Tháng 6/2020, Cụm thông tin đối ngoại Cửa khẩu quốc tế La Lay (gọi tắt là Cụm) được Bộ Thông tin và Truyền thông đầu tư và bàn giao cho tỉnh Quảng Trị quản lý, sử dụng. Qua 4 năm đi vào hoạt động, Cụm đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc quảng bá thông tin về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh Quảng Trị, tuyên truyền về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước đối với du khách và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào sống trong khu vực biên giới.
Những tập tục lạc hậu ăn sâu, bám chặt trong nhận thức, khiến người ốm đau không được đưa đến cơ sở y tế để chữa trị; tục đâm trâu trong các lễ hội gây lãng phí, tốn kém; tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, làm trì trệ sự phát triển. Với sự chủ động vào cuộc quyết liệt của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, các giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc văn hóa của đồng bào được gìn giữ, phát huy, nhiều hủ tục lạc hậu đã được loại bỏ.
Là huyện miền núi có trên 80% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nên huyện Đakrông có những nét đặc trưng riêng về văn hóa. Chính vì vậy, huyện đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện công tác bảo tồn, duy trì, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc trên địa bàn, đẩy mạnh phong trào 'Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa' nhằm góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân, khơi dậy ý thức đoàn kết cộng đồng trong từng khu dân cư.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quyết định đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 36 di sản. Theo đó, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều di sản được công nhận nhất, sau đó là Hà Giang và Phú Thọ.
Nhắc đến Quảng Trị, ta thường ấn tượng về vùng đất khắc nghiệt, 'gió Lào, cát trắng', ít ai biết, Quảng Trị còn có nhiều điểm du lịch đẹp như đảo Cồn Cỏ, biển Cửa Việt, vùng núi Hướng Hóa…
Người Pa Kô là những chủ nhân lâu đời của vùng đất miền núi cao 2 huyện Hướng Hóa và Đakrông, tỉnh Quảng Trị, với số dân ước khoảng gần 16.500 người. Trong đời sống của người Pa Kô có rất nhiều lễ hội, nhưng lễ hội Ariêu Ping là lớn nhất và mang đậm nét văn hóa tâm linh đặc sắc, thể hiện sự tôn kính, hiếu nghĩa của người đang sống với những người đã khuất, đồng thời, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng dân cư, cùng nhau xây dựng bản làng no ấm, phồn vinh và hạnh phúc…