Bộ Năng lượng và Mỏ Algeria hôm 4/6 cho biết nước này sẽ duy trì mức giảm sản lượng dầu hiện tại là 48.000 thùng mỗi ngày cho đến cuối tháng 12/2024.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 18/5, tập đoàn dầu khí quốc gia Algeria Sonatrach đã công bố việc trao hợp đồng xây dựng một tổ hợp hóa dầu trị giá 1,5 tỷ USD cho Petrofac-HQC, một liên doanh giữa tập đoàn Petrofac của Anh và tập đoàn công trình Hoàn Cầu (HQC) của Trung Quốc.
Algeria và Italy ngày 23/1 đã nhất trí xây dựng một đường ống mới vận chuyển khí đốt và điện của Algeria tới châu Âu.
Ngày 14/12, Bộ trưởng Môi trường và Năng lượng tái tạo Algeria, bà Samia Moualfi đã kêu gọi thúc đẩy và phát triển nền kinh tế tuần hoàn bền vững ở quốc gia này.
Ngày 6/12, Bộ trưởng tài chính Algeria Brahim Djamel Kassali, khẳng định rằng doanh thu từ thuế dầu mỏ sẽ chiếm 41% tổng thu ngân sách nhà nước trong năm tài chính 2023.
Ngày 15/11, tập đoàn dầu khí quốc gia Sonatrach của Algeria đã ký hợp đồng cung cấp khí đốt cho Slovenia trong 3 năm, kể từ tháng 1/2023, thông qua một đường ống dẫn qua Italy.
Phóng viên TTXVN tại Algiers dẫn tuyên bố ngày 13/10 của Bộ Năng lượng và Khai mỏ Algeria cho biết Bộ trưởng Bộ này, ông Mohamed Arkab, đã thảo luận với Phó Thủ tướng Nga Alexsander Novak về tình hình hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng. Các cuộc thảo luận đã được tổ chức trong khuôn khổ sự kiện 'Tuần Năng lượng Nga' lần thứ 5, bắt đầu hôm 12/10 tại Moskva.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, ngày 10/10, Cao ủy phụ trách về năng lượng của Liên minh châu Âu (EU), bà Kadri Simson, khẳng định liên minh này sẵn sàng củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ đối tác năng lượng với Algeria, đồng thời nhấn mạnh Algiers vẫn là một nhà cung cấp quan trọng và đáng tin cậy.
Liệu sự cố rò rỉ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 và 2 vào ngày 27/9 có phải là 'yếu tố lớn để thay đổi cuộc chơi' trong ngành năng lượng toàn cầu? Ông Olivier Appert – Cố vấn của Trung tâm năng lượng và Khí hậu của Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) nhận định: Còn quá sớm để biết nguyên nhân gây ra những vụ rò rỉ này. Liệu các cuộc điều tra do các chính quyền Đan Mạch, Thụy Điển, Nga và Liên Hợp Quốc tiến hành có giúp xác định được ngọn nguồn của những lỗ rò rỉ này hay không?
Shell và Exxon bán liên doanh khí tự nhiên lớn nhất và lâu đời nhất châu Âu; Eni cam kết đầu tư mạnh vào thượng nguồn; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Nigeria thuê cựu phiến quân chống trộm dầu… là những tin tức nổi bật của các tập đoàn năng lượng quốc tế tuần qua.
Vài tháng nay, công ty dầu khí BP (Anh) đã thực hiện một chương trình rộng lớn nhằm hạn chế lượng khí thải carbon trong hoạt động khai thác dầu khí của họ trên khắp thế giới. Chương trình này nằm trong khuôn khổ tuân thủ các cam kết về khí hậu của BP.
Ngày 7/9, Tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ ENI của Italy thông báo đã mua lại hoạt động kinh doanh của Tập đoàn dầu khí BP (Anh) tại Algeria.
Một dự án đường ống dẫn khí đốt lớn ở châu Phi vốn bất động trong thời gian dài, đã nhận được sự quan tâm nhiều hơn trong những tháng gần đây khi giá khí đốt leo thang do xung đột Nga - Ukraine.
Ngày 25/7, Tập đoàn dầu khí quốc gia Algeria Sonatrach đã công bố những phát hiện mỏ dầu khí mới ở phần lãnh thổ sa mạc Sahara của nước này, trong đó bao gồm một phát hiện khi phối hợp với Tập đoàn năng lượng quốc gia Italy ENI.
Ngày 30/6, Tây Ban Nha đã lên tiếng cáo buộc Algeria ngăn chặn hầu như tất cả các hoạt động thương mại song phương, ngoại trừ xuất khẩu khí đốt, sau một tranh cãi ngoại giao gay gắt liên quan đến vấn đề Tây Sahara.
Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Algeria Mohamed Arkab, hôm 5/5 cho biết sản lượng dầu của quốc gia này sẽ được tăng thêm khoảng 11.000 thùng/ngày vào tháng 6/2022.
Chính phủ Italy muốn bảo vệ người dân và doanh nghiệp khỏi hậu quả của cuộc xung đột và Rome sẵn sàng làm việc với Algeria để phát triển năng lượng tái tạo và hydro xanh.
Hai tập đoàn dầu khí Sonatrach của Algeria và Eni của Italy đã trao đổi về việc nguồn cung cấp khí đốt cho Italy và xem xét các sáng kiến để tăng nguồn cung cấp khí đốt cho quốc gia châu Âu.
Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Algeria Mohamed Arkab cho biết, Algeria sẽ tăng sản lượng lên trên 1 triệu thùng mỗi ngày, tương đương mức tăng 10.000 thùng/ngày từ tháng 4/2022.
Theo phóng viên TTXVN tại Algeria, ngày 27/2, Giám đốc điều hành của Sonatrach, công ty năng lượng quốc gia Algeria, ông Toufik Hakkar cho biết nước này sẵn sàng cung cấp thêm khí đốt cho châu Âu trong bối cảnh mặt hàng này thiếu hụt do căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.
Ngày 3/1, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí quốc gia Algeria (Sonatrach), Toufik Hakkar, cho biết doanh thu của tập đoàn năm 2021 tăng 70% so với năm 2020, nhờ sự gia tăng xuất khẩu dầu khí.
Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune vừa yêu cầu Công ty Năng lượng quốc gia Sonatrach ngừng xuất khẩu khí đốt sang Tây Ban Nha qua đường ống kết nối với Morocco do căng thẳng với Rabat.