55 năm về trước, ngày 02/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta và bạn bè quốc tế. Trước lúc ra đi, Bác để lại cho muôn đời sau bản Di chúc thiêng liêng, kết tinh trong đó là những điều cốt lõi về tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người.
Cách đây 55 năm, trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc thiêng liêng. Đến nay Di chúc của Người vẫn luôn là văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc, là ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay.
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử có giá trị thực tiễn và lý luận sâu sắc không chỉ đối với Việt Nam mà với cả thế giới. Nhà sử học người Anh John Callow đã đánh giá như vậy khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Anh nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ.
Năm 2024, tròn 113 năm người thanh niên Nguyễn Tất Thành lưu luyến chia tay người cha bên bờ biển Phan Thiết để vào bến Nhà Rồng và sau đó bắt đầu cuộc hành trình, 'tìm đường đi cho dân tộc theo đi'.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là con người có tầm vóc phổ quát, nhà cách mạng vĩ đại đấu tranh không biết mệt mỏi vì sự nghiệp tốt đẹp nhất của Việt Nam và nhân loại, một con người rất đỗi lớn lao nhưng cũng rất đỗi khiêm nhường.
Khó có thể hình dung sự nghiệp giải phóng dân tộc hay con đường độc lập của Việt Nam mà không có sự hiện diện và dấu ấn cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sử gia người Anh John Callow đã nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại London nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh nhật Bác (19/5/1890 – 19/5/2024).
Chiến thắng Điện Biên Phủ có giá trị lịch sử sâu sắc, mãi là một mốc son chói lọi trong lịch sử và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam anh hùng như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX…; đồng thời mang tầm vóc thời đại to lớn, là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn cầu, cổ vũ và góp phần quan trọng vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội của nhân loại.
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.
Gần 70 năm đã trôi qua nhưng tầm vóc vĩ đại và ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn là nguồn cổ vũ lớn lao cho nhân dân ta và các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Tinh thần đoàn kết, tự lực, tự cường, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ đến nay vẫn khiến nhiều bạn bè và các học giả quốc tế ngưỡng mộ.
Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã đến nhiều nơi trên thế giới, cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Boston, Mỹ, đáp tàu biển đi London, Anh quốc, nơi mà trước đó Karl Marx, Friedrich Angels và V. I. Lenine đã từng sống và làm việc.
Nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023), phóng viên TTXVN tại London đã trò chuyện với nhà sử học Anh John Callow về hành trình tìm đường cứu nước và tư tưởng vĩ đại của Người, cũng như những phẩm chất làm nên vị lãnh tụ xuất chúng của Việt Nam.
Trên hành trình đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã đến nhiều nơi trên thế giới. Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành rời Boston, Mỹ, đáp tàu biển đi London, Anh quốc, nơi mà trước đó Karl Marx, Friedrich Engels và V. I. Lenin đã từng sống và làm việc.
Thủ đô London của Vương quốc Anh luôn được xem là một trong những kinh đô phồn hoa bậc nhất của thế giới, với nhịp sống năng động và hiện đại. Nhưng xen lẫn với với vẻ nhộn nhịp, náo nhiệt, không khó để bắt gặp những tấm biển xanh nhỏ được gắn trang trọng trên tường của những tòa nhà cổ kính, lưu dấu những nhân vật lịch sử đã từng sinh sống và làm việc tại đây.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, cùng với những hoạt động thực tiễn phong phú, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc (tức Chủ tịch Hồ Chí Minh sau này), đã chủ động, độc lập, tích cực học tập và nghiên cứu lý luận. Hoạt động học tập lý luận của Người tập trung chủ yếu từ khi đến Anh (năm 1913). Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Nhân kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 – 19-5-2020), Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình cầu truyền hình 'Hồ Chí Minh – Sáng ngời ý chí Việt Nam', nối năm địa phương trong cả nước từng lưu dấu ấn của Người gồm Hà Nội, Tuyên Quang, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp.