Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh đạt hơn 33,926 triệu USD

Tính từ đầu năm đến hết ngày 14/6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh đạt hơn 33,926 triệu USD bao gồm gồm hàng xuất nhập khẩu chính ngạch và hàng xuất khẩu của cư dân biên giới.

Tạo sức hút cho các khu kinh tế, khu công nghiệp

Để tăng sức hút mạnh mẽ cho các khu kinh tế (KKT), khu công nghiệp (KCN), thời gian qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp quan trọng, nhất là hoàn thiện cơ chế chính sách cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng với hệ thống giao thông, kỹ thuật, dịch vụ đồng bộ, hiện đại. Nhờ đó đến nay, nhiều KKT, KCN đã trở thành vùng động lực, trọng điểm thu hút đầu tư, đáp ứng yêu cầu phát triển.

Quảng Ninh: Triển khai các quy hoạch phân khu chức năng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Trên cơ sở điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến nay TP. Móng Cái đã lập, trình UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt 4/9 quy hoạch phân khu và đang tiếp tục triển khai 5 quy hoạch phân khu còn lại.

Phát triển logistics - Tạo lực đẩy cho tăng trưởng kinh tế

Những năm qua, Quảng Ninh đã luôn quan tâm phát triển dịch vụ logistics, phát huy tối đa điều kiện sẵn có và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Với sự quyết tâm và việc triển khai đồng bộ các giải pháp của tỉnh, cùng sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển KT-XH địa phương.

Thúc đẩy phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái

Nhằm thúc đẩy hoạt động XNK qua địa bàn, TP.Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho DN, đồng thời ưu tiên nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng, góp phần đưa KKT Cửa khẩu Móng Cái sớm trở thành trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, công nghiệp, cảng biển, logistics, dịch vụ tổng hợp của tỉnh và Vùng kinh tế trọng điểm.

Phát triển khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái thành trọng điểm quốc gia

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký nhấn mạnh đến mục tiêu TP Móng Cái cần tập trung thực hiện là phát triển Khu kinh tế (KKT) Cửa khẩu Móng Cái thành KKT Cửa khẩu trọng điểm quốc gia.

Phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái thành khu kinh tế trọng điểm quốc gia

TP Móng Cái cần tập trung phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái thành khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, trung tâm kinh tế thương mại cửa khẩu, dịch vụ tổng hợp của Quảng Ninh và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Để công nghiệp trở thành mũi nhọn nền kinh tế

Kết thúc năm 2023, tổng vốn thu hút đầu tư vào Quảng Ninh đạt gần 5 tỷ USD, trong đó thu hút FDI đạt trên 3,1 tỷ USD, chủ yếu lĩnh vực chế biến, chế tạo (CBCT). Có thể thấy, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã từng bước khẳng định vai trò động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Để tiếp tục khơi thông dòng chảy phát triển này, Quảng Ninh đang dành sự ưu tiên, xây dựng đồng bộ các KCN.

Huyện Hải Hà - điểm sáng tiên phong trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh hiện là một trong những địa phương đi đầu, điển hình trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh. Từ một địa phương thuần nông, đến nay Hải Hà đã trở thành huyện nông thôn mới với cơ cấu kinh tế công nghiệp, dịch vụ và đang hướng tới một trung tâm công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ cảng biển, logistics tuyến phía Đông của tỉnh Quảng Ninh.

Nâng cao năng lực hội nhập quốc tế

Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW (ngày 10-4-2013) của Bộ Chính trị 'Về hội nhập quốc tế', tỉnh Quảng Ninh đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực hội nhập quốc tế, trở thành tỉnh tiên phong trong kết nối hợp tác, phát triển với khu vực và đối tác nước ngoài.

Quảng Ninh: 10 sự kiện tiêu biểu của năm 2023

Nhìn lại một năm 2023, tỉnh Quảng Ninh có bước đột phá trong cả phát triển kinh tế, thu hút vốn FDI cũng như nâng cao đời sống người dân, hoàn thành nhiều mục tiêu đề ra trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của vùng đồng bằng Bắc Bộ.

10 sự kiện tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh năm 2023

Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, chủ đề công tác năm 'Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân' đề ra, giữ vững đà cải cách đổi mới sáng tạo vì hạnh phúc nhân dân.

Phát triển bền vững từ 3 đột phá chiến lược

Năm 2023, Quảng Ninh tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện 3 đột phá chiến lược (hoàn thiện hạ tầng, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực). Đó là động lực quan trọng để Quảng Ninh tiếp tục bứt phá trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Quảng Ninh lập những kỳ tích phát triển mới

Năm 2023, Quảng Ninh chủ động vượt qua khó khăn, thử thách, tiếp tục lập nên kỳ tích 9 năm liên tiếp tăng trưởng trên 2 con số (2015-2023). Đây cũng là năm thành công nhất của tỉnh trong thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với con số kỷ lục ước đạt 3,1 tỷ USD; năm bứt phá trong phát triển văn hóa, xã hội, con người Quảng Ninh trên nhiều lĩnh vực.

Tạo đà bứt phá giai đoạn mới

Từ sự chỉ đạo quyết liệt, định hướng rõ nét của tỉnh với những mục tiêu cụ thể, chủ đề công tác năm 2023 của tỉnh 'Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và chất lượng đời sống nhân dân' đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Đây là tiền đề, động lực mới của tỉnh trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm cho người dân; tạo đà phát triển bứt phá bền vững về kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm nay và những năm tiếp theo.

Nguồn lực đặc biệt phát triển hạ tầng kinh tế xã hội miền núi hải đảo Quảng Ninh

Để nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, thu hẹp chênh lệch vùng miền, năm 2023 Quảng Ninh triển khai 101 dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu do ngân sách tỉnh hỗ trợ đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội ở vùng nông thôn, miền núi.

Diện mạo mới từ những công trình động lực

Từ nguồn lực của tỉnh, thời gian qua nhiều công trình, dự án tầm cỡ, quy mô lớn được xây dựng, hoàn thiện, đưa vào sử dụng, đáp ứng yêu cầu của người dân. Qua đó góp phần phát triển hệ thống đô thị tỉnh bền vững theo hướng hiện đại, xanh, văn minh. Đồng thời kiên trì thực hiện mô hình tổ chức không gian phát triển 'một tâm, hai tuyến đa chiều, hai mũi đột phá, ba vùng động lực', Quảng Ninh hướng tới trở thành thành phố trực thuộc trung ương.