Graffiti chuyển mình vượt định kiến

Phá cách trong xu hướng sáng tạo nhưng theo đuổi thực hành graffiti một cách nghiêm túc, các nghệ sĩ trẻ dần đưa nghệ thuật đường phố này bước vào không gian triển lãm trang trọng, kết hợp nghệ thuật truyền thống để tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc.

Đối thoại Thư pháp và Graffiti: Tại sao không?

Những ngày này khách tham quan đổ về Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội đông hơn để đón xem một triển lãm có một không hai mang tên 'Đối thoại Thư pháp và Graffiti' (do Trung tâm Hoạt động văn hóa, khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phối hợp Viện Văn hóa, nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức). Liệu 2 bộ môn nghệ thuật có quá nhiều điều khác biệt này sẽ đối thoại với nhau như thế nào?

Thư pháp và graffiti 'đối thoại' để cùng hướng tới chân-thiện-mỹ

Các nghệ sỹ tham gia triển lãm cho rằng graffiti hay thư pháp chỉ là vấn đề chất liệu. Họ có điểm chung là cùng hướng đến 'chân-thiện-mỹ.' Do đó, họ dễ dàng tìm được tiếng nói chung khi 'đối thoại.'

Ranh giới mong manh giữa nghệ thuật graffiti và bôi bẩn

Vẽ tranh tường hay graffiti gây tranh cãi ở TP.HCM sau khi toa tàu metro bị bôi bẩn. Tuy nhiên, giới nghệ sĩ và người dân có góc nhìn khác về môn nghệ thuật này.

Chung cư cũ 'lột xác' nhờ tranh vẽ khổng lồ

Bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 17 giờ chiều mỗi ngày, 5 họa sĩ đường phố ở TP Hồ Chí Minh dùng xe cẩu cao hơn 20m 'biến' các bức tường chung cư cũ ở Quận 1 thành những bức tranh khổng lồ đầy màu sắc, đậm chất đường phố.