Những năm gần đây, cây quế được trồng nhiều ở Bát Xát. Màu xanh của quế bạt ngàn trên những nương đồi là kết quả của 'cuộc cách mạng' trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện.
Trong những năm qua, nhiều hộ dân ở Bát Xát đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang nuôi thủy sản, trong đó tập trung chủ yếu vào các loại cá cho năng suất, chất lượng cao như trắm, chép, lăng, rô phi. Nuôi cá đã giúp nhiều hộ dân ở Bát Xát thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Những ngày này, trên địa bàn tỉnh xảy ra đợt rét đậm, nhiệt độ các khu vực giảm phổ biến còn 12 - 15 độ C, vùng núi giảm còn 9 - 12 độ C, thị xã Sa Pa, Y Tý (Bát Xát) giảm còn 5 - 6 độ C. Để bảo vệ đàn vật nuôi, các ngành chức năng và chính quyền địa phương cùng người dân đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống rét nhằm bảo vệ đàn gia súc.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bát Xát lần thứ XXIII, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bát Xát cụ thể hóa bằng việc xây dựng và triển khai các chương trình, đề án. 1 trong 3 lĩnh vực đột phá là thực hiện Đề án 01 về 'Phát triển trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng một phần công nghệ cao huyện Bát Xát giai đoạn 2020 - 2025'.
Phát huy lợi thế địa hình có nhiều bãi chăn thả tự nhiên, huyện Bát Xát chú trọng tuyên truyền, vận động người dân phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng hàng hóa, nhờ vậy nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Những năm qua, huyện Bát Xát luôn quan tâm thực hiện các giải pháp nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần tạo 'đòn bẩy', giúp địa phương sớm đạt các tiêu chí nông thôn mới.
Mùa mưa lũ năm 2022 đang đến gần. Rút kinh nghiệm từ nhiều năm trước, trong công tác phòng, chống mưa, lũ năm nay, tỉnh Lào Cai tiếp tục tăng cường quản lý rủi ro, chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa.
Lũ quét, sạt lở đất là 2 loại hình thiên tai phổ biến nhất ở các tỉnh miền núi, trong đó có Lào Cai mỗi khi mùa mưa tới. Do địa hình núi cao, vực sâu lại có nhiều sông suối nên hiểm nguy thiên tai luôn rình rập bà con nơi đây.
Mặc dù huyện Bát Xát đã tìm nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho các hộ trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai, nhưng việc di chuyển các hộ ra khỏi vùng nguy hiểm vẫn gặp không ít khó khăn.
Nông dân chỉ cần chuyên tâm sản xuất ra sản phẩm có chất lượng, khâu chế biến sau thu hoạch, kết nối thị trường, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm đã có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu. Nhờ đẩy mạnh xây dựng các chuỗi liên kết mà nhiều nông sản của huyện Bát Xát đã vươn xa chinh phục thị trường.
Việc đưa vào vận hành nhà máy sơ chế củ hoàng sin cô tại huyện Bát Xát không chỉ giải quyết đầu ra cho nông sản, mà quan trọng là thiết lập hệ thống chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững tại địa phương.