Tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut (SSN-22) của Mỹ va chạm với vật thể không rõ ở Biển Đông xảy ra hôm 2/10, nhưng mấy ngày sau mới được công bố, truyền thông Mỹ giải thích sự trì hoãn này là để chiếc USS Connecticut có thời gian quay trở lại căn cứ Guam.
Chính phủ Philippines sáng nay (21/3) ra tuyên bố, lực lượng cảnh sát biển nước này đã phát hiện khoảng 220 tàu đánh cá Trung Quốc tập kết gần bãi đá Ba Đầu ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Theo kết quả thăm dò dư luận mới nhất, gần 90% người Mỹ coi Trung Quốc là 'đối thủ' hoặc 'kẻ thù', 70% ủng hộ Washington đối đầu với Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền, không ngại làm tổn hại quan hệ kinh tế Trung-Mỹ.
Trong một hành động được cho là phối hợp cùng nhau để kiềm chế Trung Quốc, ba tàu hải quân Mỹ, Nhật và Pháp đã thực hiện tiếp tế cho nhau trên vùng biển gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong thời gian gần đây phía Mỹ liên tục cáo buộc gián điệp Trung Quốc xâm nhập vào mọi lĩnh vực của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, mới đây nhất, tin tức về 'nữ gián điệp Trung Quốc xâm nhập giới chính trị bang California' đã thu hút sự quan tâm của giới truyền thông Mỹ.
Vào lúc quan hệ hai bên eo biển đang căng thẳng, dự án tự đóng tàu ngầm của Đài Loan đã chính thức khởi động tại Cao Hùng hôm 24/11 sau 4 năm chuẩn bị. Giám đốc Hiệp hội Hoa Kỳ tại Đài Loan (AIT) tham dự khiến Bắc Kinh tức giận.
Đó là nhan đề bài phân tích của nhà bình luận quốc tế Kỷ Lan đăng trên trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) ngày 31/10. Tác giả cho rằng sự đối đầu quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc đang biến đổi về chất, đó mới thực sự là điều rất nguy hiểm.
Bà Tiêu Mỹ Cầm (Bi-khim Hsiao), Đại diện của Đài Loan tại Mỹ, đã đổi tài khoản Twitter thành 'Taiwan Ambassador to the US' (Đại sứ Đài Loan tại Mỹ) khiến dư luận sôi sục. Dư luận Trung Quốc phản ứng quyết liệt, bà Tiêu đáp lại, nói rằng danh xưng này vẫn chưa được Mỹ chính thức công nhận.
Xin đăng tiếp phần hai bài viết dài của Giáo sư Tiêu Công Tần, học giả nổi tiếng ở Khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Thượng Hải bàn về quan hệ Trung – Mỹ và nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay. Bài viết được đăng trên trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 11/9.
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 11/9 đã đăng bài viết dài của Giáo sư Tiêu Công Tần, học giả nổi tiếng ở Khoa Lịch sử Đại học Sư phạm Thượng Hải viết về quan hệ Trung – Mỹ và nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay. Bài viết đã được tác giả đăng trên trang weibo cá nhân và được nhiều trang web đăng lại. VietTimes xin chuyển ngữ một phần để bạn đọc tham khảo.
Thị trường bán dẫn toàn cầu hiện đang chịu áp lực tăng trưởng cao, nhu cầu của Trung Quốc là động lực quan trọng bởi Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu mặt hàng này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 7/9 một lần nữa đề xuất kinh tế Trung-Mỹ 'tách rời', nói ông 'sẽ đưa Mỹ trở thành siêu cường sản xuất thế giới và sẽ mãi mãi chấm dứt sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc'.
Chính phủ Mỹ ngày 31/8 thông báo sẽ thiết lập một cuộc đối thoại kinh tế song phương mới với Đài Loan và giải mật 'Sáu điều đảm bảo' an ninh đối với Đài Loan dưới thời Ronald Reagan. Các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, đây là một phần trong một loạt 'điều chỉnh lớn' đối với chính sách 'Một Trung Quốc' mà Mỹ thực hiện lâu nay.
Trên các diễn đàn quân sự của Đài Loan, luôn bàn luận sôi nổi về cách chống lại chủ trương thống nhất bằng vũ lực của Trung Quốc đại lục, như tấn công Bắc Kinh, đập Tam Hiệp và thậm chí cả các nhà máy điện hạt nhân...
Trong cuộc tập trận của PLA ở ven biển Trung Quốc ngày 25/8, một máy bay trinh sát U-2 Mỹ đã đột nhập vào vùng cấm bay do PLA thiết lập, gây nên đôi co giữa giới quân sự hai nước...
Trong bối cảnh quan hệ Trung - Mỹ tiếp tục căng thẳng, quân đội Trung Quốc (PLA) mới đây đã liên tục công bố tin tức về các cuộc tập trận cùng lúc trên nhiều vùng biển. Các động thái quân sự mới có thể khiến Đài Loan phải chịu áp lực quân sự lớn hơn.
Giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung đang cực kỳ căng thẳng, liệu hai bên có xảy ra chiến tranh nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan đang là vấn đề được dư luận của cả Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan cũng như quốc tế quan tâm. Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 21/8 đã đăng bài 'Quan sát hai bên eo biển: Liệu Washington có vì Đài Loan mà gây chiến tranh với Bắc Kinh không?'.
Giữa lúc quan hệ Mỹ - Trung đang cực kỳ căng thẳng, liệu hai bên có xảy ra chiến tranh nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực đối với Đài Loan đang là vấn đề được dư luận của cả Mỹ, Trung Quốc và Đài Loan cũng như quốc tế quan tâm. Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 21/8 đã đăng bài 'Quan sát hai bên eo biển: Liệu Washington có vì Đài Loan mà gây chiến tranh với Bắc Kinh không?'.
Sau khi 'truy sát' TikTok và các ứng dụng khác của Trung Quốc, chính phủ của Tổng thống Trump lại coi các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ là 'cái gai trong mắt', yêu cầu các trường đại học Mỹ từ bỏ việc nắm giữ cổ phiếu Trung Quốc trong quỹ tài trợ nhà trường. Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ thiết lập chướng ngại vật nhân tạo, không phù hợp lợi ích của thị trường vốn hai nước.
Từ khi đại dịch COVID-19 từ Trung Quốc lây lan ra khắp thế giới, đã gây nên suy thoái kinh tế và thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu; bước đi của sáng liến 'Vành đai, Con đường' do ông Tập Cận Bình đề xuất cũng gặp trở ngại rất lớn.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein được cho là hiếm thấy khi công khai chỉ trích Trung Quốc tại Quốc hội nước này vào ngày 13/8. Ông thẳng thắn chỉ rõ, yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở luật pháp quốc tế và nhấn mạnh Malaysia sẽ không bao giờ thỏa hiệp trong vấn đề Biển Đông.
Quan hệ Trung-Mỹ hiện nay đang rất căng thẳng. Vào lúc quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm Đài Loan lần đầu kể từ năm 1979, tàu sân bay Mỹ đã xuất hiện ở Hoa Đông và máy bay tuần tra của Mỹ hoạt động xung quanh Trung Quốc, trong lúc Trung Quốc tập trận đánh chiếm đảo...
Truyền thông Mỹ tiết lộ, Trung Quốc đã thiết lập một loạt các nền tảng giám sát tại các khu vực của Biển Đông, có thể được sử dụng để theo dõi các hành động của Hải quân Mỹ. Báo Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể đang chuyển từ sự có mặt đơn thuần sang kiểm soát mọi nơi ở Biển Đông.
Trang tin Hoa ngữ Đa Chiều ngày 4/8 đã đăng bài 'Thời đại của máy bay thế hệ thứ sáu đã đến, Trung Quốc và Mỹ tranh giành quyền bá chủ trên không' của Trần Tôn Dật viết về cuộc chạy đua nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu trên thế giới, VietTimes xin chuyển ngữ để bạn đọc tham khảo. Quan điểm trong bài là của tác giả.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã bắt đầu thử nghiệm tàu ngầm hạt nhân 'Belgorod', con tàu mẹ mang theo 'Poseidon' - tàu ngầm không người lái đầu tiên hoạt động bằng động lực hạt nhân.
Tình hình biên giới Trung - Ấn lại nóng lên với những tuyên bố trái ngược nhau của hai bên về việc thực hiện thỏa thuận cách ly quân đội ở tuyến trước, Ấn Độ tuyên bố sẽ tăng thêm 35 ngàn quân ra biên giới và mua 35 tiêm kích hiện đại Rafale của Pháp.
Giới chỉ huy cấp cao quân đội Trung Quốc và Ấn Độ đã gặp nhau ngày 14/7 để đàm phán về tình hình biên giới. Phía Trung Quốc nhấn mạnh đã đạt tiến bộ tích cực, nhưng Ấn Độ lại khẳng định tình hình vẫn phức tạp do Trung Quốc không chịu nhượng bộ.
Tối muộn ngày 5/7, một máy bay chiến đấu phản lực không xác định của ai và không rõ kiểu loại đã bất ngờ ném bom căn cứ không quân Al-Watiya ở Libya gây thiệt hại nặng nề cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc tờ nhật báo của quân đội Trung Quốc đột nhiên đăng bài nhấn mạnh 'phải đốt lửa báo động sâu trong tư tưởng, duy trì sự cảnh giác cao độ', đã gây nên sự chú ý của dư luận...
Tình hình biên giới Trung-Ấn đã lâm vào một vòng căng thẳng mới kể từ đầu tháng 5 và Nhà Trắng ngày 1/7 đã tiết lộ quan điểm của Tổng thống Mỹ Donald Trump về cuộc xung đột này.
Chính phủ Ấn Độ gần đây đã quyết định cấm sử dụng 59 ứng dụng di động được phát triển bởi các công ty Trung Quốc như TikTok, WeChat và trình duyệt UC, khiến các công ty Trung Quốc thiệt hại nặng nề.
Cuộc đàm phán cấp chỉ huy quân đoàn Trung - Ấn ngày 30/6 không đạt bất cứ thỏa thuận gì. Hai bên tiếp tục đưa thêm quân và vũ khí trang bị hiện đại ra biên giới, gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang.
Ngày 25/6, Thượng viện Mỹ đã thông qua Luật tự trị Hồng Kông áp đặt trừng phạt đối với các quan chức, công ty và ngân hàng Trung Quốc; Bắc Kinh và Hồng Kông phản ứng quyết liệt.
Đối đầu căng thẳng Trung-Ấn tiếp tục leo thang, truyền thông Trung Quốc tiết lộ PLA đã điều thêm mấy ngàn quân trong vài giờ; quan chức cấp cao Ấn Độ đáp lại sẽ không nhượng bộ và có khả năng tiến hành đòn phủ đầu.
Tình hình biểu tình, bạo loạn sau cái chết của người đàn ông da đen George Floyd do cảnh sát sử dụng bạo lực vẫn tiếp tục lan rộng và ngày càng tồi tệ thêm. Bốn cựu Tổng thống Hoa Kỳ, gồm các ông Bill Clinton, G.Bush Junior, Barack Obama và Jimmy Carter đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về tình hình hiện nay.
Tình hình biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục căng thẳng; quân đội hai bên vẫn đối đầu nhau ở khu vực Ladakh. Để phá vỡ bế tắc, các nhà lãnh đạo của hai quân đội sẽ gặp lại nhau vào ngày 6/6, trong khi truyền thông Trung Quốc đưa tin quân đội tổ chức tập trận và đưa thêm nhiều vũ khí trang bị tới Tây Tạng.
Ngày 2/6 vừa qua, Philippines đã bất ngờ tuyên bố sẽ tiếp tục 'Hiệp định về thăm viếng' (VFA) ký với Mỹ, thay đổi hẳn lập trường trước đó. Lý do chính thức được Philippines đưa ra là 'do tình hình chính trị khu vực', nhưng giới quan sát cho rằng yếu tố Trung Quốc mới là lý do thực sự khiến Philippines thay đổi...
Cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ sắp diễn ra, chính phủ Donald Trump ngày 20/5 đã đệ trình lên Quốc hội Mỹ bản 'Báo cáo chiến lược của Hoa Kỳ đối với CHND Trung Hoa' dài 16 trang, tuyên bố sẽ công khai gây sức ép với Trung Quốc . Phía Trung Quốc đã lên tiếng đáp trả.
Trong lúc tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang hoành hành ở Ấn Độ và tái phát tại một số vùng Trung Quốc thì quan hệ giữa lực lượng quân đội hai nước ở vùng biên giới đột nhiên trở nên căng thẳng. Tuy nhiên, đụng độ giữa hai bên có thể sẽ vẫn như lâu nay: dùng nắm đấm và gạch đá thay cho súng đạn.
Viện sĩ Chung Nam Sơn, người đứng đầu nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc, đã thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với đài CNN ngày 16/5: chính quyền Vũ Hán đã cố ý che giấu tình hình dịch bệnh thật.
Ngày 11/5, Cục quản lý hàng hải Trung Quốc ra 'Thông báo về cuộc tập trận quân sự ở khu vực cảng Đường Sơn và Kinh Đường'. Theo đó, PLA sẽ tổ chức cuộc tập trận quân sự kéo dài 2 tháng rưỡi kể ngày 14/5 ở vịnh Bột Hải (Bohai). Một cuộc diễn tập lớn khác ở bắc Biển Đông cũng sẽ được tổ chức vào tháng 8 tới.
Giữa lúc xảy ra tranh chấp gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh dịch bệnh viêm phổi do virus Corona mới (COVID-19), mạng quân sự trực tuyến của Trung Quốc tiết lộ: ngày Chủ nhật, 10/5 Trung Quốc đã tiến hành bay thử nghiệm máy bay ném bom tàng hình H-20. Tuy nhiên PLA hiện chưa lên tiếng về thông tin này.
Trước sự hoành hành dữ dội của dịch bệnh COVID-19, nhiều quốc gia trên thế giới đã đóng cửa, đóng cửa các trường học, cấm người dân tụ tập và thậm chí phong tỏa các thành phố; nhưng cũng có những nhà lãnh đạo ở một số quốc gia không hề lo lắng, điển hình như Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Giữa lúc Trung Quốc và Mỹ liên tục tranh chấp về dịch bệnh COVID-19, phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc ngày 2/5 đã vận động ủng hộ Đài Loan gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên Twitter; Trung Quốc lập tức thể hiện bất bình và kịch liệt phản đối.