Luật hóa việc sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông giữ xe

Dự thảo Luật Đường bộ bổ sung quy định mới, đó là việc sử dụng tạm thời gầm cầu cạn để trông, giữ phương tiện giao thông. Đây là nội dung vừa được đại diện Bộ Giao thông vận tải thông tin tại Hội thảo 'Góp ý dự thảo Luật Đường bộ' do Viện nghiên cứu lập pháp phối hợp với Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức chiều 16/5.

Chủ nhiệm Ủy ban QPAN là Thứ trưởng Bộ Công an biệt phái, hàm cao nhất Thượng tướng

Chiều 08/5, Ủy ban Quốc phòng và An ninh họp phiên toàn thể, thẩm tra chính thức dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân nhằm chuẩn bị nội dung báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5.

Đề xuất nộp hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông trực tuyến

Chính phủ đề xuất bổ sung hình thức nộp hồ sơ trên môi trường điện tử đối với thủ tục đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông. Đây là nội dung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Giá thu hồi đất nông nghiệp còn quá thấp

Sáng 06/5, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội tiến hành tiếp xúc cử tri huyện Phúc Thọ trước Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội. Giá thu hồi đất nông nghiệp quá thấp là vấn đề cử tri kiến nghị trong quá trình sửa đổi Luật đất đai.

Đất xây trường bỏ hoang, nhà cao tầng thì bán

Đất quy hoạch để xây trường học thì bỏ hoang, trong khi đó nhà cao tầng xây để bán lại mọc lên san sát, gây sức ép rất lớn về hạ tầng giáo dục. Vấn đề trên đã được cử tri quận Hoàng Mai phản ánh với Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội và các vị đại biểu Quốc hội tại buổi tiếp xúc cử tri vào sáng 5/5.

Quảng Ngãi: Cần luật hóa nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, năm 2022, toàn tỉnh đã phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời 34 vụ thanh, thiếu niên tụ tập, đánh nhau, đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại các địa phương. Đóng góp vào thành tích đó, có sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố hay dân phòng.

Quảng Ngãi: Cần ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ An ninh trật tự ở cơ sở

Sáng 27/4, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Quảng Ngãi để phục vụ thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (Sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ An ninh trật tự ở cơ sở.

Quảng Ngãi: Kiến nghị quan tâm tới chế độ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở thôn, bản miền núi

Hôm 25/04, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức đoàn khảo sát thực tế và làm việc tại huyện miền núi Ba Tơ - huyện có diện tích lớn nhất, và còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Ngãi. Thực tế hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ An ninh trật tự ở cơ sở là vấn đề được đặt ra trong quá trình khảo sát phục vụ thẩm tra dự án Luật.

Vướng mắc về kết nối cơ sở dữ liệu gây phiền hà cho người dân

Ngày 24/4, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức đoàn khảo sát thực tế và làm việc với UBND tỉnh Quảng Nam và các cơ quan trên địa bàn để phục vụ thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ An ninh trật tự ở cơ sở. Qua khảo sát cho thấy, việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư còn là vấn đề vướng mắc ở địa phương.

Rà soát để tránh trùng dẫm các quy định về giao thông đường bộ

Hôm 10/04, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức Phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng nhằm thẩm tra đề nghị xây dựng và thẩm tra sơ bộ nội dung dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự án Luật Đường bộ. Đây là 2 dự án Luật đã được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Chính phủ đề nghị trình Dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Kỳ họp thứ 5

Theo thống kê trong Tờ trình của Chính phủ, từ năm 2009 đến tháng 1/2023, toàn quốc xảy ra hơn 379.000 vụ tai nạn giao thông. Trung bình hàng năm có gần 9 nghìn người chết, gần 30 nghìn người bị thương. Chính phủ đề nghị bổ sung dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ

Sáng 10/4, Ủy ban Quốc phòng và An ninh tổ chức Phiên họp Thường trực Ủy ban mở rộng nhằm thẩm tra đề nghị xây dựng và thẩm tra sơ bộ nội dung dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trung tướng Lê Tấn Tới - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh chủ trì phiên họp.

Việt kiều Campuchia về nước nhưng không tham gia giao thông được

Để phục vụ việc thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật Lực lượng tham gia bảo vệ An ninh trật tự ở cơ sở, ngày 3/4, UB QP-AN của Quốc hội tổ chức Đoàn khảo sát thực tế tại huyện Đức Hòa và làm việc với UBND tỉnh Long An. Vấn đề mới trong dự thảo Luật là quy định cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt đang sinh sống ở Việt Nam nhưng chưa xác định được quốc tịch.

Tích hợp thông tin vào Căn cước công dân để giao dịch dân sự thuận lợi

Để phục vụ thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật lực lượng tham gia bảo vệ An ninh trật tự ở cơ sở, hôm nay, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức Đoàn khảo sát thực tế và làm việc với UBND thành phố Hồ Chí Minh.

Làm rõ việc cấp giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt chưa xác định quốc tịch

Để phục vụ thẩm tra dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi) và Luật lực lượng tham gia bảo vệ An ninh trật tự ở cơ sở, sáng nay, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội tổ chức Đoàn khảo sát thực tế tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.

Cảnh sát cơ động được mang vũ khí, vật liệu nổ khi giải cứu con tin

Sáng nay (22/3), Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Cảnh sát cơ động và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Theo đó, Cảnh sát cơ động có một số thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ giải cứu con tin.

Cảnh sát cơ động được mang vũ khí lên tàu bay dân sự để chống khủng bố

Sáng 22/3, Bộ Công an tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Cảnh sát cơ động và các văn bản quy định chi tiết thi hành. Hội nghị được tổ chức tại hội trường Bộ Công an, kết nối trực tuyến tới các điểm cầu công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với sự tham gia của gần 5.000 đại biểu.

Nhiều địa phương chưa gửi báo cáo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng đoàn Giám sát chuyên đề của Quốc hội về Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của QH về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030' vừa ký kết luận Phiên họp lần thứ 2 của Đoàn giám sát.

Nhắc nhở việc chậm gửi báo cáo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Chiều 9/3 tại Nhà Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương - Trưởng đoàn giám sát, chủ trì Phiên họp thứ 2 Đoàn giám sát chuyên đề của QH về 'Việc triển khai thực hiện các NQ của QH về các Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030'

Quân khuyển biên phòng: Sứ mệnh cứu nạn, giúp người

Ngày 3/3 - Ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng, Ngày Biên phòng toàn dân. Nói đến lực lượng 'Quân hàm xanh', chúng ta thường nhắc đến những chiến sỹ canh gác, bảo vệ biên cương, phòng chống tội phạm, xây dựng thế trận lòng dân nơi địa đầu Tổ quốc. Nhưng đây còn là lực lượng tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn.

Bất cập trong xây dựng vành đai an toàn cho người dân và công trình quốc phòng tại Phú Thọ

Hôm nay (28/2), Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã tiến hành khảo thực tế và làm việc tại tỉnh Phú Thọ về việc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Qua khảo sát cho thấy đang có những bất cập giữa thực tế so với quy định về vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất đạn dược, vật liệu nổ.

Làm rõ vướng mắc về quy định vành đai an toàn với công trình quốc phòng

Chiều 27/02, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã khảo thực tế tại Sư đoàn Bộ binh 316, Quân khu 2 phục vụ thẩm tra dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự theo dự kiến sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5. Đây là 1 trong 4 đoàn công tác của Ủy ban khảo sát tại 4 quân khu trên cả nước về nội dung này.

Quản lý, bảo vệ an toàn các công trình quốc phòng quan trọng

Sáng 24/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã khảo thực tế khu vực sân bay Biên Hòa và làm việc với Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không-Không quân đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh phục vụ thẩm tra dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Hoàn thiện pháp luật về quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự

Chiều 23/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã khảo sát thực tế tại Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phục vụ thẩm tra dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Lấy người dân làm vành đai bảo vệ công trình quốc phòng, khu quân sự

Ngày 21/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã làm việc với tỉnh Bình Dương và khảo sát thực tế Căn cứ Hậu cần – Kỹ thuật khu vực phòng thủ tỉnh. Đây là địa phương có nhiều khu quân sự, công trình quốc phòng, vì vậy, các thành viên Đoàn khảo sát nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lấy người dân làm vành đai bảo vệ, nâng cao hiệu quả quản lý.

Bảo đảm an toàn khu quân sự gắn với quản lý đất đai

Ngày 20/2, Đoàn Khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã bắt đầu chuyến công tác tại khu vực miền Đông Nam Bộ, làm việc với tỉnh Đồng Nai và khảo sát thực tế các công trình, khu quân sự đóng trên địa bàn thành phố Biên Hòa. Vấn đề đặt ra là phải gắn công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự với việc quản lý đất đai.

Cần đề xuất cụ thể về quản lý, bảo vệ an toàn khu quân sự tuyến biên giới

Chiều 17/2, tại tỉnh Gia Lai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đã làm việc với Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng để phục vụ thẩm tra dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Đảm bảo an toàn trước, trong, sau thi công các công trình Quốc phòng

Tiếp tục hoạt động khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh phục vụ thẩm tra dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, sáng 17/2, Đoàn công tác đã khảo sát thực tế và làm việc với Lữ đoàn Công binh 280, Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Bảo đảm vành đai bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Chiều 16/2 tại tỉnh Gia Lai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã làm việc với Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 về việc thực hiện chính sách pháp luật về Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Vấn đề vành đai an toàn, việc quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng và khu quân sự được đặt ra trong quá trình thẩm tra dự án Luật về vấn đề này.

Khảo sát việc quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự tại Kon Tum

Để phục vụ thẩm tra dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, chiều 15/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã làm việc với tỉnh Kon Tum về việc thực hiện chính sách pháp luật về nội dung này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Italia

Chiều 13/2 tại Nhà Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới - Chủ tịch Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam - Italia , đã tiếp bà Maria Tripodi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Italia đến thăm và làm việc với Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Italia.

Ngày hội tòng quân: Nơi trái tim hướng về Tổ quốc

Hòa trong không khí của ngày hội tòng quân cùng 18 tỉnh, thành phố trong cả nước vào sáng nay 6/2, lễ giao nhận quân năm 2023 của thành phố Hà Nội đã diễn ra sôi nổi tại các quận, huyện, thị xã. Khí thế của các thế hệ cha anh ngày nào vẫn được hun đúc, nhân lên ngọn lửa yêu nước cho thanh niên thủ đô, sẵn sàng gác lại việc riêng, hăng hái lên đường thực hiện nghĩa vụ đối với Tổ quốc.

Thanh niên Thủ đô hăng hái lên đường thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc

Cùng với 18 tỉnh, thành phố trong cả nước, sáng nay 6/2, lễ giao nhận quân năm 2023 đã đồng loạt diễn ra tại các quận, huyện, thị xã của thành phố Hà Nội.

Hơn 4.300 công dân Hà Nội lên đường nhập ngũ năm 2023

Hòa trong không khí sôi nổi của ngày hội tòng quân trên cả nước, sáng 6/2, tại Hà Nội, lễ giao nhận quân năm 2023 đã diễn ra tại 30/30 quận, huyện, thị xã. Năm nay, toàn thành phố có hơn 4.300 lên đường nhập ngũ, trong đó có 3.500 công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, 870 công dân tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân.

Ủy ban Quốc phòng và An ninh triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023

Sáng 03/02, tại Trụ sở các cơ quan của Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã chủ trì buổi làm việc với Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban trong năm 2023.

Nâng cao hiệu quả dân nguyện từ 3 'bám', 5 'cùng'

Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Dân nguyện sáng nay, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị Ban Dân nguyện tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác từ kinh nghiệm 3 'bám', 5 'cùng', đồng thời nhấn mạnh, nhiệm vụ trọng tâm của Ban trong năm 2023 là tham mưu xây dựng Đề án 'Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân nguyện của Quốc hội'.

Hà Nội: Những điểm mới trong tuyển chọn công dân nhập ngũ năm 2023

Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, hậu quả của việc học tập trực tuyến dẫn đến tỷ lệ thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự năm 2023 phát hiện cận tăng gần 29%. Tuy nhiên, cho đến nay 30/30 quận, huyện, thị xã đã hoàn thành chỉ tiêu khám tuyển, phát lệnh nhập ngũ đến công dân, đảm bảo 100% chỉ tiêu được giao, sẵn sàng cho lễ giao nhận quân sẽ diễn ra vào ngày 6/2 tới.

Tiêu điểm: Hiệu quả từ giám sát chuyên đề có trọng tâm, trọng điểm

Năm 2022, hoạt động giám sát có nhiều đổi mới. Các chuyên đề giám sát được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm trên phương châm 'rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm' trong tham mưu, hướng dẫn, ban hành văn bản và triển khai thực hiện. Qua giám sát đã làm chuyển biến cả về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan trung ương và địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Kỳ họp bất thường là hoạt động bình thường của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Kỳ họp bất thường lần này là hoạt động 'bình thường' của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn. Đúng như vậy, bất thường so với quy định, nhưng là bình thường để đáp ứng nhu cầu cuộc sống, đặc biệt khi Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân.

Nhìn lại Kỳ họp bất thường lần thứ 2: Những quyết sách không thể chờ đợi thêm

Bên cạnh công tác lập pháp, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 2, Quốc hội đã xem xét, quyết định 4 nội dung quan trọng khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. Đây đều là những vấn đề lớn, quan trọng, cấp bách về quốc kế, dân sinh không chờ kéo dài thời gian.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chúc Tết các nguyên lãnh đạo Quốc hội

Ngày 08/01, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã tới thăm, chúc Tết các đồng chí nguyên lãnh đạo Quốc hội các khóa, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đã đến dâng hương và chúc tết gia đình các đồng chí cố lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Bộ Quốc phòng.

Kỳ họp bất thường thể hiện sự linh hoạt, đổi mới của Quốc hội

Kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội diễn ra ngay sau những ngày đầu năm mới 2023 có ý nghĩa quan trọng nhằm xem xét, quyết định những vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu cuộc sống. Các đại biểu Quốc hội bước vào Kỳ họp với kỳ vọng để những quyết sách mà Quốc hội ban hành tới đây sẽ tạo xung lực cho phát triển đất nước, kịp thời giải quyết các vấn đề quốc kế dân sinh.

Chủ tịch nước đề nghị Bộ Quốc phòng chủ động dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ

Chiều 15/12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đã dự và chỉ đạo Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết. Hội nghị do Quân ủy Trung ương tổ chức dưới sự chủ trì của Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cận cảnh nhiều vũ khí hiện đại thế giới tại triển lãm Quốc phòng Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 là triển lãm có quy mô lớn lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Với 174 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia, đây là nơi hội tụ nhiều 'ông lớn' của ngành công nghiệp Quốc phòng thế giới đến trưng bày, giới thiệu các trang thiết bị, vũ khí tiên tiến; mở ra cơ hội để hợp tác, phát triển vì hòa bình, thịnh vượng.

Hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam và các nước

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022, sáng nay 9/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo 'Hợp tác công nghiệp quốc phòng Việt Nam và các nước' với sự tham dự của các diễn giả đến từ các đơn vị trong và ngoài nước tham dự.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022: Cơ hội cho hợp tác và phát triển

Sáng 8/12, tại Sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022: Mở ra cơ hội hợp tác kỹ thuật công nghiệp quốc phòng

Sáng nay (8/12) tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022. Đây là triển lãm có quy mô lớn lần đầu tiên được tổ chức với 51 đoàn đại biểu quân đội đến từ 28 quốc gia trong khu vực và thế giới tham dự. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc và tham quan triển lãm.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào thăm chính thức Việt Nam

Chiều 7/12, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì lễ đón chính thức Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Quân đội nhân dân Lào do Đại tướng Chansamon Chanyalath, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào làm trưởng đoàn, thăm chính thức Việt Nam và tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.