Kẻ Ngói là tên gọi thuở xưa của làng Đỉnh Tân, xã Thiệu Phú (nay là khu phố Đỉnh Tân, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa). Vùng đất cổ nằm trong không gian của văn hóa Đông Sơn có con người đến cư ngụ từ khá sớm. Và những thế hệ người dân Kẻ Ngói đã chung sức, đồng lòng cùng nhau xây dựng nên làng quê trù phú.
Nét độc đáo của điệu 'Múa đèn chạy chữ' ở là sự kết hợp giữa hát chèo chải cổ cùng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn, ca ngợi công ơn Đức Thánh Cả và Thành hoàng làng.
Nghệ thuật trình diễn dân gian 'Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ' gắn liền với lễ hội Ngư Võng Phường của người dân làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang (Thiệu Hóa). Hằng trăm năm qua, người dân nơi đây vẫn nỗ lực giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương. Tự hào hơn khi Nghệ thuật trình diễn dân gian 'Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ' được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể.
Xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đời Trần gọi là Bà Hồ, sang đời Lê gọi là Bình Hồ. Tên Yên Hồ có từ đời Tây Sơn khi Quang Trung lên ngôi (1788) để tránh tên húy của ông, nên đổi Bình Hồ thành Yên Hồ. Cùng năm đó, làng Bình Yên đổi thành xã Thái Yên như ngày nay.
Nghệ thuật trình diễn 'Múa đèn chạy chữ' có sự kết hợp giữa hát chèo chải cổ cùng các động tác múa, để tạo nên tổ khúc múa đèn độc đáo.
Văn hóa và Đời sống - Dù không qua một trường lớp nào nhưng mỗi lần có dịp đứng trên sân khấu những nghệ sỹ không chuyên ấy luôn 'cháy' hết mình. Họ chính là những người đã và đang 'giữ lửa' cho điệu múa đèn chạy chữ làng Nhân Cao.
Nằm men theo chân núi Tử, mặt nhìn ra sông Mã, làng Ngói (xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa) như biết bao làng thuần nông, vẫn 'sống' một đời sống bình lặng. Ngay cả những cụ cao niên nhất cũng không nhớ làng được hình thành từ bao giờ. Họ chỉ nghe kể lại rằng, thuở ban đầu, có một vài người làm nghề chài lưới đã tìm lên đất này dựng nhà tạm để có nơi đi về hôm sớm. Dần dà, người ta khai hoang, trồng lúa nước, ổn định cuộc sống rồi dựng nên xóm làng. Làng ban đầu có tên là Ngư Võng Phường, về sau đổi thành làng Ngư Lăng, rồi Nhân Cao (tục gọi là làng Ngói) như ngày nay.