Thời gian gần đây, tình hình sạt lở tiếp tục xảy ra ở khu vực xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo) và xã Tân Phong (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Nhiều điểm sạt lở rất nghiêm trọng, đe dọa đến đời sống, sản xuất của người dân. Trước tình hình trên, người dân kiến nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ đầu tư tuyến kè kiên cố để phòng, chống sạt lở.
Bộ GTVT vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri Tiền Giang về việc nâng cấp tuyến bờ kè kênh Chợ Gạo.
Với bề dày lịch sử 345 năm, cùng với xu hướng phát triển mới, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đang đứng trước nhiều cơ hội. Song, 'kịch bản' phát triển Mỹ Tho theo hướng nào là điều cần được thảo luận, tính toán và dựa trên những lợi thế hiện hữu. Hướng đến trung tâm tổng hợp, chuyên ngành cũng là một trong những tiếp cận đang được ưu tiên lựa chọn đối với đô thị có bề dày lịch sử này.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Tiền Giang do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến theo Công văn 1611/BDN ngày 21-11-2023, nội dung kiến nghị như sau:Nội dung kiến nghị:Cử tri phản ánh, hiện nay tình hình mưa bão kéo dài, triều cường lên cao, sạt lở, xói mòn và ngập lụt gây khó khăn cho bà con trong khu vực xã Xuân Đông, dọc sông Tiền (khoảng 5 km) và dọc kinh Chợ Gạo (khoảng 8 km), đoạn từ đầu vàm Kỳ Hôn và Hòa Định đến huyện lộ 24. Đề nghị Bộ nghiên cứu đầu tư xây dựng bờ kè chống sạt lở và làm đường giao thông trên bờ kè này.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:Để ứng phó với các loại hình thiên tai như triều cường, ngập lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển,... ngày càng có diễn biến phức tạp tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó có tỉnh Tiền Giang, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ đầu tư các công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai có tính kết nối vùng, có nhiệm vụ ngăn mặn, giữ ngọt và kiểm soát lũ, giảm thiểu sạt lở bờ sông.
Dự án 'Bố trí ổn định dân cư khẩn cấp khu vực sạt lở nguy hiểm vàm Kỳ Hôn, xã Xuân Đông, Chợ Gạo' có tổng vốn đầu tư hơn 43,6 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách TW 30 tỷ đồng, còn lại từ địa phương.
Bộ GTVT vừa phê duyệt dự án 'Phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam', với tổng mức đầu tư gần 3.900 tỷ đồng, nhằm nạo vét, khơi thông vận tải thủy phía Nam.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Ban Quản lý dự án), sau thời gian tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công, đến nay, công trình bố trí ổn định dân cư khẩn cấp khu vực sạt lở nguy hiểm xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo) và xã Tân Phong (huyện Cai Lậy) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Cù lao Tân Phong (xã Tân Phong, huyện Cai Lậy) và xã Xuân Đông (huyện Chợ Gạo) đang xảy ra nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng, đe dọa đến đời sống, sản xuất của người dân. Người dân nơi đây đang mong chờ được chính quyền đầu tư công trình kè chống sạt lở để được an cư.
Kênh Chợ Gạo do thực dân Pháp đào từ những năm đầu thế kỷ XX, là tuyến đường thủy huyết mạch, ngắn nhất từ miền Tây đi TP.HCM và ngược lại.
Từ 8/6, ngã ba sông Tiền – rạch Kỳ Hôn bắt đầu hạn chế giao thông thủy dài ngày để phục vụ thi công kè, tàu thuyền lưu thông qua đây cần lưu ý.
BÀI 1: Nhất cận thị, nhị cận giang…
Công trình cầu Chợ Gạo thuộc Dự án đường dọc sông Tiền có tổng mức đầu tư hơn 3.262 tỷ đồng bước vào giai đoạn thi công; người điều khiển tàu thuyền lưu thông tuyến rạch Kỳ Hôn, kênh Chợ Gạo cần lưu ý.
Do có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình sạt lở trên địa bàn tỉnh Tiền Giang diễn biến phức tạp.
Bến phà Xuân Đông - đưa khách từ TP. Mỹ Tho ngang rạch Kỳ Hôn sang xã Xuân Đông đến khu vực Gò Công, tỉnh Tiền Giang và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre là tuyến giao thông quan trọng. Nhu cầu lưu thông qua lại rất cao, nhất là các ngày lễ tết, ngày rằm thì nhu cầu đi lại tăng đột biến.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã nỗ lực vượt khó và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Kết quả trên là cơ sở để huyện triển khai những kế hoạch phát triển lớn hơn, dài hơn nhằm xây dựng quê hương ngày càng phát triển bền vững.
Từ TP. Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) xuôi dòng sông Tiền chừng 9 km tới một ngã ba sông rộng lớn, rẽ trái là vào một địa danh nổi tiếng của vùng sông nước miền Tây: Vàm Kỳ Hôn. Đi suốt rạch Kỳ Hôn dài khoảng 7 km sẽ nối vào kinh Chợ Gạo, đổ nước ra sông Tra, rồi sông Vàm Cỏ Đông của tỉnh Long An. Nói ngược lại, vàm Kỳ Hôn ở cuối kinh Chợ Gạo, từ hướng Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) xuống, tới đây rẽ trái đi tỉnh Bến Tre hoặc ra cửa biển; còn quẹo phải là về TP. Mỹ Tho, lên miệt thượng lưu sông Tiền.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 100 trục kênh cấp 1, dài 6.500km cùng hơn 36.000km kênh cấp 2, 3. Bình quân mỗi kilômét vuông ở miền Tây có khoảng 1,4km kênh đào. Từ một vùng hoang hóa kém phát triển, trong vòng 200 năm (từ năm 1700 đến 1930), nơi này có trên 40 kênh đào lớn, nhỏ do triều đình phong kiến lẫn người Pháp thi công. Các kênh này có vai trò quan trọng là thông thương, đưa nước ngọt vào đồng ruộng để nâng cao năng suất mùa vụ. Chúng tôi đã có chuyến hành trình dọc theo những dòng kênh lịch sử, từ Bảo Định, kênh đào đầu tiên thời phong kiến ở miền Nam, đến những dòng kênh có vai trò 'thủy lộ' như Vĩnh Tế, Xà No, Chợ Gạo, Dương Văn Dương để kể lại câu chuyện khai hoang, trị thủy của bậc tiền nhân hàng trăm năm trước.
Là kiến trúc sư với bộn bề công việc, nhưng có tâm hồn yêu thơ, nên Lê Quang Vui (hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang) vẫn miệt mài sáng tác. Tính đến nay, ông đã cho ra đời gần 10 ngàn bài thơ; trong đó đã xuất bản 10 tập thơ, tự in và đóng thành tập gần 40 quyển.
Chợ Gạo là tuyến kênh kết nối vô cùng quan trọng giữa các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với TPHCM và Đông Nam bộ. Tuy nhiên, tuyến kênh này đang chịu tác động rất lớn bởi sạt lở, bồi lắng nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị cần cấp bách nâng cấp kênh Chợ Gạo.
Việc đầu tư nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ, đường sắt qua tuyến đường thủy quốc gia trọng điểm khu vực phía Nam là rất cần thiết.
Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp tuyến kênh Chợ Gạo (giai đoạn 2) được Bộ GTVT phê duyệt có tổng mức đầu tư 1.336 tỉ đồng.
Dự án giai đoạn II có tổng mức đầu tư 1.336 tỷ đồng nhằm nâng cấp luồng đường thủy qua kênh Chợ Gạo đạt cấp kỹ thuật II.
Hiện nay, nhìn chung, tình hình trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đảm bảo ổn định, an toàn, thông suốt, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động đi lại của người dân tỉnh nhà nói riêng và khu vực nói chung. Tuy nhiên, ý thức tự giác chấp hành Luật Giao thông đường thủy nội địa của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, vi phạm TTATGT đường thủy vẫn còn diễn ra, nhất là hành vi chở hàng quá vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.