Biến đổi khí hậu làm gia tăng sự lây truyền các bệnh truyền nhiễm

Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động đến sự lây truyền của nhiều bệnh truyền nhiễm ở các khu vực bị ảnh hưởng, trong đó có Việt Nam. Ngành Y tế cần có chiến lược thích ứng hiệu quả bao gồm hệ thống dự báo bệnh tật và chuẩn bị sẵn nguồn lực để ứng phó.

Loại trừ bệnh dại vào năm 2030: Thách thức và giải pháp

Mặc dù đã có sẵn vắc xin phòng ngừa hiệu quả nhưng bệnh dại vẫn gây tử vong ở người. Do đó, cần nỗ lực trong các hoạt động phòng, chống để giảm số mắc bệnh dại nhằm đạt mục tiêu không có trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vào năm 2030.

Sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng trên toàn cầu trong năm 2024

Theo ghi nhận của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tháng 1-2024 đã có hơn nửa triệu ca sốt xuất huyết (SXH) và hơn 100 ca tử vong đã được báo cáo trên toàn cầu, tăng 189% so với cùng kỳ năm 2023. Cần tập trung nguồn lực, phối hợp đa ngành để kiểm soát hiệu quả căn bệnh này trong thời gian tới.

Tỷ lệ nhiễm cúm và vi rút hợp bào hô hấp (RSV) gia tăng vào mùa thu đông, trong khi Covid-19 vẫn là một mối đe dọa cho cộng đồng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo biện pháp phòng bệnh hô hấp do vi rút đang lây lan hiện nay.

Chiến lược kiểm soát bệnh bạch hầu đang quay trở lại

Đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nghiêm trọng việc tiêm chủng ở trẻ em, khiến các em dễ mắc một loạt bệnh có thể phòng ngừa được, trong đó có bệnh bạch hầu. Cần tăng cường tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng nhằm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Biến thể SARS CoV-2 BA.2.86 và vắc xin Covid-19 cập nhật trong tháng 9

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đang theo dõi một biến thể SARS-CoV-2 mới có tên BA.2.86 với tác động tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng và thông tin về vắc xin Covid-19 cập nhật sẽ có vào giữa tháng 9.

Cập nhật các khuyến nghị đối với mùa cúm năm 2023 - 2024

Tiêm phòng cúm hằng năm là biện pháp bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh cúm và lây lan cho người khác. Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) đã có các khuyến nghị cho mùa cúm năm 2023 - 2024.

Vắc xin cúm an toàn đối với phụ nữ mang thai

Tiêm phòng cúm khi mang thai giúp bảo vệ người mang thai khỏi bệnh cúm trong, sau khi mang thai và giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh cúm trong vài tháng đầu đời. Không có khuyến nghị nào cho rằng những người đang mang thai hoặc những người có bệnh nền từ trước cần phải có sự cho phép đặc biệt hoặc sự đồng ý bằng văn bản của bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe của họ để được tiêm phòng cúm.

Sáng 23-8, Đoàn cán bộ Chương trình Muỗi thế giới cùng lãnh đạo Bộ Y tế (Lào) đã đến tham quan, tìm hiểu mô hình thả muỗi mang Wolbachia tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Sử dụng Tecovirimat điều trị bệnh đậu mùa khỉ

Hiện tại, không có phương pháp điều trị nào được phê duyệt cho các trường hợp nhiễm vi rút đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, thuốc kháng vi rút sử dụng cho bệnh nhân đậu mùa có thể chứng minh lợi ích chống lại bệnh đậu mùa khỉ. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho phép sử dụng Tecovirimat để điều trị ban đầu hoặc sớm theo loại thuốc mới nghiên cứu tiếp cận mở rộng (EA-IND).

Chiến lược tiêm phòng cúm trong giai đoạn thiếu vắc xin

Tiêm ngừa cúm hằng năm là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc bảo vệ chống lại vi rút cúm. Khi nguồn cung cấp vắc xin bị hạn chế, các nỗ lực tiêm chủng nên tập trung cho những người có nguy cơ cao để giảm mắc bệnh cúm nặng.

Khuyến nghị tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi

Ngày 17-6-2022, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp Giấy phép Sử dụng khẩn cấp vắc xin Moderna và Pfizer-BioNTech Covid 19 cho trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Xây dựng niềm tin về vắc xin Covid-19 để chấm dứt đại dịch

Vắc xin Covid-19 có hiệu quả giúp ngăn ngừa bệnh nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Mọi người hoàn toàn có quyền lựa chọn tiêm hoặc không tiêm vắc xin Covid-19 nhưng càng có nhiều người tiêm vắc xin càng tốt, để chấm dứt đại dịch Covid-19.

Khuyến cáo tiêm nhắc vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi

Ngày 17-5-2022, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) đã cho phép sử dụng vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19 tiêm nhắc một liều duy nhất cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi, ít nhất 5 tháng sau khi hoàn thành lịch tiêm cơ bản bằng vắc xin Pfizer-BioNTech Covid-19.

Nguy cơ dịch Covid-19 quay trở lại: Hãy tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại vắc xin phòng Covid-19

Thông tin từ GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thì biến thể phụ BA.5 của Omicron đã xâm nhập vào Việt Nam và có thể lấn át biến thể phụ cũ BA.2 đang chiếm ưu thế ở nước ta.

Khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh đậu mùa khỉ

Vắc xin đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ có hiệu quả bảo vệ mọi người chống lại bệnh đậu mùa khỉ khi được tiêm trước khi tiếp xúc với bệnh đậu mùa khỉ. ACAM200 và JYNNEOS TM (còn được gọi là Imvamune hoặc Imvanex) là hai loại vắc xin hiện đang được cấp phép tại Hoa Kỳ để ngăn ngừa bệnh.

Bệnh đậu mùa khỉ và nỗ lực ứng phó của các quốc gia

Từ ngày 13 đến ngày 21-5-2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận 92 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở 12 nước không lưu hành bệnh dịch. WHO, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cùng với các nước đang điều tra để hiểu rõ hơn về mức độ và nguyên nhân bùng phát bệnh ở người.

Chuẩn bị chu đáo, bảo đảm an toàn tiêm vaccine phòng COVID-19 trẻ em

Các địa phương đã và đang tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, việc triển khai tiêm chủng được chuẩn bị chu đáo, bảo đảm an toàn.

Việc tiêm mũi 3 vắc xin ngừa Covid-19 không ảnh hưởng đến sức khỏe

Hiện nay, Tiền Giang đạt tỷ lệ tiêm vắc xin phòng Covid-19 mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên và từ đầu năm 2022 đã triển khai tiêm vắc xin mũi bổ sung, mũi tăng cường (mũi 3) cho người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ mũi cơ bản. Tuy nhiên, tiến độ triển khai tiêm còn chậm so với kế hoạch đề ra là đạt trên 75% vào cuối tháng 3-2022. Nguyên nhân chậm tiến độ một phần do người dân lo ngại về tác dụng phụ sau tiêm vắc xin mũi 3. Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Lê Đăng Ngạn, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang đã có những chia sẻ liên quan đến sự cần thiết của việc tiêm vắc xin mũi 3:

Việc cho trẻ đi học trực tiếp để hòa nhập cộng đồng là cần thiết

Sau nhiều nỗ lực, Tiền Giang đã kiểm soát được dịch bệnh Covid-19. Hiện nay, toàn tỉnh là 'vùng xanh', ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà đã mở cửa lại tất cả trường học, cho học sinh từ bậc mầm non đến trung học phổ thông trở lại trường học trực tiếp.

Hướng đến muỗi mang Wolbachia thay thế hoàn toàn muỗi tự nhiên tại khu vực thả

Sáng 1-3, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh triển khai Dự án Wolbachia tại TP. Mỹ Tho.

BÀI 1: Ứng phó với 'bão' Covid-19

Tính từ ca mắc Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (ngày 3-6-2021, Bộ Y tế gắn mã bệnh nhân ngày 5-6-2021) đến nay đã gần 270 ngày cán bộ, y, bác sĩ, nhân viên ngành Y tế tỉnh nhà phải căng mình nơi 'tuyến lửa'. Những vất vả, hy sinh thầm lặng của họ trong tình trạng quá tải bệnh nhân Covid-19 không gì có thể đong đếm hết. Trong gian khó của 'lửa thử vàng, gian nan thử sức', phẩm chất 'lương y như từ mẫu' của người thầy thuốc càng thêm tỏa sáng…

Những dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của việc tiêm chủng Covid-19 trong thai kỳ cho thấy lợi ích của việc chủng ngừa Covid-19 vượt trội hơn bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn hoặc đã biết của việc tiêm chủng trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

Tiền Giang: Giảm ca bệnh nặng và tử vong do Covid-19, ưu tiên bảo vệ nhóm nguy cơ

Theo đánh giá của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống Covid-19 tỉnh Tiền Giang, tình hình diễn biến dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Hằng ngày, hầu hết các địa phương đều có ghi nhận ca mắc Covid-19, mặc dù ca mắc có giảm nhưng không thể lơ là các biện pháp phòng, chống dịch. Trong điều kiện sống chung với Covid-19 hiện nay, Tiền Giang ưu tiên thực hiện mục tiêu giảm ca bệnh nặng và bệnh nhân tử vong do Covid-19.TỶ LỆ TỬ VONG GIẢM

Tiền Giang: Đẩy nhanh bao phủ vaccine để thích ứng an toàn với dịch COVID-19

Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thanh Thảo, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Tiền Giang, cho biết, số ca mắc COVID-19 mới trung bình mỗi ngày trong tuần qua giảm từ 243 ca/ngày xuống 130 ca, giảm 46,5% so với tuần trước.

Bà Rịa-Vũng Tàu điều trị F0 tại nhà, Tiền Giang phủ vaccine cho trẻ em

Trước tình hình các ca mắc mới trong cộng đồng liên tục xuất hiện, Bà Rịa-Vũng Tàu áp dụng chính sách điều trị cho F0 tại nhà, còn Tiền Giang tăng tốc phủ vaccine COVID-19 cho trẻ em.

Tiền Giang: Bảo đảm tiêm vaccine phòng COVID-19 an toàn cho trẻ em

Nhằm tiến tới mục tiêu tăng miễn dịch cộng đồng bằng vaccine, tỉnh Tiền Giang đang triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh và trẻ em nói chung.

Tiền Giang: 75,3% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm đủ mũi vắc xin Covid-19

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang, trong ngày 21-11, toàn tỉnh đã tiêm được 39.026 liều vắc xin Covid-19. Trong đó, 24.295 liều tiêm cho người lớn gồm 410 mũi 1 và 23.885 mũi 2 và mũi 3; 14.731 liều tiêm cho trẻ em gồm 14.729 mũi 1 và 2 mũi 2.

Trẻ em cần được theo dõi sức khỏe tại nhà 28 ngày sau tiêm vắc xin phòng Covid-19

Sáng 11-11, Sở Y tế Tiền Giang tổ chức tập huấn trực tuyến cho lãnh đạo UBND, cán bộ y tế cấp huyện và xã trong toàn tỉnh về tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi và điều trị F0 tại nhà, tại trạm y tế.

Mọi người đều có vai trò trong việc làm giảm và chậm sự lây lan của dịch Covid-19

Hiện nay, Tiền Giang đang thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Theo đó, đời sống xã hội gần như trở lại với trạng thái bình thường. Trong điều kiện hiện tại, làm thế nào để mọi người có thể vừa lao động, sản xuất vừa đảm bảo an toàn phòng lây nhiễm bệnh là vấn đề đang được quan tâm. Bác sĩ Chuyên khoa 2 (BSCK2) Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang có những chia sẻ thông tin liên quan đến vấn đề này.

Tiền Giang: Phấn đấu tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên

Tỉnh Tiền Giang đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 trên diện rộng nhằm tiến tới đạt mục tiêu tăng miễn dịch cộng đồng bằng vaccine.

Tiêm vắc xin Covid-19 cho học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi và thực hiện 5K để bảo vệ trẻ khi mở cửa trường học

Hiện nay, các trường học đang chuẩn bị mở cửa trở lại để thực hiện dạy học trực tiếp và vấn đề làm cho phụ huynh lo lắng là dịch Covid-19 có thể xâm nhập vào học đường. Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang đã có những chia sẻ về các vấn đề như làm thế nào để bảo vệ trẻ khi trở lại trường học, việc tiêm vắc xin cho học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi tại Tiền Giang ra sao?

Tiền Giang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19

Bác sĩ chuyên khoa II Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang cho biết, tính đến sáng 25/10, tỉnh đã tổ chức tiêm 1.321.817 liều vaccine phòng COVID-19, đạt 79,9% trên tổng số 1.654.130 liều vaccine đã nhận.

Tiền Giang: 67% người từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang, trong ngày 23-10, trên địa bàn toàn tỉnh đã tổ chức tiêm chủng được 87.362 liều vắc xin phòng Covid-19, gồm 74.144 mũi 1 và 13.218 mũi 2.

Vắc xin Covid-19 an toàn cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú

Hiện nay phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú được Bộ Y tế xếp vào đối tượng dễ tổn thương do Covid-19, do đó đây là đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin. Tuy nhiên, nhiều người thuộc các đối tượng này còn e ngại với chỉ định tiêm vắc xin Covid-19 của cán bộ y tế. Bác sĩ Chuyên khoa 2 (BSCK2) Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang khẳng định nhóm đối tượng này cần phải tiêm vắc xin để bảo vệ thai kỳ an toàn cũng như bảo vệ sản phụ và trẻ nhủ nhi trước đại dịch Covid-19.

Việc chậm trễ tiêm vắc xin Covid-19 mũi 2 trong một khoảng thời gian nhất định không ảnh hưởng đến việc duy trì hiệu quả của vắc xin

Hiện tại, nhiều người dân đã tiêm mũi 1 vắc xin Moderna phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất lo lắng vì đã quá thời gian khuyến cáo tiêm nhắc mũi 2 nhưng vẫn chưa được tiêm. Vì sao lại chậm tổ chức tiêm vắc xin mũi 2, việc tiêm mũi 2 muộn so với khuyến cáo có làm mất tác dụng phòng bệnh của mũi 1 hay không và có phải tiêm vắc xin lại từ đầu hay không? Thắc mắc và lo lắng này của người dân được Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK 2) Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang giải thích.

Tiền Giang: Tiến độ tiêm vắc xin Covid-19 đang được đẩy nhanh

Trong ngày 23-9, trên địa bàn toàn tỉnh Tiền Giang đã tiêm chủng được 26.197 liều vắc xin phòng Covid-19. Các địa phương đã đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng cho người dân trên địa bàn với nguồn vắc xin được cấp.

5K cộng với vắc xin là sức mạnh đẩy lùi Covid-19

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có chiều hướng giảm, thể hiện qua tổng số F0 phát hiện trong cộng đồng và qua ghi nhận F0 hằng ngày đã giảm so với con số bình quân của 15 ngày trước. Tuy nhiên, thành quả khống chế và đẩy lùi dịch bệnh của Tiền Giang vẫn chưa ổn định. Theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, chỉ có vắc xin kết hợp với 5K mới tạo thành hợp lực đủ mạnh để đẩy lùi dịch Covid-19 một cách hiệu quả và bền vững.MỖI NGƯỜI DÂN CẦN CÓ Ý THỨC PHÒNG BỆNH

Tất cả vắc xin triển khai tiêm đều được cấp phép lưu hành và kiểm định chất lượng

Hiện nay, bên cạnh điều trị, xét nghiệm vùng nguy cơ cao và rất cao để tách F0 ra khỏi cộng đồng, thì việc phối hợp tiêm vắc xin để nâng cao miễn dịch cộng đồng là rất quan trọng để ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19. Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Ấp Bắc về công tác tiêm vắc xin Covid-19 và hiệu quả bảo vệ của vắc xin đối với sức khỏe người dân.

Chớ chủ quan để xảy ra dịch chồng dịch

Hiện tại, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang hết sức phức tạp thu hút sự quan tâm của cả cộng đồng nên việc phòng tránh sốt xuất huyết (SXH) có phần thiếu tập trung. Đây có thể là nguy cơ dẫn đến dịch chồng dịch vô cùng nguy hiểm.

2 ngày đầu tiêm vắc xin Covid-19 trên địa bàn TP. Mỹ Tho an toàn

Bác sĩ Chuyên khoa 2 (BSCK2) Nguyễn Ngọc Chơn, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và BSCK2 Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc CDC Tiền Giang đã giám sát tiêm vắc xin Covid-19 tại các điểm tiêm chủng của TP. Mỹ Tho.

Tiền Giang: Tiêm vắc xin theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ vùng dịch trọng điểm

Đây là phương án tổ chức Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2021 được UBND tỉnh Tiền Giang chọn lựa sau khi xem xét những ưu và nhược điểm của từng phương án.

Tiền Giang ưu tiên vắc xin để dập dịch tại TP. Mỹ Tho

Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang đang diễn biến rất phức tạp. Tổng số ca mắc Covid-19 tại TP. Mỹ Tho chiếm khoảng 36% tổng số F0 toàn tỉnh, cụ thể tính đến ngày 9-8, toàn thành phố có 1.649 ca mắc Covid-19 với trên 40 người tử vong.

Để mọi người dân đồng thuận, ủng hộ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Chính phủ, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ nhập khẩu 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 (gọi tắt là vắc xin) để tiêm cho 70% dân số từ 18 tuổi trở lên. Đến nay, Việt Nam đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều vắc xin và đang đàm phán mua 55 triệu liều vắc xin nữa.

Tiền Giang sẽ được phân bổ thêm hơn 2,2 triệu liều vắc xin phòng Covid-19

Tiền Giang đang là một trong những tỉnh có diễn biến dịch Covid-19 phức tạp hiện nay. Tỉnh đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khoanh vùng, dập dịch nhằm khống chế mầm bệnh bùng phát trong cộng đồng. Cùng với các biện pháp trên, tỉnh còn tập trung thực hiện nhanh công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 để tạo miễn dịch cộng đồng, góp phần đẩy lùi dịch bệnh. Bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK2) Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh trao đổi xung quanh công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 của tỉnh.

Tập huấn công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Tiền Giang, sáng 23-6, Sở Y tế Tiền Giang phối hợp Ban Quản lý các khu công nghiệp tổ chức tập huấn trực tuyến về công tác phòng, chống Covid-19 cho doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

7 người từ Bắc Giang đến huyện Cái Bè âm tính lần 1 với SARS-CoV-2

Chiều 28-5, Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Tiền Giang cho hay các trường hợp đến từ Bắc Giang đã được cách ly tập trung và có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với SARS-CoV-2.

Thực hiện nghiêm túc an toàn phòng dịch Covid-19 khi tiêm chủng mở rộng

Đoàn giám sát do Bác sĩ CK2 Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang làm trưởng đoàn vừa đến kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng mở rộng tại các địa phương.

Sáng mai, Tiền Giang sẽ hoàn thành tiêm vắc xin phòng Covid-19 đợt 1

Thông tin từ Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Đăng Ngạn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tiền Giang (CDC), tính đến ngày 10-5, toàn tỉnh đã thực hiện tiêm mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho 10.927 người, đạt trên 91% so với tổng số liều vắc xin được Bộ Y tế phân bổ đợt 1. Qua báo cáo của các đơn vị tiêm chủng, có 262 người có phản ứng thông thường sau tiêm, không có trường hợp phản ứng nặng.