Công ty CP Gang thép Long Sơn Phù Mỹ được chấp thuận đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại xã Hoài Mỹ, (thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định), với tổng vốn đầu tư dự kiến 53.500 tỷ đồng.
Hơn 2 thập kỷ kiến tạo Long Sơn, doanh nhân Trịnh Quang Hải đã gây dựng được một 'đế chế' kinh doanh đồ sộ. Thép là mảnh ghép mới nhất mà doanh nhân này hướng đến.
'Bộ Chính trị đã xác định, Khánh Hòa nằm ở tâm của tiểu vùng Nam Trung Bộ, tỉnh có cảng nước sâu Vân Phong, kết nối Đông - Tây, giữa tiểu vùng Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên đầy tiềm năng và rộng lớn. Ở phía Nam Tây Nguyên còn hạn chế về đường giao thông, khoảng cách địa lý, chưa có con đường cao tốc nào kết nối Tây Nguyên với hệ thống cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, hàng hóa của Tây Nguyên xuất khẩu ra thị trường thế giới, đưa xuống cảng Quy Nhơn, Vân Phong, Cam Ranh… là những cung đường thuận lợi nhất' - ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhấn mạnh.
Với nhiều chính sách hỗ trợ nhà đầu tư, Khánh Hòa đang được nhiều doanh nghiệp 'rót' hàng ngàn tỷ đồng vào lĩnh vực công nghiệp.
Để phát triển mạnh kinh tế biển theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 09 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh sẽ tập trung phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao.
Khu liên hợp gang thép Long Sơn công suất 5,4 triệu tấn/năm, có quy mô 468ha, tổng vốn đầu tư dự kiến 53.500 tỉ đồng.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có tờ trình Thủ tướng Chính phủ về việc xin phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 với tổng diện tích khoảng 150.000 héc-ta mở rộng thêm diện tích cho phát triển các loại hình du lịch sinh thái – vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp, sân golf, casino, công viên chuyên đề, triển lãm du thuyền quốc tế.Trong mục tiêu phát triển, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu xây dựng Khu kinh tế Vân Phong là khu tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực có vai trò đầu tàu thu hút đầu tư và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và cho cả nước.
Thời gian qua, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong liên tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút các nhà đầu tư lớn, nhằm góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đến nay đã có 13 nhà đầu tư tiềm năng mong muốn được đầu tư vào Khu kinh tế Vân Phong.
Nhằm góp phần hiện thực hóa Nghị quyết số 09 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Quản lý Khu Kinh tế (BQL KKT) Vân Phong liên tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư. Qua đó, nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn vào Vân Phong.
Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa đã chia sẻ tiềm năng, lợi thế trong hoạt động xuất nhập khẩu các mặt hàng của Ấn Độ và địa phương.
Việc đề xuất đầu tư mở rộng Quốc lộ 26B hứa hẹn sẽ kết nối đồng bộ tuyến cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột và hành lang Đông - Tây của cao tốc này.
Hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa ký thỏa thuận hợp tác phát triển kinh tế - xã hội trên 6 lĩnh vực: Nông nghiệp; xúc tiến đầu tư thương mại và dịch vụ; du lịch; giao thông vận tải; y tế, giáo dục, đào tạo, lao động, việc làm; an ninh, quốc phòng .
Bến Cảng tổng hợp Nam Vân Phong do Công ty Cổ phần Cảng Quốc tế Nam Vân Phong làm chủ đầu tư (địa chỉ số 9 QL 26B, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa; Email: info@svpp.vn; Website: svpp.vn) là cảng tổng hợp được đầu tư xây dựng với quy mô lớn nhất khu vực Nam Vân Phong, quy mô sản lượng khai thác trên 2.000.000 tấn/năm. Với những lợi thế sẵn có, bến cảng này đang trở thành điểm kết nối thương mại chính cho khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Sáng 22-11, ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa đến thăm và làm việc với Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam. Cùng đi có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 dài khoảng 117,5 km, tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng hiện đang được UBND tỉnh Khánh Hòa và Đắk Lắk gấp rút đẩy nhanh các giai đoạn liên quan để triển khai dự án.
Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 dài khoảng 117,5 km, tổng vốn đầu tư gần 22.000 tỷ đồng gồm 3 thành phần sẽ do UBND tỉnh Khánh Hòa; Bộ Giao thông vận tải và UBND tỉnh Đắk Lắk lần lượt chủ quản.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Khánh Hòa, thời gian qua, sở và các cấp, ngành, địa phương đã đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Quyết định 08 ngày 23-8-2022 của Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ở Khu Công nghiệp Suối Dầu, Khu Công nghiệp Ninh Thủy và Khu Kinh tế Vân Phong đang thuê nhà ở.
Lực đỡ về chính sách không đủ thu hút doanh nghiệp đầu tư, nên bất động sản công nghiệp ở miền Trung chưa biết khi nào mới 'cất cánh'.
Khánh Hòa nghiên cứu, rà soát, bổ sung quy hoạch một số khu công nghiệp mới, ưu tiên phát triển các khu công nghiệp sinh thái, khu công nghiệp chuyên sâu.
Khánh Hòa đang trong quá trình hoàn thiện quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong nhưng đã có nhiều dự án khủng đi vào hoạt động và đang triển khai xây dựng tại khu vực Nam Vân Phong.
KKT Vân Phong có diện tích 150.000 ha, trong đó diện tích phần mặt nước khoảng 80.000 ha, phần đất liền, đảo khoảng 70.000 ha thuộc huyện Vạn Ninh và thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa).
Chiều 12-5, ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, địa phương về triển khai thực hiện Quyết định 08 ngày 28-3-2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Từ khi Quyết định 08/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có hiệu lực, hơn 1 tháng qua, người lao động ở tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa được thụ hưởng từ chính sách này.
Chính phủ ban hành một chương trình hành động để đưa tỉnh Khánh Hòa trở thành một cực tăng trưởng khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên, ngang tầm các thành phố lớn của châu Á
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2022. Hầu hết các ngành, lĩnh vực trong 03 tháng đầu năm đều có chuyển biến tích cực, tiếp tục đà phục hồi trên tất cả các lĩnh vực về công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, khôi phục thị trường du lịch…
Sáng 14/4, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp báo về tình hình kinh tế - xã hội năm quý I năm 2022. Nhìn chung, hầu hết các ngành, lĩnh vực trong 3 tháng đầu năm chuyển biến tích cực, tạo niềm tin vào các chính sách phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, kỳ vọng tăng trưởng tiếp tục trong quý II và cả năm 2022.
Nhờ triển khai nhiều dự án động lực, tổng vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa quý I/2022 ước đạt 11.697,2 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.