Ở tuổi 58 với đủ thứ bệnh trong người, bà Lê Kim Cúc (thôn Hoàng Ân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) còn phải gồng mình nuôi người con gái bị bệnh thần kinh và đứa cháu ngoại không có cha.
Gia cảnh chị Nguyễn Thị Duyên (SN 1978, hẻm 149 Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) khiến ai cũng xót xa. Chồng chết, một mình chị nuôi 4 con nhỏ nên cuộc sống vô cùng khó khăn.
Đi dạy được mấy tháng, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Thiện (Trường Mẫu giáo Hoa Sen, xã Xuân An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) phải làm đơn xin nghỉ để điều trị bệnh ung thư vòm hầu. Gia cảnh khó khăn, việc chữa bệnh kéo dài, cô Thiện hiện rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.
Vợ chồng bà Phạm Thị Hằng (thôn Hoàng Yên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) có 5 người con thì 3 con nhỏ bị bệnh tật. Cuộc sống của gia đình đã nghèo càng thêm khốn cùng, bế tắc.
'Gia đình em Rơ Châm Phước là hộ nghèo ở làng Pok. Bố em-ông Rơ Châm Jít bị tàn tật, còn Phước bị bệnh cần tiền chữa trị'-anh Rơ Châm Beh-Bí thư Đoàn xã Ia Khươl (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) cho biết.
Bao năm sống trong cảnh nghèo khó và bệnh tật, tai họa lại ập xuống gia đình chị Nguyễn Thị Hồng (SN 1987, buôn Suối Cẩm, xã Chư Drăng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) khi người chồng vừa tử vong do đuối nước. Gánh nặng mưu sinh từ nay lại dồn lên đôi vai gầy guộc của chị.
'Con ước có 1 chiếc giường để ngủ và không phải đi xin gạo nhà bà ngoại nữa'-đó là chia sẻ của em Kpă Sa Mi (làng Bak Kuao, xã Ia Băng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai). Bố thần kinh không ổn định, mẹ bị khoèo 1 bên tay và chân, vì vậy mà căn nhà trống huơ, trống hoác từ trước ra sau và cuộc sống của gia đình em thì cứ lắt lay qua ngày.
Cuối năm 2020, bà Lương Thùy Hương (63 tuổi, trú tại tổ 4, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) bị tai biến phải nằm liệt một chỗ. Do không có người thân nên cuộc sống của bà phải nhờ cậy vào sự giúp đỡ của bà con lối xóm và những tấm lòng hảo tâm.
Thay vì được con cái chăm sóc, phụng dưỡng thì bà Nguyễn Thị Hương (77 tuổi, tạm trú tại khu nhà trọ số 187/61, đường Cách Mạng Tháng Tám, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) lại trở thành chỗ dựa duy nhất của người con trai bị tai biến mạch máu não và cháu trai 7 tuổi.
Năm 2013, vợ chồng anh Vưng-chị Rcom H'Sinh (làng Ngó, phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) sinh cháu Rcom H'Pyiu. Mặc dù cháu bị bệnh ung thư máu nhưng do nhà nghèo nên hiện không có tiền điều trị.
Anh Trần Anh Tuấn (SN 1985, làng Ia Kle, xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) bị liệt đôi chân do tai nạn lao động. Kể từ đó, gia đình anh rơi vào cảnh túng quẫn, bế tắc. Càng xót thương hơn khi người vợ bỏ đi, đẩy anh vào cảnh 'gà trống nuôi con'.
Gần 1 năm qua, chị Hoàng Thị Tươi (SN 1990, trú tại làng Pơ Nan, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang) một mình vất vả bươn chải kiếm tiền lo cho chồng bị bệnh ung thư máu và nuôi mẹ già cùng các con.
Những năm qua, chị Yeo hàng ngày phải gồng gánh nuôi 3 người thân mắc bệnh tâm thần trong căn nhà xập xệ ở làng Dôr 2, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Sinh ra đã chịu cảnh tật nguyền nhưng cậu bé Đức (SN 2009, trú tại làng Tiêng, xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) vẫn cố gắng vượt qua nghịch cảnh của cuộc sống và theo đuổi đam mê của mình.
Người làng Dơk Rơng (xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh 3 bà cháu nghèo khó, sống trong căn nhà quây tạm bằng mấy tấm tôn cũ. Đó là trường hợp của bà Amyoch, 72 tuổi và 2 cháu nội là Thom (7 tuổi), Thi (5 tuổi).
Đó là hoàn cảnh của mẹ con bà H'Luc (58 tuổi, làng Ia Lang, phường Chi Lăng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Để có tiền chữa bệnh cho con trai bị bệnh não úng thủy, thỉnh thoảng, bà lại cho con nằm trên chiếc xe lăn đẩy đi một quãng đường xa đến Trung tâm Thương mại Pleiku để cầu xin lòng thương của mọi người.
Gần 3 năm trở lại đây, tại những hàng quán ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), người ta thường thấy một người đàn ông khuyết tật cả đôi chân, di chuyển bằng đôi tay nhờ vào 2 chiếc ghế nhựa thấp chào mời mua vé số. Đó là anh Trần Văn Phương.
Khi phát hiện bị ung thư vú, chị Hồ Thị Bích Hiếu (SN 1988, thôn Châu Thành, xã Đak Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đang mang thai được 4 tháng. Khi chúng tôi đến thăm, chị nói trong đau đớn: 'Tôi chỉ muốn được sống để nuôi con'.
Hơn 2 tháng nay, em Hoàng Tấn Đạt (dân tộc Sán Dìu, lớp 3E, Trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) phải vật vã chống chọi với những cơn đau dữ dội từ bệnh ung thư mắt. Chi phí điều trị gần 100 triệu đồng nhưng gia đình em lại gặp rất nhiều khó khăn khi bố bị bệnh thoát vị đĩa đệm, mẹ bị bệnh tiểu đường type 2.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, 3 cháu nhỏ phải sống dựa vào gia đình người họ hàng bên mẹ tại làng Tnao (xã Ia Boòng, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai). Ngặt nỗi, gia đình này cũng nghèo khó, lại đông con nên cuộc sống cứ chật vật, lắt lay.
Cậu con trai 12 tuổi mắc bệnh ung thư, vợ bị thoát vị đĩa đệm và 3 đứa con còn nhỏ khiến gia đình anh Nguyễn Văn Khánh (buôn Drok, xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) lâm vào cảnh túng thiếu.
Hôm ấy, chị Nguyễn Thị Ngọc Trâm đến mua 3 phần cơm ở quán Yên Vui (giá 2.000 đồng/suất) về cho cha mẹ. Theo chân chị, tôi gặp vợ chồng ông Nguyễn Trương (SN 1940) và bà Phạm Thị Đào (SN 1943) tại căn nhà nằm sâu trong hẻm 233/3 Nguyễn Viết Xuân (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Bên bậu cửa hẹp của căn nhà vách ván, mái lợp tôn, ông bà ngồi đón đợi con.
Từ ngày chị Kpă H'Nhoai (làng Khô Roa, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh) phát bệnh tâm thần, chồng bỏ đi nơi khác sống. Hơn 10 năm qua, 3 mẹ con chị sống nương nhờ vào sự giúp đỡ của người thân và bà con xóm giềng. Đáng thương hơn là căn nhà đang ở bị xuống cấp nên các con phải ở nhờ nhà người khác, còn chị H'Nhoai sống vò võ một mình.
Mới đây, chúng tôi đến thăm gia đình chị Ksor H'Trir (làng Ngó, phường Trà Bá, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lia). Ngôi nhà lụp xụp rộng chừng 10 m2 là nơi trú ngụ của vợ chồng chị và 2 người con bị đau bệnh.
Cuộc sống đang phải chạy ăn từng bữa thì vợ chồng chị H'Luang (làng Ngó, phường Trà Bá, TP. Pleiku) chết lặng khi nghe bác sĩ thông báo con trai bị bệnh ung thư máu, để chữa trị phải tốn kém rất nhiều tiền.
Bố mẹ bỏ nhau, Rơ Châm Nghĩa (SN 2015, làng Tuêk, xã Đak Tơ Ve, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) về ở với ông bà ngoại. Đau đớn hơn, từ tháng 3-2020, vùng đùi trái của Nghĩa bị u ngoại bi thần kinh nguyên thùy. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh) cho biết, để giữ sự sống, Nghĩa phải phẫu thuật cắt bỏ chân trái. Ông bà ngoại rất nghèo nên cháu rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
Bị teo chân nên cuộc sống của ông Nguyễn Ghi Ta (thôn Bản Tân, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) nhiều năm qua chỉ quanh quẩn trong ngôi nhà hơn 20 m2. Cuộc sống nghèo khó, bệnh tật, con lại còn nhỏ nên ước mơ lớn nhất của người đàn ông tuổi 65 là sửa lại ngôi nhà đã xuống cấp cũng trở nên quá xa vời.
Bão số 9 gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên. Tại Gia Lai, 1 người đã thiệt mạng khi tìm nơi trú ẩn, đó là anh Puih Pyan (làng Ia Lang, phường Chi Lăng, TP. Pleiku). Sáng 28-10, trong lúc cùng vợ-chị H'Thon-đi bán rau giữa ngày mưa bão, anh Pyan đã tử vong do bị một đoạn tường bê tông đổ ập xuống đầu. Bão đi qua nhưng nỗi buồn đau sẽ còn ở lại trong lòng người vợ trẻ.
'Mình chỉ mong được chết sau chồng con, chứ nếu mình đi trước thì ai sẽ chăm sóc hai bố con ông ấy'-bà Sơih (78 tuổi, làng Tuơh Ktu, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) nói trong nước mắt.
12 năm đèn sách thì có tới 7 năm phải xa nhà để theo đuổi giấc mơ con chữ. Ước mong trở thành cô giáo dạy chữ cho trẻ em đã trở thành động lực giúp cô học trò nghèo Nay H'Ban (thôn Tân Điệp 1, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT với điểm số cao. Song giờ đây, dù đã chuẩn bị đầy đủ hành trang để lên đường nhập học tại Đại học Đà Nẵng thì ước mơ ấy của em có nguy cơ dang dở vì gia đình không đủ khả năng.
7 năm qua, vợ chồng anh chị Phạm Hùng-Nguyễn Thị Thắm (thôn Châu Khê, xã Đak Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) sống lay lắt trong căn nhà tạm bợ của người thân. Chị Thắm bị sứt môi hở hàm ếch bẩm sinh và suy thận giai đoạn cuối; còn anh Hùng bị liệt chân trái, không làm được việc nặng.
Nhà có 3 thành viên thì 2 người bị bệnh. Con gái chưa đầy 5 tuổi vừa bị sứt môi hở hàm ếch vừa có biểu hiện của chứng tự kỷ, còn người chồng thì bị bệnh ung thư tuyến giáp. Vậy nên, mọi gánh nặng dồn hết lên đôi vai người vợ trẻ Rah Lan Huýt (làng Phun Thanh, xã Ia Băng, huyện Chư Prông).
Sau 37 năm làm hộ lý tại Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), đầu năm 2017, bà Nguyễn Thị Than (SN 1962, trú tại 97 Nguyễn Trung Trực, TP. Pleiku) nghỉ hưu theo chế độ. Những tưởng được an nhàn khi về già, không ngờ đến cuối tháng 7-2017, bà phát hiện bị ung thư buồng trứng giai đoạn 3. Cùng lúc này, người chồng đột ngột qua đời, cuộc sống của bà gần như bế tắc.
Mới 2 tuổi, cháu Lê Minh Phú Quý (trú tại làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ) đã bị viêm não, viêm tủy và viêm não-tủy. Con trai vừa trải qua cuộc đại phẫu nhưng do không có tiền nên chị Trần Thị Giang phải xin xuất viện, về ở tạm nhà người quen ở tỉnh Bình Dương để điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP. Hồ Chí Minh).
Đó là hoàn cảnh đáng thương của em Rơ Châm Chiên (SN 2003, trú tại làng Krái, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) không may bị tai nạn giao thông gây chấn thương cột sống, viêm đa dây thần kinh dẫn đến liệt 2 chân. Tình cảnh ấy khiến gia đình em Chiên ngày càng khánh kiệt.
Chị Nguyễn Thị Thía (SN 1976, làng Đê Tur, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) đã phải vay nóng hàng trăm triệu đồng và bán đi căn nhà để có tiền chữa bệnh cho chồng là anh Nguyễn Văn Phước bị ung thư gan giai đoạn cuối. Nhưng rạng sáng 7-3, anh Phước đã không qua khỏi cơn bạo bệnh, để lại cho vợ con nỗi buồn đau khôn tả cùng gánh nặng nợ nần.
Gần 2 tháng qua, anh Rô Dung (SN 1978, làng H'Bel 1, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa) lúc nào cũng tất bật chăm sóc vợ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Trước đó, vợ anh là chị Ksor H'Djong (SN 1982) không may ngã từ chòi rẫy xuống đất bị gãy xương cổ. Hơn 1 ha rẫy đã phải bán đi để có tiền chạy chữa cho vợ. Thế nhưng tiền đã hết mà vợ anh vẫn nằm bất động.
Căn bệnh bướu cổ ác tính khiến anh Hlan (SN 1987, trú tại thôn Klot, xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai) từ trụ cột của gia đình dần trở thành gánh nặng cho vợ con. Không có tiền chữa trị, chị Alen chỉ biết khóc mỗi khi chồng quằn quại trong đau đớn, cơ thể ngày một héo mòn. Nỗi đau của chị đã chạm đến tột cùng trong đêm 26-2, khi bất lực nhìn chồng ra đi mãi mãi.
Mẹ bị động kinh, bố bỏ đi với người đàn bà khác nên 3 chị em: Phạm Thị Quỳnh Anh (SN 2010), Phạm Quốc Anh (SN 2012, cùng học tại Trường Tiểu học Đak Krong, huyện Đak Đoa) và Phạm Quốc Thế Anh (SN 2015, học Trường Mầm non xã Đak Krong) đang đứng trước nguy cơ phải nghỉ học vì gia cảnh nghèo khó.
Chăm chồng tại Khoa Ung bướu và Y học hạt nhân (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), chị Trương Thị Hòa (45 tuổi, thôn Tân Lập, xã Trang, huyện Đak Đoa) nói trong đau đớn: 'Anh làm thợ xây, là trụ cột gia đình. Vậy mà giờ anh bị ung thư, sống chết chưa biết ngày nào, hiện không thể thở bằng mũi mà chỉ có thể thở bằng đường miệng'.
Chiều 2-1, anh Puih Hum (34 tuổi, làng De Lung 2, xã Ia Tô, huyện Ia Grai, Gia Lai) chở 3 bao mì tươi từ rẫy về nhà. Khi đến một con dốc thì xe của anh mất phanh, lao thẳng xuống hố sâu. Vụ tai nạn khiến anh bị vỡ tá tràng, viêm phúc mạc toàn bộ vùng bụng, phải cắt một khúc ruột già.
Sáng 21-1, khi đang đi xe máy trên đường đoạn qua thôn 4 (xã Đak Krong, huyện Đak Đoa) thì chị Đỗ Thị Lan-giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Trần Kiên (xã Hà Đông, huyện Đak Đoa) bị tai nạn ngã xuống đường bất tỉnh. Các bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết, bệnh nhân Lan bị dập gan, thận độ IV, rách môi mép trái. Tai nạn ập đến vào những ngày giáp Tết khiến gia đình cô giáo Lan rơi vào cảnh 'họa vô đơn chí'.
Đầu năm 2018, anh Phạm Thanh Tự (SN 1976, trú tại làng Hrai Dong, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh) phát hiện bị ung thư đại tràng nhưng không có tiền chữa trị. Vì vậy, anh Tự phải tạm chống chọi bằng những viên thuốc giảm đau. Đến tối 7-1, anh được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu do quá đau đớn và suy kiệt.
Mắc bệnh hen phế quản, hôn nhân đổ vỡ, một mình anh Nguyễn Duy Thanh (thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê) chật vật nuôi con thơ dại. Gần đây, anh đi khám thì phát hiện bị suy tim, tràn dịch màng tim, phổi. Cuộc sống của 2 cha con anh Thanh vì vậy càng trở nên khốn khó.
Dù bị bệnh thận mãn tính nhưng anh Nguyễn Hoài Nam (31 tuổi, thôn Hà Lòng 1, xã Kdang, huyện Đak Đoa) vẫn gắng gượng đi làm thuê để có tiền chữa bệnh và chăm lo cho mẹ. Một ngày giữa tháng 6-2016, khi đang chặt ngọn trụ hồ tiêu thuê thì thang đổ khiến anh bị giãn cột sống lưng.
Năm 2017, khi biết mình mắc bệnh suy thận mạn tính giai đoạn 4, chị Wơl (làng Groi 1, xã Glar, huyện Đak Đoa, Gia Lai) lo lắng khôn cùng. Cũng bởi, hoàn cảnh gia đình chị quá khó khăn, trong khi con còn nhỏ. Vì không được điều trị kịp thời nên sức khỏe của chị Wơl ngày một sa sút.
Đó là gia đình anh Huỳnh Văn Thiện (47 tuổi) và chị Lương Thị Mỹ Trang (39 tuổi) ở thôn 2, xã Trà Đà, TP. Pleiku. Mới rồi, anh Thiện bị điện giật dẫn đến bỏng nặng, đôi bàn tay co rút, suy đa tạng; trước đó, chị Trang làm thợ hồ cũng bị ngã chấn thương cột sống. Gia đình vốn đã nghèo, tai ương lại liên tiếp ập xuống khiến cuộc sống của anh chị ngày càng túng quẫn, bi đát hơn.
Trên chiếc giường bệnh ở Khoa Ngoại Thần kinh sọ não (Bệnh viện Đa khoa tỉnh), em Siu Tho (16 tuổi, làng Mook Đen, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) vẫn còn lúc tỉnh lúc mê sau 1 tháng bị tai nạn giao thông. Chị Siu Hồng đã nhiều đêm chưa có được một giấc ngủ trọn vẹn, ngày đêm túc trực chăm sóc với mong ước con mình khỏe mạnh trở lại.
Cha mất cách đây 3 năm, nay 2 chị em Huỳnh Thị Mỹ Lệ (SN 2000) và Huỳnh Thị Minh Thư (SN 2005, trú tại hẻm 122 Lê Thánh Tôn, phường Ia Kring, TP. Pleiku) lại thêm cảnh mất mẹ. Không còn vòng tay yêu thương, chở che của cha mẹ, 2 chị em chỉ còn biết nương tựa vào bà nội già yếu tuổi đã ngoài 90.
Đầu tháng 9-2019, khi chồng đột ngột qua đời vì ung thư máu, chị Phạm Thị Huệ (SN 1990, trú tại thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) gồng mình làm thuê nuôi 4 con thơ đang tuổi ăn học và trả khoản nợ khoảng 350 triệu đồng đã vay trước đó để chữa bệnh cho chồng.