Giữ nghề truyền thống

Nghề làm lờ, lọp ở huyện Trần Văn Thời được hình thành từ rất lâu. Theo thời gian, số hộ làm nghề ngày một ít đi và đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, hiện tại một số người vẫn quyết tâm duy trì, với mong muốn giữ nghề truyền thống ông cha đã để lại và tiếp tục lưu truyền cho các thế hệ con cháu sau này.

Tập trung sản xuất lúa đông xuân

Những ngày này, nông dân trong tỉnh đang tập trung sản xuất vụ lúa đông xuân 2024-2025. Ðây là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, bởi ngoài thời tiết thuận lợi, lúa đạt năng suất thì giá lúa cũng cao hơn so với vụ hè thu.

Khởi nghiệp nhỏ, cảm hứng lớn

Mỗi người một hoàn cảnh, một công việc nhưng điểm chung của các chị, các bà chính là bản lĩnh khi chấp nhận bước ra khỏi vòng an toàn của người nội trợ để tìm cơ hội, hướng đi phù hợp với bản thân. Có thể nói, chỉ có sự mạnh dạn mới giúp phụ nữ thay đổi, đây cũng là ý kiến đồng tình của đa số chị em trong hành trình lập thân, lập nghiệp.

Hết lòng vì công tác thiện nguyện

Dành nhiều tâm huyết và sức lực cho công tác hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam (NNCÐDC) và gia đình của họ, ông Ðặng Văn Mỹ, Chủ tịch Hội NNCÐDC/Dioxin tỉnh, không chỉ thực hiện những hoạt động thiện nguyện như gây quỹ, hỗ trợ, mà còn tích cực lan tỏa tinh thần nhân đạo trong cộng đồng.

Nan giải bài toán 'ngọt hóa' - Bài cuối: Cấp thiết nhu cầu quy hoạch

'Chúng ta đang đối mặt những thách thức khách quan lẫn chủ quan. Ðây là vùng đất sản xuất phụ thuộc nước trời; trong 10 năm trở lại đây, có sự biến động bất thường của thời tiết, 3 lần hạn hán nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hệ lụy sạt lở, sụt lún, ảnh hưởng nhiều công trình, sản xuất, đi lại trong vùng ngọt hóa. Mặc dù hệ thống thủy lợi với đê bao khép kín nhưng đã được đầu tư cách đây hơn 20 năm, nên việc điều tiết nước trước biến đổi khí hậu đã thay đổi. Do đó, chúng ta cần phải có tính toán, rà soát lại quy hoạch, khắc phục những tồn tại cũng như đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mới, để đảm bảo sản xuất vùng ngọt hóa', đó là nhận định, đề xuất của PGS.TS Tô Văn Thanh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, đối với vùng ngọt hóa tỉnh Cà Mau.

Nan giải bài toán 'ngọt hóa'Bài 1: Thách thức giữ ngọt

Cà Mau là tỉnh ven biển duy nhất có ba mặt giáp biển và cũng là tỉnh duy nhất trong khu vực không có nước ngọt bổ sung từ hệ thống sông Mê Kông. Năm 2002, UBND tỉnh Cà Mau quyết định phê duyệt quy hoạch vùng Bắc Cà Mau là vùng ngọt hóa. Vùng này được chia làm 5 tiểu vùng, trong đó, Tiểu vùng III (thuộc huyện Trần Văn Thời) và phần lớn của Tiểu vùng II (huyện U Minh) hiện còn giữ được ngọt hóa.

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc - Chính sách có, khó khâu nào? - Bài 2: Góc nhìn thực tiễn

Ðồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại Cà Mau sống tập trung nhiều tại khu vực nông thôn, với hơn 9 ngàn hộ, chiếm trên 76% tổng số hộ DTTS của tỉnh. Phần lớn địa bàn mà đồng bào DTTS sinh sống thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động đồng bào DTTS tại địa phương trong thực tế vẫn còn là bài toán với nhiều biến số.

Chủ động hơn khi mưa bão kéo dài

Theo dự báo, từ nay đến tháng 11, trên biển Ðông có khả năng xuất hiện từ 5-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới (ATNÐ), trong đó có khoảng 3-4 cơn đổ bộ vào đất liền và tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Cùng với đó, dự báo đỉnh triều ở mức cao hơn nhiều so với trung bình nhiều năm. Sự kết hợp của 2 hiện tượng thời tiết này sẽ tạo ra nguy cơ gây ngập úng, sạt lở, ảnh hưởng đến sản xuất, tài sản của người dân và Nhà nước, nhất là ở các vùng trũng.

Giữ thương hiệu khô cá bổi U Minh

Theo báo cáo nhanh từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay, toàn tỉnh có gần 300 ha nuôi cá bổi thâm canh. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các xã: Trần Hợi, Khánh Hưng, Khánh Bình, Khánh Bình Ðông của huyện Trần Văn Thời, với diện tích 143,3 ha, 495 hộ nuôi; diện tích còn lại thuộc huyện U Minh. Ngoài trồng lúa và hoa màu, nghề nuôi cá bổi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân ở hai huyện này.

Bình dị mà thân thương!

Nông thôn Cà Mau đang trong tiến trình đổi mới, song vẫn giữ được nét đẹp hồn quê. Khung cảnh thiên nhiên yên bình và những sinh hoạt thường nhật, bình dị, giản đơn như việc vui đùa của trẻ nhỏ, khoảnh khắc lao động của người quê gắn với bếp xưa, nghề cũ...

Thiêng liêng tình cảm với Bác Hồ

Dịp lễ Quốc khánh 2/9 hằng năm, ngoài việc vui tết độc lập, Chi bộ, Mặt trận, đoàn thể và bà con ở ấp Tham Trơi, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời còn tập trung nấu mâm cơm cúng Bác, nhằm thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với Bác Hồ kính yêu, người đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Gặt lúa chạy mưa

Vụ lúa hè thu của bà con nông dân vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời hiện đang vào mùa thu hoạch. Người dân khẩn trương gặt lúa chạy mưa, giảm tối đa thiệt hại. Ðể ứng phó với những đợt mưa dự báo sắp tới, người dân huy động nhiều máy móc, nhân lực để thu hoạch lúa, đồng thời nhiều thương lái đưa phương tiện như xe tải, ghe, xuồng đến tận nơi để thu mua lúa.

Mục tiêu 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao

Diện tích trồng lúa ở nước ta hiện nay khoảng 7,1 triệu héc-ta, riêng đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) khoảng 3,8 triệu héc-ta. Trước những thách thức lớn của ngành lúa gạo ÐBSCL trước tình trạng biến đổi khí hậu, Ðề án 'Phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ÐBSCL đến năm 2030' được coi là giải pháp phù hợp, khả thi, mở ra hướng đi bền vững cho ngành lúa gạo và gia tăng lợi nhuận cho người nông dân trồng lúa.

Hồi sinh nguồn lợi cá đồng

Với mục tiêu hồi sinh nguồn lợi cá đồng, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học công nghệ (Trung tâm), thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, đã xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá đồng tại tỉnh Cà Mau. Mô hình này được triển khai trong thời gian 36 tháng (bắt đầu từ tháng 12/2021-11/2024).

Cùng xoa dịu những nỗi đau

Chất độc da cam do Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Việt Nam đã để lại hậu quả nặng nề, không chỉ cho những người trực tiếp tiếp xúc mà còn cho thế hệ sau này.

Học và làm theo Bác để sống đẹp, sống có ích

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã trở thành cuộc sinh hoạt tư tưởng, chính trị và phong trào hành động cách mạng có sức lan tỏa sâu rộng trong toàn Ðảng, toàn hệ thống chính trị, toàn xã hội. Tại huyện Trần Văn Thời xuất hiện ngày càng nhiều gương điển hình trên mọi lĩnh vực, sống có lý tưởng, sống đẹp, sống có ích.

Phải bám sát phương án phòng, chống thiên tai

Tính từ đầu năm đến ngày 26/7, trên địa bàn huyện U Minh có 8 nhà dân bị sập hoàn toàn và 13 nhà khác bị tốc mái (tại Ấp 5 và Ấp 8, xã Khánh Hòa; Ấp 8, xã Khánh Tiến), thiệt hại tài sản hơn 1,2 tỷ đồng.

Chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất huyện Trần Văn Thời đang tập trung gieo mạ, tích cực rửa mặn, xổ phèn, cải tạo đất để chuẩn bị sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm.

Nhiều hoạt động hướng về người có công

Những ngày này, các đơn vị, địa phương khắp nơi trên địa bàn tỉnh đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về người có công - những người, những gia đình đã không tiếc máu xương mình hy sinh cho đất nước để có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc như hôm nay. Ðó cũng là những hành động thiết thực thay cho lời tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.

Bảo vệ cá non, chống khai thác tận diệt

Hiện đã vào mùa mưa, là thời kỳ sinh trưởng của các loài thủy sản nước ngọt, trong đó có cá đồng tự nhiên. Vì thế, huyện Trần Văn Thời chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác bảo vệ cá non, gắn với chống khai thác thủy sản theo kiểu hủy diệt và tận diệt.

Hoàn thiện hạ tầng, an toàn hơn trước thiên tai

Dưới tác động của biến đổi khí hậu (BÐKH), tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh những năm gần đây ngày càng phức tạp, khó lường. Bão, mưa lớn, triều cường, ngập lụt... đang gia tăng về cường độ, tần suất; xuất hiện ngày một nhiều hơn các đợt thiên tai cực đoan không theo quy luật. Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng, chống thiên tai (PCTT) cần được đầu tư hoàn thiện và đồng bộ hơn.

Chính sách dân tộc: Thực hiện đầy đủ, kịp thời

Huyện Trần Văn Thời có 2.340 hộ dân tộc thiểu số (DTTS), với 9.916 khẩu, chủ yếu là dân tộc Khmer. Thời gian qua, các chương trình, chính sách hỗ trợ của Ðảng, Nhà nước đối với đồng bào DTTS được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, từ đó đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao.

Sức sống mới sau đại hạn

Những ngày qua, tuy chỉ mới có mưa chuyển mùa nhưng cũng đã tưới mát 'rốn hạn' huyện Trần Văn Thời. Nơi đất khô kiệt đã thấy mầm xanh vươn chồi, sức sống mới đã trở lại, mang đến niềm vui và hy vọng.

Giá vật tư nông nghiệp lại tăng

Khởi đầu vụ lúa hè thu năm nay, ngoài ảnh hưởng về thời tiết, bà con nông dân còn đối mặt với nhiều khó khăn do giá vật tư nông nghiệp (VTNN) đầu vào vẫn ở mức cao, làm gia tăng chi phí đầu tư, giảm lợi nhuận sau thu hoạch.

Chủ động sản xuất vụ lúa hè thu

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu năm nay, huyện Trần Văn Thời xuống giống 28.954 ha. Ðến thời điểm này, nông dân trong huyện đã cày ải phơi đất được hơn 25.070 ha; với gần 3.870 ha còn lại, do mặt đất khô cứng, máy cày không hoạt động được, làm chậm tiến độ cày ải.

Phập phồng sợ thiếu nước

Những năm qua, công tác cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước sạch trong dân ngày càng cao, cần nguồn kinh phí đầu tư lớn, góp phần nâng chất lượng cuộc sống người dân vùng nông thôn. Ðây cũng là cơ sở để các địa phương thực hiện đạt chỉ tiêu tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch thuộc tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao.

Món ngon từ chuối ép khô

Nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời hình thành từ rất lâu, chủ yếu tập trung nhiều ở 2 xã: Trần Hợi và Khánh Hưng. Ðây cũng chính là các địa phương nổi tiếng sản xuất chuối ép khô ngon và lớn nhất tỉnh, xây dựng được sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Cực công nhưng thu nhập cao

Dù trong thời điểm mùa khô hạn, thiếu nước tưới nhưng nhiều hộ dân ở huyện Trần Văn Thời vẫn duy trì nghề trồng hoa màu. Hiện tại, giá các loại hoa màu tăng từ 20-50%, thậm chí một số loại được thương lái thu mua với giá gấp đôi so với trước nên bà con có thu nhập khá cao.

Vùng sâu khan hiếm nước ngọt

Mùa khô năm nay, tại các huyện: Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, không chỉ đối mặt với tình trạng hạn hán, sụt lún đất, xâm nhập mặn... mà còn phải cấp bách giải quyết bài toán thiếu nước ngọt sinh hoạt, phục vụ sản xuất của người dân nông thôn.

Chật vật trong khô hạn

Những dòng kênh khô nước phơi mình giữa nắng nóng, những bao lúa sau khi thu hoạch nối đuôi nhau theo từng chuyến xe máy ra bãi tập kết, thiếu nước ngọt, sạt lở nghiêm trọng... Ðó là hình ảnh tại xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời đang trong cao điểm mùa khô năm nay.

Ðâu khó, có thanh niên

Những ngày qua, tình trạng sụt lún, sạt lở, hạn hán xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh, gây khó khăn cho cuộc sống của người dân.

Không để người dân thiếu nước sinh hoạt

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tình hình hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh đang ở mức độ gay gắt và kéo dài. Ðiều này đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, nhất là vấn đề thiếu nước sinh hoạt. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh có hơn 3.740 hộ gia đình bị thiếu và không chủ động được nguồn nước dùng trong sinh hoạt.

Sản xuất thích ứng hạn mặn

Huyện Trần Văn Thời là địa phương có diện tích trồng màu và nuôi cá bổi lớn nhất của tỉnh Cà Mau. Trong mùa hạn mặn này, các xã: Trần Hợi, Khánh Bình Tây, Khánh Hưng, Khánh Bình Ðông, Khánh Bình Tây Bắc có hàng chục ngàn héc-ta trồng hoa màu và ao nuôi cá bổi.

Người nuôi cá bổi lo ngại trước vụ mới

Ngoài trồng lúa, hoa màu thì nuôi cá bổi là một trong những nghề mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con nông dân huyện Trần Văn Thời. Tuy nhiên, người nuôi cá bổi đang đối mặt với nhiều khó khăn và lo ngại khi bắt tay vào vụ nuôi mới.

Tết ấm no nhờ lúa thơm, tôm sạch

Ngồi đếm lại xấp tiền thương lái vừa thanh toán mua hơn 4 tấn lúa ST24, lão nông Phạm Việt Miền (ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời) không giấu được niềm phấn khởi khi trúng mùa, được giá vụ lúa trên đất nuôi tôm. Tết năm nay, không riêng gia đình lão nông Phạm Việt Miền mà hàng trăm hộ dân dọc tuyến lộ ấp Chống Mỹ đón cái Tết ấm no nhờ lúa thơm, tôm sạch.

Mạnh dạn đưa giống mới về địa phương

Với kinh nghiệm của bản thân và chịu khó tìm tòi, học hỏi qua các trang mạng xã hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Lưu Văn Hoàng, Ấp 12B, xã Khánh Bình Ðông mạnh dạn mua các giống cây mới có giá trị kinh tế cao đem về trồng tại địa phương và ông đã thành công với mô hình đa cây kết hợp.

Vùng ngọt vào vụ hoa màu

Hiện nay, nông dân ở các xã vùng ngọt hóa trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đang tập trung xuống giống vụ hoa màu.

Ấm tình đồng đội

'Những năm qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện không ngừng quan tâm, chăm lo, giúp đỡ hội viên nghèo về mọi mặt của đời sống, đặc biệt là hỗ trợ hội viên CCB nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở xây dựng nhà mới, qua đó nhằm giúp hội viên có được chỗ ở ổn định, vươn lên trong cuộc sống', ông Phạm Hoàng Dũng, Chủ tịch Hội CCB huyện U Minh, cho biết.

Mở rộng diện tích lúa - tôm

Do vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2022 vừa trúng mùa, vừa được giá nên vụ mùa năm nay, bà con nông dân các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời mở rộng diện tích lúa - tôm.

Xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Tại tỉnh Cà Mau, Dự án 'Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em' (Dự án 8) được triển khai tại 29 xã, thị trấn của 7 huyện (trừ TP Cà Mau và huyện Ngọc Hiển) nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em (PN&TE), thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS).

Giảm thiệt hại vụ hè thu

Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới, mưa, dông nhiều ngày qua làm cho hơn 500 ha sản xuất lúa hè thu của các xã: Khánh Bình, Khánh Bình Ðông, Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc... của huyện Trần Văn Thời bị ngập sâu trong nước, thiệt hại nặng cho nhiều hộ dân.

Niềm vui của đồng bào phật tử

Chùa Tam Hiệp tọa lạc tại xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, đang được đầu tư trùng tu, xây mới nhiều hạng mục công trình khang trang. Ðiều này mang đến niềm vui cho đông đảo phật tử không chỉ ở xã Trần Hợi mà còn ở các xã lân cận như Khánh Hưng, Khánh Bình Ðông; nhất là ở thời điểm hiện nay, đồng bào đang hướng về Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây 2023.