Trong khi nhiều lĩnh vực khác gặp nhiều khó khăn thì ngành rau quả đang có nhiều điều kiện thuận lợi, lợi thế cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu trong năm nay. Tuy nhiên, việc mở rộng thị trường này 'thắng hay thua', không để 'đánh rơi' hàng tỷ USD lại tùy thuộc nhiều vào năng lực của các doanh nghiệp Việt trong các khâu chất lượng, thương hiệu, chế biến, tiếp cận thị trường, cạnh tranh thương mại…
Tỉnh Gia Lai đã tận dụng các tiềm lực tại địa phương, hỗ trợ phát triển cây ăn quả cho hộ dân, doanh nghiệp, nhờ vậy thúc đẩy phát triển sản phẩm xuất khẩu để đem lại giá trị kinh tế cao.
DOVECO xác định vùng nguyên liệu là điểm khởi đầu để phát triển toàn bộ chuỗi cung ứng, xây dựng được vùng nguyên liệu sẽ giải quyết được các khâu tiếp theo trong chuỗi giá trị.
Chiều 7/11, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước CHDCND Lào tại Việt Nam Sẻng- Phết Hùng- Bun- Nhuông cùng phu nhân và Đoàn công tác đã đến thăm Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (thành phố Tam Điệp).
Việc tận dụng các chuỗi giá trị toàn cầu, Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia ký kết, đặc biệt là Hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA) mang đến cơ hội về tăng trưởng xuất khẩu cho doanh nghiệp (DN).
Ngày 15-7, Đoàn công tác Ban Kinh tế Trung ương do Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Văn Tiến làm Trưởng đoàn đến thăm Nhà máy Thabico Tiền Giang tại xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang.
Trong những tháng đầu năm nay, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Gia Lai có sự bứt phá mạnh mẽ cả về sản lượng lẫn giá trị với những mặt hàng chủ lực. Ngoài việc duy trì ưu thế tại các thị trường truyền thống, những cơ hội tích cực từ các hiệp định thương mại tự do đã mang lại nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu mới.
Công ty cổ phần Vật tư kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ (TSC) đã vượt qua những khó khăn dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021 với những kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Doanh nghiệp cũng đang bước vào giai đoạn mới với kỳ vọng tăng trưởng cao.
Ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho rằng: 'Khi các thách thức như: giá thành tôm nuôi, khả năng truy xuất nguồn gốc, diện tích nuôi tôm đạt chuẩn ASC… được cải thiện, thị phần tôm Việt ở thị trường Tây Âu không những sẽ tăng trưởng mạnh, bền vững mà còn vươn lên chiếm vị trí hàng đầu ở thị trường này'.
Trong 4 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh Gia Lai đạt hơn 48,4% kế hoạch, tăng 48% so cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, trái cây tăng mạnh, thị trường được mở rộng. Đây là tín hiệu tốt để kỳ vọng mức tăng trưởng khá trong năm nay.
Quý I/2022, xuất khẩu (XK) tôm sú sang thị trường EU tăng tới 107% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, XK tôm sú sống/tươi/đông lạnh tăng 117%.
Xuất khẩu tôm sú của Việt Nam sang EU đón nhận tin vui nhờ nhu cầu tăng và lợi thế cạnh tranh từ Hiệp định EVFTA.
Nhằm giới thiệu tới người tiêu dùng đặc sản của địa phương, Sở Công Thương Hà Tĩnh vừa tổ chức ra mắt sản phẩm mực ăn liền Namaika tại Hà Nội.
Nhằm hỗ trợ đẩy mạnh bán hàng tại thị trường nội địa nói chung, thị trường Hà Nội nói riêng, đồng thời mở rộng xuất khẩu sang các thị trường trên thế giới, tối ngày 14/04, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Tĩnh tổ chức ra mắt 'Sản phẩm mực ăn liền Namaika'.
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa vừa đến thăm và làm việc với lãnh đạo nhà máy chế biến nông sản của Công ty cổ phần Công nghiệp thực phẩm Thabico Tiền Giang (tại ấp Hòa Thạnh, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo). Cùng đi với đoàn có Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Châu Thị Mỹ Phương.
Tờ Times of India đăng bài viết của Apoorva Gururaj, người sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn thực phẩm Foodio.fit, với nhận định về xu hướng của cuộc cách mạng công nghệ và thực phẩm năm 2022.
Theo các doanh nghiệp xuất khẩu tôm, mặc dù giá thành tôm nuôi của Việt Nam còn cao, chi phí vận chuyển lớn và một số nước sản xuất tôm lớn đã cải thiện được khâu chế biến nhưng nhìn chung, con tôm Việt Nam vẫn có lợi thế lớn trên thị trường, nhất là ở phân khúc thị trường cao cấp.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế trong những năm gần đây của tỉnh đã tạo những bước tiến mạnh mẽ, thu hút nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, thành phần kinh tế tư nhân, nhất là những dự án quy mô lớn, tầm nhìn dài hạn.
Từng sống tại Việt Nam, sau khi tốt nghiệp Đại học tại Nga, Anton Novoselov đã thử sức mình trong nhiều lĩnh vực nhưng hình ảnh Việt Nam thân thương và gần gũi cứ thôi thúc anh quay trở lại.
Xuất khẩu thủy sản năm 2021 về đích với kết quả ước tính gần 9 tỷ USD có thể được coi là kỳ tích trong bối cảnh hết sức khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; trong đó, xuất khẩu tôm đóng góp hơn 3,8 tỷ USD, chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu.
EU là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 0,36%. Vì vậy, đây là thị trường đầy tiềm năng cho Gia Lai nói riêng và Việt Nam nói chung.
Lãnh đạo Thủy sản Minh Phú cho rằng dịch bệnh khiến chuỗi cung ứng tôm gần như đứt gãy. Người nuôi tôm, nhà máy thủy sản và các nhà cung cấp liên quan đều thiệt hại lớn.