Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Các cấp ủy đảng, chính quyền huyện Đakrông trong những năm qua luôn quan tâm và coi trọng vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại địa phương. Đội ngũ người có uy tín đã phát huy vai trò là 'cầu nối' giữa Nhân dân với Đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Dưới mái nhà chung - Bài 1: Khát vọng ấm no gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa

Dưới mái nhà chung là dãy Trường Sơn hùng vĩ, từ bao đời nay, cộng đồng các dân tộc thiểu số gồm Bru-Vân Kiều, Pa Cô/Tà Ôi, Cơ Tu, Kor, Xơ Đăng, Bhnoong và các dân tộc anh em khác ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng còn giữ nguyên vẹn nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng độc đáo và phong phú.

Đồng bào Pa Cô, Vân Kiều bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng

Cồng chiêng là loại hình văn hóa mang tính đặc trưng vùng miền của đồng bào các dân tộc Pa Cô, Vân Kiều ở miền núi Quảng Trị. Từ xa xưa, cồng chiêng vừa là loại nhạc cụ không thể thiếu trong hầu hết các nghi lễ đối với các vị thần và thờ cúng ông bà tổ tiên trong mỗi gia đình, dòng họ và các dịp lễ hội của cộng đồng, vừa được xem là của cải có giá trị trong đời sống của bà con...

Đưa dân ca vào nhiều trường học miền núi Quảng Trị

Trong nhịp sống hiện đại, thế hệ trẻ dần quên lãng những câu ca, tiếng hát, điệu nhạc của đồng bào Pa Kô, Vân Kiều.

Nỗ lực đưa sản vật địa phương thành sản phẩm OCOP ở Đakrông

Đến bây giờ, nhiều giống cây trồng, vật nuôi đã được đồng bào dân tộc Pa Kô, Vân Kiều trồng trọt, chăn nuôi từ thuở lập bản, lập làng, từng là sản vật đặc sắc của địa phương như giống chuối lùn, lúa nếp than, giống lợn Vân Pa... đã được huyện Đakrông lựa chọn để nhân rộng, phát triển thành sản phẩm OCOP chủ lực đến năm 2025.

Đồng bào Tà Ôi 'giữ hồn' thổ cẩm

Trải qua nhiều thế hệ gắn bó với núi rừng, đồng bào Tà Ôi ở các huyện vùng cao Quảng Trị đã không ngừng phát triển và lưu giữ một nền văn hóa đặc sắc, thể hiện sống động qua các sáng tác dân gian, kho tàng âm nhạc, các hình thức lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, cùng với một số nghề thủ công để đáp ứng nhu cầu của đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Góp phần bảo tồn, phát huy làn điệu dân ca của người Vân Kiều và Pa Kô

Người Vân Kiều và Pa Kô ở Quảng Trị có đời sống văn hóa tinh thần phong phú và đặc sắc. Đặc biệt, qua những lời ca, tiếng hát họ có thể chuyển tải tâm tư, tình cảm của mình đến con người và vạn vật, tạo động lực để cùng nhau sống vui, sống đẹp hơn. Vì lẽ đó, dân ca của đồng bào nơi đây ra đời với những đặc trưng riêng, trở thành một di sản phi vật thể quý giá, cần được gìn giữ và phát huy.

Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Trị đoạt nhiều giải cao tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV - năm 2023

Ngày hội Văn hóa các dân tộc miền Trung lần thứ IV - năm 2023 với chủ đề 'Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc miền Trung - Bình đẳng, đoàn kết, hội nhập và phát triển' tổ chức tại tỉnh Bình Định vừa qua (8-10/9) có sự tham gia của hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên đến từ 11 tỉnh miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận). Đoàn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Quảng Trị tham gia và xuất sắc giành nhiều giải cao, gồm: 1 giải A, 4 giải B và 1 giải C.

Quảng Trị: Người nghệ nhân 'giữ hồn' cho đại ngàn Trường Sơn

Trước tình trạng các làn điệu dân ca bị mai một, nghệ nhân ưu tú Kray Sức đã âm thầm đi tìm và gìn giữ những nét văn hóa độc đáo nơi đại ngàn Trường Sơn.

Quan tâm bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số ở huyện Đakrông

Trước thực trạng tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn đang có nguy cơ bị mai một, thời gian qua, huyện Đakrông triển khai nhiều giải pháp bảo tồn và phát triển. Tuy nhiên, quá trình thực hiện, công tác bảo tồn ngôn ngữ của các DTTS ở huyện gặp không ít khó khăn, cần sự chung tay của toàn xã hội, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng DTTS.

Đệp cù cha thơm ngon giữa đại ngàn Trường Sơn

Từ thuở lập bản làng, giống lúa nếp than (đệp cù cha) đã theo bước chân thiên di bất định của đồng bào dân tộc Pa Kô lang bạt khắp các cánh rừng Trường Sơn để được gieo ươm qua bao mùa lúa rẫy. Cứ ngỡ giống lúa nếp than chỉ thích hợp nảy mầm trên nương rẫy bám vào sườn đồi nhưng không nay, giống lúa nếp than đã trút bỏ 'tính đỏng đảnh' để chịu nảy mầm trên những thửa ruộng thiếu nước ở xã A Ngo, Tà Long… trong khát vọng trở thành sản phẩm OCOP chủ lực của huyện rẻo cao Đakrông (Quảng Trị).

Lan tỏa những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô trong trường học

Không thờ ơ, đứng ngoài cuộc, thời gian qua, nhiều cán bộ, giáo viên vùng cao Quảng Trị đã góp sức giúp học sinh người Vân Kiều, Pa Kô giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với Hiệu trưởng Trường Tiểu học & THCS A Xing, huyện Hướng Hóa NGUYỄN MAI TRỌNG, một trong những nhà giáo luôn trăn trở, không ngừng nỗ lực đưa ngôi trường của mình trở thành điểm sáng với các mô hình 'giữ hồn' dân tộc ý nghĩa.

Khảo sát các giá trị văn hóa truyền thống ở xã A Bung và Tà Rụt, huyện Đakrông

Hôm nay 24/8, Ban Dân tộc HĐND tỉnh có chuyến khảo sát việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa vật thể, phi vật thể, các lễ hội, các nghệ nhân đồng bào dân tộc thiểu số tại xã A Bung, xã Tà Rụt, huyện Đakrông.

Phát huy vai trò của người có uy tín trong bảo vệ an ninh Tổ quốc

Thời gian qua, huyện Đakrông quan tâm thực hiện tốt việc phát huy vai trò của người có uy tín (NCUT) trong đồng bào dân tộc thiểu số về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ sự quan tâm này, những NCUT trên địa bàn huyện đã có nhiều đóng góp quan trọng, trở thành cầu nối chuyển tải chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến gia đình, dòng họ và quần chúng Nhân dân, góp phần tham gia xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đời sống mới, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển KT - XH ở địa phương.

Níu giữ Ta lư

Có thể, trong khoảnh khắc yên lặng hiếm hoi của chiến tranh, tiếng đàn Ta lư của chàng trai, cô gái Vân Kiều, Pa Kô bỗng vang lên giữa núi rừng Trường Sơn là cảm hứng rung ngân tận thẳm sâu tâm hồn nghệ sĩ, để rồi các nhạc sĩ Huy Thục, Phương Nam cho ra đời ca khúc 'Tiếng đàn Ta lư', 'Rừng xanh vang tiếng Ta lư' sống mãi với thời gian… Nhạc sĩ Huy Thục sau khi viết ca khúc 'Tiếng đàn Ta lư', đã được đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô xem như là người con của bản làng. Nhưng cây đàn Ta lư của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đi vào thơ, nhạc hiện nay đang đứng trước nguy cơ dần mai một…

Những người giữ lửa cho văn hóa dân tộc

Những dấu ấn văn hóa trong đời sống đồng bào được gìn giữ theo những cách riêng, từ chính các nghệ nhân đang sở hữu… Và họ, cũng gặp không ít gian nan.