Ở cái nơi được gọi là 'đỉnh trời', cũng là nơi khó khăn nhất của miền sơn cước Quảng Nam, cả thầy và trò đang cùng nhau vượt khó.
Thôn 2 xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn từng là ổ dịch bạch hầu của tỉnh Quảng Nam, cả làng sợ tiêm chủng. Hiện nay, với nhiều nỗ lực của địa phương, người dân dần cởi mở hơn với y tế hiện đại.
Phước Lộc là xã vùng núi cao, xa nhất của huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Gần 10 năm trước, địa phương này được biết đến khi liên tiếp xuất hiện nhiều ca bệnh bạch hầu khiến nhiều người tử vong. Dân làng cho rằng đây là căn bệnh lạ, do 'bùa ngải' gây ra. Đến khi đội ngũ y tế của tỉnh đến, tiếp cận thì mới biết đó là bệnh bạch hầu. Đến nay, gần 10 năm trôi qua, cuộc sống có nhiều đổi thay, tuy nhiên những hủ tục vẫn còn ăn sâu trong tiềm thức của người dân nơi đây...
Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là khoáng sản vàng trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng ở một số địa phương, công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản vàng vẫn còn lỏng lẻo, có nơi có dấu hiệu làm ngơ cho các đối tượng khai thác trái phép. Đặc biệt gần đây, tại một số địa điểm, các đối tượng khai thác vàng trái phép hoạt động ngày càng rầm rộ hơn, thậm chí làm cả ban đêm. Hậu quả làm thất thoát tài nguyên, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ANTT tại địa phương.
Đã gần ba năm sau vụ sạt lở núi kinh hoàng lấp vùi nhiều nhà cửa, cuốn trôi của cải, gia súc và con người tại thôn 3, nơi còn gọi là làng Ong. Nén lại những khổ đau, mất mát, người may mắn sống sót đã gượng dậy, trở về gây dựng lại cuộc sống. 30 ngôi nhà của thôn 3, xã Phước Lộc (Phước Sơn, Quảng Nam) đã được chính quyền các cấp giúp đỡ dựng lại trên nền đất mới.
Đã gần 3 năm sau vụ sạt lở kinh hoàng ở thôn 3, xã Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam), khiến 11 người chết, hàng chục ngôi nhà bị xóa sổ, đến nay, nơi đây đã có cuộc sống mới khi ruộng nương dần tươi tốt.
Phóng viên Báo Công an TPHCM tiếp cận 2 bãi vàng quy mô khá lớn trong rừng tự nhiên ở huyện Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam). Lãnh đạo xã nói 2 bãi vàng này có giấy phép thăm dò, nhưng lãnh đạo huyện khẳng định trái phép...
Tuyến đường dẫn cầu Khỉ bị sạt lở, người dân xã Phước Lộc trèo lên thành, bám theo lan can đi bộ ra ngoài.
Một tuần qua, đường dẫn vào cầu khỉ bắc qua sông Đắk Mi trên đường ĐH5 (xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam) bị mưa lớn cuốn trôi. Đoạn đường 10 mét chỉ còn thành, lan can cầu, phía dưới là vực sâu hơn 15m. Nhiều người dân địa phương đã liều mình bám lan can để đi qua.
Mưa lớn cuốn trôi một đoạn đường dẫn lên cầu Khỉ khiến người dân miền núi Quảng Nam phải liều mình đu lan can mới có thể vượt sông.
Đường dẫn qua cầu bị lũ cuốn trôi, nhiều người dân ở tỉnh Quảng Nam mạo hiểm bám lan can để đi qua.
Sau gần 50 năm, đỉnh trời Phước Lộc (huyện Phước Sơn) mới được hòa vào lưới điện quốc gia. Ánh sáng, đã đi tới những bản làng xa nhất…
Chiều 12/9, ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, clip ghi lại cảnh người dân liều mình qua dòng nước lũ chảy xiết là ở địa phương.
Mưa lũ, sạt lở núi kinh hoàng hồi cuối năm ngoái tại huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, hạ tầng giao thông bị hủy hoại nghiêm trọng.
Tại buổi họp báo thường kỳ do UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức mới đây, Trung tá Phan Thắng - Phó Chỉ huy kiêm Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Thừa Thiên - Huế, cho biết, các lực lượng không thể tiếp tục thực hiện công tác tìm kiếm 11 nạn nhân mất tích tại khu vực thủy điện Rào Trăng 3.
Sau sạt lở kinh hoàng là nhà cửa bị xóa sổ, là tang trắng trời mây... Nhưng giờ đây ở Nam Trà My, Phước Sơn (Quảng Nam), Tết mới đang đến cùng cuộc sống mới...
Để các hộ dân khó khăn vùng biên giới, các gia đình bị thiệt hại nặng nề do bão lũ... được đón Tết Tân Sửu 2021 ấm áp, những ngày này, trên khắp cả nước, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội đang triển khai nhiều hoạt động chăm lo, hỗ trợ thiết thực.
Tại Quảng Nam, các huyện miền núi đang tích cực triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc, gia cầm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do rét gây ra.
Trở lại nơi bị sạt lở, lũ quét (cách đây hơn 2 tháng) gây bao tang thương tại Quảng Nam, trong cái rét mướt của núi rừng miền Trung là sự rộn ràng của tiếng máy cưa, máy đào… hòa lẫn tiếng xì xào của những cụ già. Xa xa, tiếng ê a của những đứa trẻ đang học đánh vần vọng lại. Trên những bãi đất đá tàn dư của những trận lũ quét và sạt lở núi, chồi non đội bùn ngoi lên. Âm thanh cuộc sống thường nhật đã vang lại giữa núi rừng...
Những ngày cuối năm 2020, chính quyền địa phương tỉnh Quảng Nam cũng như người dân sống trong vùng sạt lở huyện Phước Sơn đang nỗ lực khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ cho cuộc sống hằng ngày của người dân.
Chính quyền Quảng Nam tập trung lực lượng mở đường phá thế cô lập, giúp dân tái thiết cuộc sống sau những đợt thiên tai, mưa lũ tàn phá.
Chiều 7/12, ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, lực lượng chức năng huyện Phước Sơn đang dùng xe múc mở đường vào khu vực sạt lở tìm kiếm nạn nhân còn mất tích.
Chiều 7/12, ông Lưu Huyền Thoại, Chủ tịch UBND xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam cho biết, ngành chức năng đưa máy móc cơ giới vào khu vực sạt lở tìm kiếm nạn nhân còn mất tích.
* MỘT PHU VÀNG TỬ VONG KHI QUA SUỐI