễn đàn trao đổi kiến thức, tọa đàm khoa học, phục dựng một số giá trị truyền thống, thực hiện công trình nghiên cứu chuyên sâu... Tuy nhiên, bên cạnh các dấu ấn tích cực của xu hướng tìm về nguồn cội này, đã xuất hiện không ít biểu hiện lệch lạc, cần chấn chỉnh thể hiện qua hiện tượng tranh luận thiếu tính học thuật, phê bình thiếu tính xây dựng, thậm chí nguy cơ sai lệch trong phổ cập kiến thức chuyên môn, lịch sử... Thực tế này đang đặt ra vấn đề là làm thế nào để vừa khơi dòng, vừa thúc đẩy sự phát triển, đồng thời góp phần định hướng điều chỉnh các hoạt động khôi phục giá trị văn hóa truyền thống này đi đúng hướng.
Gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding) là hình thức không mới trong quá trình sáng tạo các sản phẩm nghệ thuật. Nếu biết cách phát huy hết ưu điểm của hình thức này, giá trị thu được sẽ là hiệu ứng cộng hưởng của các nguồn lực trong xã hội.
Tại Australia vừa diễn ra triển lãm 'Vàng son vương dấu' để giới thiệu công chúng nước này một số nét đặc sắc văn hóa thời nhà Nguyễn.