Thanh Hóa luôn chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các chủ thể sản xuất từ khâu tuyên truyền, quảng bá, đào tạo tập huấn, nâng cao chất lượng sản phẩm đến mở rộng vùng nguyên liệu... để các sản phẩm OCOP phát triển bền vững. Với sự trợ lực kịp thời, tích cực của các cấp, ngành, địa phương, đã có nhiều sản phẩm OCOP chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá cao.
Dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn vừa qua, gia đình anh Phạm Văn Tưởng, thôn Đồng Tâm, xã Quảng Trường đã xuất bán trên 1 tấn thỏ thương phẩm, với giá bán dao động từ 85 đến 100 nghìn đồng/kg, đem lại lợi nhuận gần 100 triệu đồng. Đây là thành quả xứng đáng sau những tháng ngày tập trung cho lứa thỏ, cung ứng cho thị trường dịp tết. Nhờ việc áp dụng kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi thỏ nhiều năm, gia đình anh Tưởng đã trở thành địa chỉ uy tín cung cấp thỏ thương phẩm ở xã Quảng Trường.
Chương trình OCOP - mỗi xã một sản phẩm, ở đó sản phẩm mang đặc trưng vùng miền không chỉ phát huy lợi thế đem lại hiệu quả kinh tế; mà còn ví như những 'đại sứ văn hóa' với những 'câu chuyện sản phẩm' chứa đựng nét đẹp lao động, sản xuất và tinh hoa văn hóa trao truyền của những thế hệ không ngừng sáng tạo. Tuy nhiên, làm thế nào để những sản phẩm OCOP thực sự trở thành 'đại sứ văn hóa' giàu giá trị lại là câu chuyện còn nhiều trăn trở. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Thanh Hóa cuối tuần đã trao đổi với các ông: Bùi Công Anh - Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa; Lê Đại Hiệp - Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quảng Xương; Nguyễn Hữu Thành - Chủ tịch UBND xã Hà Long (Hà Trung).
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa đã hình thành được nhiều chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn (TPAT) 'từ trang trại đến bàn ăn', đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng; góp phần thay đổi tư duy, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Để từng bước hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, huyện Quảng Xương thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tích tụ, tập trung đất đai, góp phầqun nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và thu nhập cho người dân.
Trong những năm qua, việc phát triển sản phẩm OCOP gắn xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Xương đang mang lại nhiều hiệu ứng tích cực, góp phần phát huy lợi thế sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Theo xu thế phát triển nông nghiệp hiện đại, cần phải quy hoạch phát triển những vùng sản xuất quy mô lớn. Đây chính là giải pháp căn cơ để tạo điều kiện thuận lợi cho áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, có sản phẩm chất lượng và bảo đảm số lượng theo yêu cầu của thị trường... Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, ngày 11-1-2019, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết 13-NQ/TU về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Với những kết quả đáng ghi nhận sau hơn 2 năm triển khai, cho thấy việc quy hoạch, bố trí đất đai sản xuất nông nghiệp quy mô lớn cần tiếp tục được thực hiện...
Mục tiêu phát triển nông nghiệp của huyện Quảng Xương là tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp, tạo bước đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC), thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Để thực hiện những mục tiêu này, nhiều giải pháp đã được huyện đề ra và thực hiện quyết liệt, đồng bộ.
Thời gian qua, huyện Quảng Xương đã tập trung triển khai nhiều giải pháp quản lý, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Qua đó, không chỉ tạo điều kiện khuyến khích người dân tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hình thành tư duy sản xuất hiện đại mà còn góp phần tạo đầu ra ổn định cho nông sản, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
Trong bối cảnh thực phẩm an toàn (TPAT) đang bị xen lẫn với các thực phẩm kém chất lượng thì việc xây dựng các chuỗi cung ứng TPAT được xem là giải pháp hữu hiệu nhằm cung cấp các sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng, mang lại lợi ích cho người sản xuất, kinh doanh; góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.
Là nông dân giàu kinh nghiệm, nên những đợt rét trong thời điểm gieo mạ vừa qua đã không làm bà Trần Thị Lài, xã Quảng Phúc (Quảng Xương) bị động. Ngay từ đầu vụ, cùng với việc giải phóng đất, chuẩn bị giống, bà Lài đã chủ động mua nilon, cùng với tre nứa để che phủ cho mạ trong những ngày trời rét. Bà Lài cho biết: Sản xuất vụ đông xuân năm nào cũng vào mùa mưa lạnh nên chúng tôi đã có kinh nghiệm.
Liên kết sản xuất nông nghiệp vừa là xu thế tất yếu, vừa là nhu cầu trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Ở đó, người nông dân góp đất, HTX hoặc các doanh nghiệp có tiềm lực góp công nghệ, đứng ra liên hệ tạo thị trường đầu ra cho sản phẩm. Vấn đề này đang được thực hiện khá hiệu quả tại huyện Quảng Xương trong vài năm gần đây.