Đến Khuổi My (Hà Giang), du khách sẽ được đón ánh bình minh trên những thửa ruộng bậc thang vàng óng ả, tận hưởng phút giây yên bình trong những ngôi nhà sàn mộc mạc hàng trăm năm tuổi.
Là điểm đến ngắm mùa lúa chín đẹp bậc nhất miền Bắc, các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì ở Hà Giang may mắn không bị ảnh hưởng nhiều sau bão số 3. Thời điểm này, các thửa ruộng dần ngả màu, tạo khung cảnh đẹp như tranh vẽ.
Theo thông tin từ Ban tổ chức Lễ hội ánh sáng trên ruộng bậc thang sẽ được khai mạc vào 19h30, ngày 1.9 và kéo dài đến hết ngày 4.9.2023 tại thôn Nà Thác, xã Phương Độ, TP Hà Giang.
Là một thôn nhỏ nằm e ấp bên sườn Tây Côn Lĩnh, cách thành phố Hà Giang khoảng 12km, với độ cao trên 1000m so với mực nước biển, đến với Khuổi My, ta luôn luôn cảm thấy sự mát mẻ, trong lành và dễ chịu.
Ngắm những thửa ruộng bậc thang đều tăm tắp trên những cánh đồng rộng lớn của thôn Khuổi My vào mùa lúa chín, nhiều người đã thốt lên rằng: đây chính là Hoàng Su Phì thứ 2 của Hà Giang.
Mới đây, Đoàn công tác của Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội do Luật sư Nguyễn Thị Đinh Hương - Thành viên Ban chủ nhiệm, Chủ tịch Hội Phụ nữ làm Trưởng đoàn đã thực hiện Chương trình Trợ giúp pháp lý và từ thiện tại tỉnh Hà Giang.
Từ những búp chè Shan tuyết non xanh trên đỉnh Tây Côn Lĩnh, đồng bào nơi đây đã biến chúng thành sản phẩm trà Phổ Nhĩ có giá trị cao.
Theo thời gian, những căn nhà sàn lợp mái lá cọ truyền thống ở bản Xà Phìn (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) dần được phủ xanh bởi những lớp rêu tươi tốt, tựa như tấm chăn khổng lồ, giúp không gian sống mát mẻ vào mùa hè nhưng ấm áp về mùa đông.
Khi xuân sang cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang ở Nà Thác (Phương Độ, Hà Giang) bừng lên sắc vàng rực rỡ của hoa cải.
Khám phá thôn Khuổi My chắc hẳn là một trải nghiệm khó quên dành cho du khách. Thôn làng này tuy không quá xa trung tâm thành phố Hà Giang nhưng ẩn chứa nhiều điều thú vị, từ cảnh quan đến con người và cả những hoạt động mà bạn có thể trải qua.
Nà Thác, Khuổi My, Lùng Vài là 3 thôn vùng cao thuộc xã Phương Độ, cách thành phố Hà Giang khoảng chừng chục km. Du lịch 3 thôn vùng cao đẹp nhất trong năm vào hai dịp, khi những thửa ruộng vào mùa đổ nước và khi lúa dát vàng khắp các bậc ruộng màu mỡ. Đường lên 3 thôn giờ đây đã được đổ bê tông, tuy nhỏ hẹp và dốc nhưng cũng dễ đi. Đường bê tông len lỏi tới từng ngõ nhỏ, mang đến cho 3 thôn vùng cao một dáng vẻ văn minh hiện đại, song thôn vẫn giữ được vẻ đẹp vốn có của mình, êm đềm, xưa cũ.
Thuộc thành phố Hà Giang nhưng Khuổi My lại là thôn bản vùng cao. Nằm trên sườn núi Tây Côn Lĩnh, thôn người Dao này lúc nào cũng chìm trong sương mù. Thôn Khuổi My thuộc xã Phương Độ, thành phố Hà Giang. Toàn bộ gần 50 hộ trong thôn đều là người Dao.
Người bạn dân tộc Tày nhận lời đưa chúng tôi lên Khuổi My. Chẳng thể ngờ, một vùng đất thuộc xã Phương Độ của TP Hà Giang, lại im chìm, riêng biệt trong sắc màu huyền bí.
Tháng 3 mùa con ong đi lấy mật, cũng là mùa đẹp nhất trong năm, nắng Xuân ấm áp, lộc non mới nhú và những bông hoa cải, đào, mận, lê… đua nhau khoe sắc trên Cao nguyên đá Hà Giang không chỉ tạo thành vẻ đẹp hấp dẫn với du khách muôn phương mà còn mang lại cảm hứng sáng tạo cho không ít văn, nghệ sĩ.
Sáng 27.2, đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đi kiểm tra một số tuyến đường trên địa bàn xã Phương Thiện và Phương Độ (thành phố Hà Giang). Cùng đi có lãnh đạo thành phố Hà Giang và cấp ủy, chính quyền 2 xã.
Năm 2018, Chè Shan tuyết được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) 'Hà Giang'; đánh dấu thành tựu xây dựng, bảo tồn, lựa chọn, phục tráng nguồn gen quý, giống chè cổ thụ độc đáo trên quê hương cực Bắc. Từ lợi thế này, tỉnh ta đặc biệt quan tâm công tác quản lý, sử dụng CDĐL để gìn giữ, phát huy giá trị, uy tín, danh tiếng chè Shan tuyết Hà Giang.
Từ thiên đường phủ mây trắng ở Sa Pa đến bãi biển ngập nắng vàng ở Mũi Né, mỗi điểm đều mang một nét riêng để thỏa mãn 'gu' du lịch của bạn.
Ngày 15,16,17 tháng 10, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh ta được chứng kiến sự kiện chính trị trọng đại - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Trong bầu không khí vui tươi ngập tràn, lòng dân càng thêm náo nức, phấn khởi hướng về đại hội với tinh thần lạc quan, niềm tin quyết thắng.
Dù được chính quyền và người dân thông báo đoạn đường mới đổ bê tông nhưng tài xế xe bán tải vẫn cố tình lái xe chạy qua khiến đoạn đường bị cày 2 rãnh dài.
Liên kết sản xuất là yêu cầu tất yếu để hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định, từng bước tạo thành chuỗi giá trị hàng hóa và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sau 10 năm triển khai xây dựng Nông thôn mới (NTM), việc liên kết sản xuất đang tạo 'luồng gió mới' giúp người dân thành phố Hà Giang nâng cao thu nhập.
Ngày hội 'Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng' năm 2020 vừa được Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Giang phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vào đúng dịp kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với hoạt động thiết thực và tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết của tuổi trẻ, Ngày hội đã góp phần cụ thể hóa các nội dung phong trào 'Tôi yêu Tổ quốc tôi' do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phát động; cổ vũ tinh thần sống đẹp trong thanh niên và tập hợp lực lượng thầy thuốc trẻ trong các hoạt động tại cộng đồng, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ngày 19.5, tại thôn Khuổi My, xã Phương Độ (thành phố Hà Giang), BTV Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh Hà Giang phối hợp với Sở Y tế, Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Hà Giang tổ chức Ngày hội 'Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng' năm 2020 với sự tham gia của đông đảo tình nguyện viên và bà con nhân dân trên địa bàn.
Ngày 8.4.2020, UBND tỉnh có Quyết định số 501/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án 'Bảo tồn văn hóa truyền thống (VHTT) và nâng cao chất lượng dịch vụ tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng (LVHDLCĐ) trên địa bàn tỉnh đến năm 2025'. Với những mục tiêu, giải pháp cụ thể có tính khả thi cao, đề án hứa hẹn sẽ đem đến những chuyển biến tích cực, giúp các LVHDLCĐ khoác lên mình một tấm áo mới.
Với 192,8 ha chè đang cho thu hoạch, tập trung tại 3 thôn vùng cao, gồm: Nà Thác, Khuổi My, Lùng Vài; xã Phương Độ (thành phố Hà Giang) là một vùng nguyên liệu chè Shan tuyết có giá trị kinh tế cao, tạo ra sinh kế cho bà con. Những năm gần đây, chè Shan tuyết đã và đang mang lại nguồn thu nhập và góp phần ổn định cuộc sống cho bà con nơi đây. Để chè Shan tuyết trở thành cây kinh tế trong xóa đói, giảm nghèo cho bà con các thôn trên; UBND xã Phương Độ đã xây dựng lộ trình bảo tồn và phát triển cây chè theo hướng hợp tác với doanh nghiệp để ổn định đầu ra và xây dựng thương hiệu cho cây chè Shan tuyết.
Sau 10 năm thành lập, thành phố Hà Giang đã có nhiều đổi thay rõ nét theo hướng văn minh, hiện đại; công tác quản lý đô thị trên mọi lĩnh vực được cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, thành phố, các xã, phường đặc biệt quan tâm với mục tiêu để thành phố sớm được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại II trong thời gian tới và trước mắt chuẩn bị cho nhân dân đón Tết Nguyên đán và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Tôi bắt đầu hành trình tìm hiểu các vùng nguyên liệu chè Shan tuyết trên dãy núi Tây Côn Lĩnh của mình vào tháng 3. Mùi chè Xuân xao qua lửa nóng phả ra từ các xưởng chế biến dọc hai bên đường, đó là thứ mùi hấp dẫn nhất mà tôi đợi chờ để được hít hà mỗi dịp năm mới. Vùng núi Tây Côn Lĩnh nổi tiếng với cây chè Shan tuyết, thứ chè tuyệt phẩm tẩm ướp trong sương của núi cao và gió trời cho một mùi hương khiến bất kỳ ai ngửi qua một lần cũng sẽ nhớ mãi. Không có mùi hương gì đặc biệt như mùi chè xao trên lửa, nhất là vụ chè Xuân. Sau một mùa Đông dài đằng đẵng với giá buốt và sương muối, những cây chè như bừng tỉnh khi ánh nắng ấm áp đầu tiên xuất hiện. Những búp chè mập mạp được phủ một lớp lông tơ màu tuyết trắng mịn, nhú nở chờ đợi những đôi tay của các cô gái dân tộc Dao, Mông mau mắn hái về, thứ nguyên liệu tắm sương, tắm gió ấy mới tuyệt hảo làm sao. Uống một chén chè Xuân coi như uống cả một vụ chè trong năm. Chè Xuân có cái vị chờ đợi, vị đậm đà của những lá non mới ủ trong sương giá chờ ngày được khai nở là một thức uống hảo hạng bậc nhất mà vùng cao nguyên Hà Giang có được.
Sáng 28.11, Tổ đại biểu HĐND tỉnh đơn vị thành phố Hà Giang thực hiện tiếp xúc cử tri tại xã Phương Độ. Tham dự buổi tiếp xúc cử tri có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Giang; Chu Thị Ngọc Diệp, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh, Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh; lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ thành phố, xã Phương Độ cùng đại diện cử tri của xã.
Hòa chung không khí vui tươi của cả nước, Lễ hội đường phố thành phố Hà Giang được tổ chức vào tối 15.8 (âm lịch) đã trở thành nét văn hóa đặc sắc, mang đến cho các em thiếu niên, nhi đồng đêm rằm Trung thu thật ý nghĩa. Năm nay, với các mô hình đèn Trung thu lung linh sắc màu, vừa truyền thống xen lẫn hiện đại, đêm hội đã thu hút hàng nghìn người dân, du khách và các em nhỏ đến xem, cỗ vũ.
Lên với các thôn vùng cao gồm Nà Thác, Khuổi My và Lùng Vài của xã Phương Độ (T.p Hà Giang), du khách sẽ không khỏi trầm trồ trước cảnh quan thiên nhiên đẹp không khác gì những địa điểm du lịch nổi tiếng như Sa Pa, Tam Đảo hay Mù Căng Chải… Vượt quãng đường khoảng 15km từ trung tâm thành phố, ta có thể đặt chân đến độ cao từ 1.000 – 1.200m so với mực nước biển. Nằm trên dải Tây Côn Lĩnh, với khí hậu mát mẻ quanh năm, những thửa ruộng bậc thang, những rừng chè cổ thụ nơi đây thường bồng bềnh trong mây khói. Nhiều mái nhà sàn phủ rêu xanh cổ kính và lãng mạn. Bản sắc văn hóa dân tộc được gìn giữ, giúp 3 thôn vùng cao này có tiềm năng trở thành địa điểm du lịch cộng đồng, trải nghiệm cực kỳ hấp dẫn.
Mặc dù nông nghiệp (NN) không phải là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hà Giang nhưng được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm; thông qua chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu (TCC) ngành NN. Từ đó, tạo đà cho kinh tế NN phát triển bền vững, nhất là tại 3 xã ngoại thành, gồm: Phương Độ, Phương Thiện và Ngọc Đường.