Không chỉ là vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm mà Huyền Quang Tôn giả còn là một nhà thơ lớn trên thi đàn dân tộc.
Ngày 25/2 (tức 16 tháng Giêng xuân Giáp Thìn) tại khu Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn, thành phố Chí Linh (tỉnh Hải Dương) đã diễn ra Lễ khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 và tưởng niệm 690 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334-2024); và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 'Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn' là bảo vật quốc gia.
Quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc là nơi gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam. Điểm nhấn của quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc chính là Đền Kiếp Bạc và Chùa Côn Sơn.
Ngày 6/2 (tức 16 tháng Giêng xuân Quý Mão) tại đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương) đã diễn ra Lễ khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2023 và tưởng niệm 689 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334-2023).
Cứ mỗi mùa lễ hội, nỗi lo bị chen lấn, bạo lực, giẫm đạp xin ấn, cướp lộc, 'chặt chém', ngắt hoa, bẻ cành, ăn xin bủa vây, ngộ độc thực phẩm, chứng kiến cảnh xẻ thịt thú rừng… khiến nhiều người chùn bước. Để thu hút khách thập phương, rút kinh nghiệm từ những năm trước, ban tổ chức một số lễ hội đã đưa ra kế hoạch nhằm 'trong lành' hóa lễ hội.
Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc với hàng trăm di tích nằm trải dài trên 8.000 ha (thuộc 8 xã, phường thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Nơi đây gắn liến với một giai đoạn lịch sử hào hùng của đất nước và cuộc đời, thân thế sự nghiệp của nhiều vị anh hùng dân tộc.