Theo thông tin từ Sở Xây dựng, hiện sở đang phối hợp với Ban Quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh và các ngành liên quan lập Nhiệm vụ và Đồ án Quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5.000 KCN chuyên ngành cơ khí (KCN Bắc Tân Uyên 1); thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN Bàu Bàng mở rộng với diện tích 1.000 ha.
6 tháng đầu năm 2024, Bình Dương thu hút hơn 824,6 triệu đô la Mỹ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Kết quả này cho thấy Bình Dương vẫn có nhiều lợi thế trong thu hút FDI bởi cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư.
Bình Dương là địa phương tiên phong thu hút đầu tư có chọn lọc. Để có được 'quyền' chủ động này, lãnh đạo, doanh nghiệp địa phương liên tục nâng cấp chất lượng các khu công nghiệp (KCN) cũng như cải thiện môi trường đầu tư.
Tập đoàn Sơn Hải đề xuất làm cao tốc Nha Trang - Đà Lạt, vốn hơn 25.000 tỷ đồng; Đề xuất trình Quốc hội duyệt cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo trị giá 13.952 tỷ đồng…
5 tháng đầu năm 2024, các khu công nghiệp (KCN) tại Bình Dương đã hút 525 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), tăng 75% so với cùng kỳ 2023. Nâng tổng vốn FDI vào các KCN trên địa bàn lên 29,7 tỷ USD.
Những dự án vốn FDI chất lượng đang lần lượt khởi công tại Khu công nghiệp (KCN) VSIP 3 một lần nữa khẳng định định hướng phát triển xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, bao trùm hơn của KCN VSIP 3 đang dần được hiện thực hóa. Hạ tầng VSIP 3 đang dần hoàn thiện, tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư công nghệ cao, hiện đại và thân thiện với môi trường.
Loạt dự án khởi động giúp thị trường bất động sản Bình Dương dần ấm lên khi ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Chiều 15-1, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã tiếp và làm việc với Tập đoàn Heraeus (CHLB Đức) do Tiến sĩ Peter Reimer, quản lý cao cấp mảng y tế, thành viên hội đồng quản trị tập đoàn làm trường đoàn.
Sáng 9-1, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Jesper Hassellund Mikkelsen, Phó Chủ tịch Cấp cao, phụ trách hoạt động sản xuất của Tập đoàn LEGO tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương; ông Preben Elnef, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc LEGO Manufacturing Việt Nam và các thành viên trong đoàn công tác.
Đây là khu công nghiệp thế hệ thứ 3 tại Bình Dương, sẽ ưu tiên các loại hình công nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế xanh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường...
Dữ liệu cho thấy tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp trên cả nước tiếp tục duy trì ở mức cao từ trên 80% - 91% và giá thuê đất công nghiệp đã tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái, có nơi đạt mức 200 USD/m2/chu kỳ thuê.
Chiếm tới 95% trong cơ cấu lợi nhuận gộp quý III/2023, mảng cho thuê đất và phí sử dụng hạ tầng khu công nghiệp của Cao su Phước Hòa đang cho thấy hiệu quả trong việc chuyển đổi các mảng kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh, 9 tháng năm 2023, với nhiều giải pháp hỗ trợ tích cực của tỉnh, sự nỗ lực vượt qua khó khăn, cộng đồng doanh nghiệp trong các KCN đã ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm tại địa phương.
Sản xuất công nghiệp của tỉnh Bình Dương trong tháng 8/2023 tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đạt kết quả khá. Đây là những dấu hiệu tích cực giúp Bình Dương tiếp tục giữ vững sự phát triển kinh tế xã hội.
Vấn đề thiếu quỹ đất khu công nghiệp tại một số tỉnh thành Đông Nam bộ là rào cản khiến nhiều nhà đầu tư nước ngoài chùn bước. Do đó, nhiều địa phương như Đồng Nai, Bình Dương, Tp.HCM đã rục rịch xây thêm loạt khu công nghiệp mới để lót ổ chào đón các 'đại bàng' Âu, Mỹ dừng chân.
Các công ty chứng khoán đã đưa ra những khuyến nghị gì cho cổ phiếu PHR, LPB và FPT trong phiên ngày 17/7?
Các doanh nghiệp đầu ngành như IDC, VGC, KBC và BCM đang sở hữu quỹ đất lớn nằm tại các khu vực kinh tế trọng điểm...được đánh giá là hưởng lợi lớn trong chiến lược Trung Quốc + 1.
Dòng vốn FDI trở lại mạnh mẽ cùng với tỷ lệ lấp đầy ổn định trên 80% là những cơ hội cho các doanh nghiệp sở hữu quỹ đất lớn tại các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là thị trường phía Bắc.
Mirae Asset đánh giá cao tiềm năng thu hút đầu tư của các doanh nghiệp đầu ngành như IDC, VGC, KBC và BCM, với quỹ đất lớn nằm tại các khu vực kinh tế trọng điểm.
Trong bối cảnh hiện tại, Agriseco nhấn mạnh nhà đầu tư cần phải xây dựng được cho mình chiến lược đầu tư phù hợp để bảo toàn vốn cũng như chọn lọc cơ hội trên thị trường.
Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP Group) vừa ký kết biên bản hợp tác với 9 tỉnh, thành phố để phát triển các khu công nghiệp (KCN) thông minh. Việc nhân rộng các KCN kiểu mẫu này cho thấy, dù khó khăn, nhiều địa phương vẫn nỗ lực thu hút vốn ngoại, 'dọn ổ đón đại bàng'.
Sau năm 2022 ghi nhận lợi nhuận đột biến từ đền bù dự án KCN VSIP 3, CTCP Cao su Phước Hòa (mã PHR- sàn HoSE) có thể báo cáo lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2023.
Chính quyền tỉnh Bình Dương tích cực đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực công nghiệp - dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt sau nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên.
Theo dự báo của Mirae Asset, nửa đầu năm nay, quá trình xúc tiến đầu tư có thể bị trì hoãn trong bối cảnh nền kinh tế chung chững lại. Mặt khác, Hải Phòng được dự báo sẽ đón dòng vốn đầu tư mới nhờ vị trí thuận lợi.
Hạ tầng được đầu tư rầm rộ và phát triển nhiều khu công nghiệp, Bến Cát Tân Uyên – Phú Giáo đang dần trở thành tam giác thu hút dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản lẫn khách hàng mua để ở trong bối cảnh mặt bằng giá đã điều chỉnh về mức 'hiếm có khó tìm' so với thời gian trước.
Mặc dù năm 2022 nền kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều biến động nhưng dòng vốn ngoại vẫn chảy mạnh vào Bình Dương.
CTCP Cao su Phước Hòa (mã PHR- sàn HoSE) ghi nhận doanh thu giảm 13,4% nhưng lợi nhuận vẫn tăng 149,4% trong quý cuối năm 2022.
Ngày 22-8 tại tỉnh Bình Dương, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng tín dụng tài trợ Dự án đầu tư xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 3 tại Bình Dương (VSIP 3 - Bình Dương).
Kỳ 1: Đòn bẩy từ khu công nghiệp
Trái ngược với không khí trầm lắng của nhiều khu vực khác, thời điểm này thị trường bất động sản Bình Dương đang nhận được sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Đây cũng là yếu tố giúp Bình Dương được đánh giá còn rất nhiều triển vọng phát triển.
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) phát triển là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Bình Dương đã thực hiện trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi DN vẫn đang trải qua khó khăn lớn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, sự hỗ trợ, đồng hành của tỉnh và các sở, ngành, địa phương chính là điểm tựa vững chắc, củng cố thêm niềm tin cho DN yên tâm gắn bó, phát triển.
Kỳ cuối: Khai thác lợi thế, tiềm năng để phát triển
Nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin vào nền kinh tế và môi trường đầu tư tại Việt Nam, nổi bật trong đó có tỉnh Bình Dương. Tỷ lệ đầu tư tăng cao với hơn 5 tỷ USD vốn FDI 'rót' vào nước ta trong 2 tháng đầu năm 2022 là tín hiệu tích cực. Điều quan trọng là cần sớm tháo gỡ những vướng mắc còn tồn đọng, tạo cơ chế đặc thù để giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng thực hiện các thủ tục để rót vốn đầu tư…