Nghìn tấn rác đổ giữa rừng Hòa Bình đã được lãnh đạo tỉnh đồng ý

Sở TN&MT tỉnh Hòa Bình có văn bản phản hồi về thực trạng rác thải sinh hoạt 'bủa vây' thành phố trong suốt hai năm qua mà báo VietNamNet phản ánh.

Hòa Bình: Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy vào cuộc vụ đổ rác giữa rừng

Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Hòa Bình đã vào cuộc, kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc chậm xử lý, giải quyết vụ nghìn tấn rác đổ giữa rừng.

UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình vào cuộc vụ nghìn tấn rác đổ giữa rừng

UBKT Tỉnh ủy Hòa Bình vào cuộc, kiểm tra, xác định rõ nguyên nhân dẫn đến việc chậm xử lý, giải quyết vụ nghìn tấn rác đổ giữa rừng.

Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

Chiều 18/10, Ban Chỉ đạo đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp (K, CCN) tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng, triển khai nhiệm vụ, giải pháp 3 tháng cuối năm 2022; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng các K, CCN. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp

Phát triển các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) để thu hút đầu tư sẽ góp phần tích cực giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo an sinh và phát triển KT-XH của tỉnh. Chính vì vậy, vấn đề này được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo với chủ trương phát triển các K,CCN phải đặt trong tổng thể định hướng phát triển KT – XH của tỉnh, có tầm nhìn dài hạn, lấy hiệu quả phát triển KT – XH và môi trường là mục tiêu cao nhất. Việc quy hoạch các K,CCN dựa trên lợi thế so sánh của tỉnh, của vùng, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội và kết cấu hạ tầng thuận lợi. Tỉnh đang nỗ lực thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là: Phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất các K,CCN chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 18% so với cùng kỳ năm trước

Từ đầu năm đến nay, ngành công nghiệp của tỉnh dần phục hồi và phát triển, nhiều lĩnh vực có mức tăng trưởng khá. Theo đó, trong 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 33.056 tỷ đồng, ước tăng 18% so với cùng kỳ.

6 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 25.630 tỷ đồng

Sáu tháng đầu năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 25.637 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tăng cường quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng tại các khu công nghiệp

Tỉnh Hòa Bình có 8 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận điều chỉnh, bổ sung vào Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam.

Chuẩn bị quỹ đất sạch phát triển hạ tầng công nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đặt mục tiêu phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội.

Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp Mông Hóa: Tập đoàn Phú Mỹ cam kết thực hiện dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng

Khu công nghiệp (KCN) Mông Hóa được quy hoạch nằm ở vị trí thuận lợi để thu hút đầu tư (THĐT), tiếp giáp với các trục giao thông quan trọng là đường Hòa Lạc - Hòa Bình, quốc lộ 6. Tuy vậy, trong quá trình triển khai đầu tư hạ tầng, thu hút nhà đầu tư (NĐT) thứ phát chưa hiệu quả. Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các ngành chức năng, chính quyền TP Hòa Bình đang tập trung giải quyết những tồn tại, vướng mắc, tạo điều kiện cho NĐT hạ tầng mới là Công ty CP Tập đoàn Phú Mỹ hoàn thiện các thủ tục triển khai dự án KCN Mông Hóa (KCN Bình Phú) bảo đảm tiến độ, chất lượng.

2 tháng, thu ngân sách Nhà nước tăng hơn 60% so với cùng kỳ

Năm 2022, dự toán thu NSNN của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao 3.897 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 6.410 tỷ đồng. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo (BCĐ) đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh, tính đến hết tháng 2, thu NSNN trên địa bàn ước đạt 1.094,8 tỷ đồng, bằng 17,1% dự toán HĐND tỉnh giao. Cụ thể, thu xuất, nhập khẩu ước 91,4 tỷ đồng, bằng 29% dự toán HĐND tỉnh; thu nội địa ước đạt 1.003,4 tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán HĐND tỉnh, trong đó thu từ thuế và phí (không tính tiền sử dụng đất) được 451,7 tỷ đồng, thu tiền sử dụng đất 551,8 tỷ đồng.

Tháo gỡ rào cản, tạo chuyển động trong thu hút đầu tư

Bài 2 - Để Hòa Bình trở thành điểm đến sôi động, tin cậy của nhà đầu tư (HBĐT) - Quyết liệt chỉ đạo tháo gỡ rào cản trong thu hút đầu tư (THĐT), cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh (CTMTĐTKD) thông thoáng, minh bạch, thân thiện, trong đó đặc biệt quan tâm khắc phục hạn chế trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC); coi trọng xây dựng bộ máy chính quyền phục vụ, vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp (DN) và vì sự phát triển của tỉnh. Đó là phương châm hành động đã, đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện để Hòa Bình trở thành điểm đến sôi động, tin cậy của các nhà đầu tư (NĐT).

Bí thư Tỉnh ủy Ngô Văn Tuấn kiểm tra tình hình sản xuất Khu công nghiệp Mông Hóa

Chiều 16/2, đoàn công tác do đồng chí Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình sản xuất Khu công nghiệp (KCN) Mông Hóa, TP Hòa Bình. Cùng đi có đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành và TP Hòa Bình.

Xã Mông Hóa đa dạng ngành nghề sản xuất - kinh doanh

Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) có quốc lộ 6 và đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình đi qua, thuận lợi cho đi lại, giao thương hàng hóa. Trên địa bàn có khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch trên 200 ha, hiện đã có các doanh nghiệp đi vào hoạt động. Trong khi đó, lao động của địa phương dồi dào với lực lượng trẻ chiếm đa số, cung cấp nguồn lao động đáng kể cho KCN và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

HĐND tỉnh giám sát công tác quản lý việc xử lý rác thải trên địa bàn thành phố Hòa Bình

Ngày 10/9, đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trường đoàn đã có buổi giám sát công tác quản lý việc xử lý rác thải trên địa bàn TP Hòa Bình. Tham gia buổi giám sát còn có các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy và các sở, ngành.

7 tháng, thu ngân sách Nhà nước ước đạt trên 2.458 tỷ đồng

7 tháng qua, thực hiện nhiệm vụ thu NSNN trong điều kiện gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, ngành Thuế tiếp tục triển khai thực hiện chính sách của Chính phủ về gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, làm giảm một số khoản thu.

Thắt chặt hơn nữa phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở sản xuất - kinh doanh

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nguy cơ xâm nhập nguồn bệnh vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh là rất lớn, khi các tỉnh, thành phố giáp ranh với tỉnh những ngày gần đây phát hiện thêm nhiều ca bệnh, đặc biệt có những ca trong cộng đồng.

Khẩn trương khắc phục hạn chế trong phòng, chống dịch Covid-19 tại các doanh nghiệp

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, để chủ động phòng, chống dịch (PCD), đảm bảo an toàn sản xuất cho doanh nghiệp (DN), sức khỏe cho cộng đồng, Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 tỉnh đã ban hành Quyết định số 107/QĐ-BCĐ, ngày 2/6/2021 về thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành các quy định về công tác PCD Covid-19 tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh (SX-KD), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.

Kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH PNP Hà Nội, khu công nghiệp Mông Hóa

Chiều 24/6, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh, gồm: Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Sở Y tế, đại diện BCĐ phòng chống dịch (PCD) Covid-19 TP Hòa Bình đã kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định về PCD Covid-19 tại Công ty TNHH PNP Hà Nội, KCN Mông Hóa (TP Hòa Bình).

Kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico

Chiều 11/6, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh gồm: Sở Y tế, Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh, Công đoàn các KCN và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại Công ty TNHH MTV Quốc tế Narico (KCN Mông Hóa – TP Hòa Bình).

Tháng 5, thu ngân sách Nhà nước ước đạt 338 tỷ đồng

Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, trong tháng 5, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt 338 tỷ đồng, bằng 7% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2021 ước đạt 1.637,5 tỷ đồng, bằng 38% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ và 32% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh giao.

Ban Kinh tế - Ngân sách: Giám sát công tác đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp

Ngày 22/4, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh) do đồng chí Hoàng Đức Chính, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã giám sát công tác đầu tư phát triển hạ tầng và hoạt động của các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Tham gia đoàn có đồng chí Võ Ngọc Kiên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Công Thương, Sở KH&ĐT, Ban Quản lý (BQL) các KCN tỉnh.

Lối mở nào để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp xứng tầm?

Những năm gần đây, công nghiệp của tỉnh có sự bứt phá, quy mô sản xuất liên tục được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) bình quân đạt 16,4%. Số dự án đăng ký vào lĩnh vực này tăng đều qua các năm. Qua đó góp phần quan trọng tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng định hướng. Tuy nhiên, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đánh giá, công nghiệp của tỉnh phát triển chưa mạnh, chưa có nhiều dự án quy mô lớn, công nghệ cao. Do vậy, phát triển công nghiệp (PTCN) thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững, hiệu quả được xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để công nghiệp của tỉnh phát triển xứng tầm. Bài 1 - Thiếu ngành công nghiệp chủ lực đóng vai trò dẫn dắt

Ưu tiên nguồn lực tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư

Để thúc đẩy công nghiệp phát triển, đóng vai trò động lực, tàu kéo nền kinh tế, những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp (K-CCN). Qua đó, bước đầu tạo ra môi trường về mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư hạ tầng, doanh nghiệp đầu tư thứ cấp, góp phần tăng năng lực sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH, thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Bàn giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp

Ngày 12/3, UBND tỉnh tổ chức họp, bàn về phương hướng, giải pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp (K,CCN) trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố.

Dự án nhà ở xã hội tại khu dân cư bắc Trần Hưng Đạo: Góp phần thay đổi bộ mặt đô thị trung tâm thành phố Hòa Bình

Dự án nhà ở xã hội tại khu dân cư bắc Trần Hưng Đạo (TP Hòa Bình) có tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng, với trên 760 căn hộ, do Công ty CP bất động sản Sao Vàng là chủ đầu tư. Dự án dự kiến hoàn thành trong quý II/2022 sẽ như một điểm nhấn, tạo động lực cho sự phát triển mạnh mẽ khu trung tâm hành chính của tỉnh trong tương lai.

Gỡ khó đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra nhiệm vụ: Phát triển công nghiệp thực sự trở thành động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả, làm động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển và thực hiện các mục tiêu xã hội, phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 54% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; diện tích đất các khu, cụm công nghiệp (CCN) chiếm khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm sớm đưa kinh tế của Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng một số khu, CCN còn nhiều vướng mắc và đang được Tỉnh ủy, UBND tỉnh quyết liệt chỉ đạo nhằm tháo gỡ khó khăn.

Kiểm tra, bàn giải pháp phát triển khu công nghiệp Mông Hóa, Yên Quang

Sáng 21/1, đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng đã tổ chức buổi làm việc, kiểm tra hiện trường, bàn việc phát triển 2 khu công nghiệp (KCN) Mông Hóa và Yên Quang (TP Hòa Bình).

Giải pháp có 1% diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp

Bài 2 - Làm tốt quy hoạch, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp bền vững (HBĐT) - Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII xác định: Phát triển công nghiệp (CN) là động lực của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững và hiệu quả… Ưu tiên phát triển hạ tầng CN, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp (KCN) đạt 80%, phấn đấu đến năm 2025, diện tích đất dành cho CN chiếm 1% tổng diện tích. Theo các ngành chức năng, để thực hiện mục tiêu nghị quyết, đặc biệt chú trọng các giải pháp về xây dựng, quản lý quy hoạch, cải thiện môi trường kinh doanh, lựa chọn những nhà đầu tư có năng lực để phát triển hạ tầng, cũng như triển khai các dự án đầu tư vào lĩnh vực CN, nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN, cụm công nghiệp (CCN).

Tăng cường công tác quản lý, phát triển các khu công nghiệp

6 tháng đầu năm 2020, các khu công nghiệp (KCN) tỉnh thu hút 2 dự án mới đầu tư, bằng 25% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 25% kế hoạch. Doanh thu các KCN đạt 7.960 tỷ đồng, tăng 21,75% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 53,07% kế hoạch. Giá trị xuất khẩu đạt 330 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 56,9% kế hoạch. Nộp ngân sách Nhà nước (NSNN) 88 tỷ đồng, giảm 15,8% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 44% kế hoạch.

Khó khăn thu hút đầu tư dự án phát triển hạ tầng các khu công nghiệp

Xác định đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) là nhiệm vụ quan trọng để thu hút đầu tư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ này. Ngày 26/5/2014, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 09 về đẩy mạnh phát triển các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 - 2020. Qua 5 năm thực hiện nghị quyết đã đạt được những kết quả nhất định. Các KCN của tỉnh có chuyển biến tích cực trong đầu tư hạ tầng, từ đó đã thu hút được các dự án đầu tư.

Phòng, chống dịch bệnh do virus Corona - chủ động, quyết liệt, không hoang mang

'Người dân thường xuyên rửa tay với xà phòng, lau chùi vật dụng bằng chất tẩy rửa thông thường…'. Những thông tin về cách phòng, chống dịch bệnh do chủng mới của virus Corona (nCoV) được phát thường xuyên 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối từ hệ thống loa của trạm y tế phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình). Ngoài ra, hệ thống loa của các tổ dân phố cũng phát đi các văn bản và biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Xe thông tin tuyên truyền lưu động của thành phố đến tận các xóm, tổ dân phố để truyền đi các thông điệp. Đây là một trong những biện pháp tuyên truyền mà TP Hòa Bình áp dụng để phòng, chống dịch bệnh nCoV.

Công nghiệp - động lực tăng trưởng và chuyển dịch kinh tế

Năm 2019, sản xuất công nghiệp của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Một số ngành công nghiệp chủ lực, công nghiệp có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân giai đoạn 2016 - 2019 đạt 10,2%/năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân đạt 16,46%. Cơ cấu kinh tế khối công nghiệp - xây dựng chiếm 50,02%. Đây là những con số 'biết nói' minh chứng vai trò động lực của ngành công nghiệp đóng góp cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Huyện Kỳ Sơn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của huyện Kỳ Sơn có sự phát triển ổn định. Công ty CP Sơn Thủy - doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm gỗ có nhà máy tại xóm Đễnh, xã Dân Hòa tiếp tục hoạt động hiệu quả, đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm và thu ngân sách cho địa phương. Ông Nguyễn Xuân Thủy, Giám đốc Công ty cho biết: Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào xây dựng nhà máy, trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng các sáng kiến kỹ thuật cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến từ gỗ, đáp ứng nhu cầu của đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Công ty luôn hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh, duy trì mức tăng trưởng ổn định và bền vững. Hàng năm, Công ty thực hiện doanh thu hàng trăm tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 20 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 200 lao động với thu nhập khoảng 5 triệu đồng/người/tháng. Nhiều năm nay, công ty đã liên kết với các hộ nông dân trong tỉnh thực hiện trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn. Bí thư Đảng ủy xã Dân Hòa Đinh Xuân Thao cho biết: Các cơ sở sản xuất CN-TTCN trên địa bàn xã đang đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội. Trong đó đã giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động của xã với thu nhập khá ổn định.