Ngày 21/10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, vừa phát đi thông tin cảnh báo khả năng xảy ra mưa với cường độ lớn tập trung trong ngày 21-23/10, lượng mưa cả đợt phổ biến từ 100 - 250mm, có nơi trên 350mm.
Việc xác định các vị trí có biểu hiện trượt lở đất và các vấn đề địa chất khác có liên quan để đưa vào cơ sở dữ liệu hiện trạng trượt lở đất đá trên địa bàn tỉnh nhằm giúp các địa phương chủ động trong công tác ứng phó, cũng như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Gần 25 năm kiên trì gắn bó với vùng biên giới A So, huyện A Lưới, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92 - Quân khu 4 không chỉ hoàn thành nhiệm vụ được giao, mà còn góp phần thay đổi cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nơi đây.
Năm 2024, Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu đưa khoảng 2.050 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó phấn đấu có 5% người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo.
'Nhận diện' sớm các khu vực có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất đá… là vấn đề mà người dân rất quan tâm khi mùa mưa bão đến, nhằm chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, ứng phó với rủi ro thiên tai; tránh, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra do mưa lũ.
Dự báo trong ngày và đêm 7 đến 8/10, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Mưa lớn có khả năng gây ra lũ quét, sạt lở, trượt lở đất đá ở vùng đồi núi và ven các sông suối…
Các huyện miền núi với đặc điểm địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên vào mùa mưa, dòng chảy các sông suối rất dữ dội, tiềm ẩn nguy cơ trượt lở đất ảnh hưởng đến khu dân cư. Do vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương này, công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai luôn được coi trọng nhằm phát triển bền vững.
Trong phong trào thi đua 'Cựu chiến binh gương mẫu' giai đoạn 2019 – 2024, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện A Lưới là điểm sáng trong phát triển kinh tế địa phương và hoạt động đối ngoại với nước bạn Lào.
Nhiều việc làm thiết thực của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92 (Quân khu 4) đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ thêm tỏa sáng nơi biên cương xứ Huế.
'Ngày về thôn bản' là chương trình ý nghĩa do Đồn biên phòng (ĐBP) cửa khẩu A Đớt (A Lưới) duy trì hơn 10 năm qua. Nhờ đó, hàng trăm hộ dân khó khăn ở 3 xã: Lâm Đớt, Đông Sơn, Hương Phong được giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần; tô thắm thêm tình quân dân ở vùng biên giới.
Sau bão số 4, lũ lụt đang bủa vây người dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế.
Sau bão số 4, lũ lụt đang bủa vây người dân các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và TT-Huế. Tại 'Làng du lịch tốt nhất thế giới' xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) đã có hơn 400 ngôi nhà bị ngập sâu trong biển nước; một tàu hàng cùng 6 thuyền viên bị nước lũ cuốn trôi.
Tại một số địa phương thuộc các huyện miền núi như A Lưới, Nam Đông đã tiến hành di dời dân đề phòng ngập lụt, sạt lở đất. Trong khi đó, ở vùng ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế đã xuất hiện xói lở, xâm thực biển.
Trước ảnh hưởng của mưa bão, một số địa phương tại các huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành di dời dân cư nhằm đề phòng ngập lụt, trượt lở đất.
Hiện các lực lượng xung kích các địa phương đã đến hỗ trợ người dân lợp lại mái nhà để ứng phó với mưa lớn do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế vừa phát đi thông báo đến các địa phương, đơn vị về cảnh báo các vị trí có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, trượt lở đất đá, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn… để chủ động ứng phó trong mùa mưa lũ.
Trên cơ sở các vị trí cảnh báo, các địa phương khẩn trương bố trí lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát khu dân cư ven đồi núi, sông suối để chủ động di dời, sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm.
Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4, cơ quan chức năng các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, TP Đà Nẵng phát cảnh báo về nguy cơ lũ quét, sạt lở ở nhiều vị trí xung yếu.
Việc rà soát, cập nhật cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông giúp các địa phương tại tỉnh Thừa Thiên Huế chủ động ứng phó trước khi mưa lũ xảy ra.
Các huyện Phong Điền, Nam Đông và A Lưới có nhiều xã nguy cơ sạt lở nhất. Hàng trăm hộ dân sinh sống tại nơi nguy cơ sạt lở được chính quyền địa phương tuyên truyền, hướng dẫn di chuyển khi có mưa bão.
Ngày 17/9, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế (PCTT-TKCN) cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất vùng đồi núi, các tuyến giao thông, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn tỉnh.
Ứng phó với áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão gây mưa lớn, cơ quan chức năng tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phát đi cảnh báo các vị trí có nguy cơ rất cao về sạt lở, trôi trượt đất vùng đồi núi,...
Trong ngày 07/9, hàng chục nghìn cán bộ, chiến sĩ quân đội đã tham gia phòng chống thiên tai, cứu nạn cứu hộ, hỗ trợ nhân dân các tỉnh ứng phó với bão số 3.
Bộ đội Biên phòng các địa phương như Hải Phòng, Lạng Sơn, Huế… giúp dân di dời người, tài sản phòng chống bão số 3.
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển đã chỉ đạo các đơn vị bảo đảm quân số trực 100%, sẵn sàng xử lý kịp thời khi có tình huống xảy ra; tích cực phối hợp với địa phương giúp các hộ dân chằng néo tàu, thuyền, gia cố nhà cửa, bảo vệ lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản của nhân dân.
Trong chuỗi hoạt động chuẩn bị ứng phó cơn bão số 3, ngày 7/9, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt tổ chức giúp một số hộ dân thôn A Tin, xã Lâm Đớt (A Lưới) thu hoạch lúa vụ hè thu, 'chạy' bão.
Để chủ động phòng tránh những thiệt hại do bão số 3 gây ra, ngày 7/9, đoàn viên thanh niên Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt (Thừa Thiên - Huế) đã huy động 20 cán bộ, chiến sĩ xuống đồng gặt lúa Hè - Thu, giúp các hộ nông dân ở thôn A Tin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới gặt lúa chạy bão.
Chiều 6/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện biên bản ghi nhớ giữa Ủy ban MTTQVN tỉnh Thừa Thiên Huế và Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Salavan nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh chủ trì hội nghị. Về phía Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Salavan, có ông Khamta Hosongluong, UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước tỉnh Salavan làm Trưởng đoàn.
Hòa chung không khí sôi nổi trong ngày khai giảng năm học mới 2024-2025, các đơn vị BĐBP đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Mua sách vở, quần áo, đồ dùng học tập, tặng học bổng, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới để các em vững tin bước vào năm học mới. Sự yêu thương, sẻ chia của những người lính mang quân hàm xanh đã giúp các em vươn lên trong cuộc sống, học tập, nuôi dưỡng ước mơ cho thế hệ tương lai.
Mong muốn giảm bớt sự gập ghềnh trên con đường đến trường đối với học sinh nghèo khu vực biên giới Việt Nam - Lào hay vùng sâu, vùng xa ở miền Trung, không ít đoàn thể và cộng đồng xã hội đã có nhiều hoạt động tiếp sức đến trường trước lễ khai giảng năm học 2024-2025.
Ngày 3-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành công điện số 86/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, lực lượng biên phòng Thừa Thiên - Huế giúp dân gặt lúa khi bão số 3 đang áp sát đất liên.
Việc các chiến sĩ Biên phòng hỗ trợ thu hoạch lúa giúp cho người dân ở khu vực biên giới bớt phần nào khó khăn, thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa quân và dân.
Ngày 3-9, Chi đoàn Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hoạt động 'Ngày về thôn bản' - giúp người dân biên giới thôn A Tin, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới thu hoạch lúa vụ Hè thu.
Ngày 3/9, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt thực hiện chương trình 'Ngày về thôn bản' thu hoạch lúa giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn trên địa bàn xã biên giới Lâm Đớt (A Lưới).
Nhằm giúp đỡ bà con trong Khu Kinh tế - Quốc phòng A So, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thu hoạch lúa trước mùa mưa bão, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 92, Quân khu 4 huy động gần 500 ngày công của cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện xuống đồng giúp dân thu hoạch vụ lúa Hè Thu năm 2024, để lại tình cảm tốt đẹp trong lòng nhân dân.
Cô gái người đồng bào Pa Cô vinh dự được tôn vinh tại Đại hội Thi đua Quyết thắng lực lượng vũ trang Quân khu 4 giai đoạn 2019-2024, luôn phấn khởi, tự hào được cống hiến sức trẻ cho biên cương xứ Huế. Đó là đội viên trí thức trẻ tình nguyện Lê Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch Hội Phụ nữ cơ sở Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4.
Ngày 18/8, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt, BĐBP Thừa Thiên Huế phối hợp với các đơn vị, cá nhân đồng hành tổ chức trao tặng con giống và quà cho nhân dân, học sinh khu vực biên giới Việt Nam - Lào.
Các hoạt động thăm hỏi, tặng quà nhân dân hai bên biên giới Việt Nam – Lào góp phần thắt chặt hơn nữa mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa lực lượng vũ trang và nhân dân hai nước.
Ngày 18-8, Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt (Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế) phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức tặng quà nhân dân, học sinh và lực lượng vũ trang (LLVT) khu vực biên giới Việt Nam - Lào.
Cứ mỗi dịp hè về, lớp học bơi của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4 lại rộn ràng tiếng cười vui của con em đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Dự án Khu KT - QP A So, huyện A Lưới. Không những được học bơi miễn phí, các em còn được trang bị những kiến thức về phòng, chống đuối nước.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế thoát nghèo năm 2024 và đưa ra khỏi Danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch cộng đồng là định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Chương trình tài trợ trị giá 700.000 bảng Anh được thiết kế nhằm thúc đẩy hợp tác văn hóa và nghệ thuật giữa Vương quốc Anh và các nước Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.
Với hình thức liên kết sản xuất theo nhóm hộ gia đình và huy động các nguồn lực chung tay giúp đỡ người dân, xã Lâm Đớt (A Lưới) đang phấn đấu đạt mục tiêu giảm 150 hộ nghèo trong năm nay.
Trong 2 ngày 29 và 30/6, tuổi trẻ các đơn vị thuộc BĐBP Thừa Thiên Huế đã phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thiết thực hướng về học sinh và nhân dân khu vực biên giới trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngày 30/6, Chi đoàn Đồn Biên phòng của khẩu A Đớt phối hợp Xã đoàn Lâm Đớt (A Lưới); Chi đoàn Báo Thừa Thiên Huế và nhóm thiện nguyện tổ chức chương trình 'Ngày về thôn bản'; chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2024.
Trong chương trình 'Ngày về thôn bản', Chi đoàn Đồn Biên phòng Cửa khẩu A Đớt phối hợp cùng các đơn vị đã tặng cờ Tổ quốc cùng nhiều phần quà, cắt tóc miễn phí cho các em học sinh và nhân dân tại huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế).
Trong những năm qua, cán bộ, nhân viên, trí thức trẻ tình nguyện Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 92, Quân khu 4 luôn bám dân, bám bản thực hiện tốt các mô hình, dự án giúp đỡ nhân dân từng bước thoát nghèo. Đồng thời, chủ động phối hợp cùng các lực lượng trên địa bàn khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, chữa cháy rừng, phòng chống dịch bệnh, được bà con tin tưởng, quý mến.
Hưởng ứng Tháng Hành động vì môi trường, Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Ngày Đại dương Thế giới (8/6) và Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024, các đơn vị BĐBP đã phối hợp với các đoàn thể địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm bảo vệ môi trường.
Ngày 25/5, tại thôn Ba Lạch, xã Lâm Đớt (A Lưới), Đồn Biên phòng cửa khẩu A Đớt tổ chức tuyên truyền về phòng, chống tội phạm mua bán người và phòng, chống ma túy trong cán bộ, nhân dân, thanh thiếu niên trên địa bàn.