Sau 3 năm tạm ngưng do dịch COVID-19, 'Hội thi Trái ngon – An toàn Nam Bộ' trở lại, là sân chơi quen thuộc của bà con nhà vườn tại 21 tỉnh, thành vùng Nam Bộ.
Sự vụ bảo hộ thương hiệu gạo ST25 ở một số thị trường trên thế giới và gần đây là bản quyền giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LĐ1) sau những tranh cãi nảy lửa đã tìm ra được hướng giải quyết hài hòa lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông dân.
Tháng đầu năm nay, xuất khẩu thanh long Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc ghi nhận sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng kim ngạch đạt 967.000 đô la Mỹ. Đây là hai thị trường mà doanh nghiệp trong nước muốn bán sang phải đóng phí bản quyền hoặc mua thanh long từ đơn vị sở hữu bản quyền giống Long Định 1 (LD1).
Những cuộc tranh luận vẫn chưa dứt về các vấn đề pháp lý và thương mại xung quanh việc sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng của giống thanh long ruột đỏ LD1 của Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit (Hoàng Phát Fruit) và việc công ty này khai thác cũng như thu 'phí' từ bằng bảo hộ giống cây trồng này.
Khi bản quyền giống thanh long ruột đỏ Long Định 1 (LD1) được chuyển giao cho Công ty TNHH Hoàng Phát Fruit, Viện Cây ăn quả miền Nam đã có hợp đồng cung cấp cành cho nông dân nhân giống để sản xuất đại trà. Vì vậy, nếu việc thu phí bản quyền giống khi xuất khẩu loại trái cây này sang một số thị trường được áp dụng thì có thể tạo ra sự thiếu công bằng đối với người nông dân.
Thời gian gần đây, một số doanh nghiệp (DN) phải tạm ngưng xuất khẩu thanh long ruột đỏ sang Nhật Bản vì không đáp ứng điều kiện về mã số vùng trồng. Điều này đã dẫn đến nhiều thiệt hại, nguy cơ mất thị trường hoặc độc quyền thị trường. Để tháo gỡ khó khăn, các bên liên quan đang tích cực tìm giải pháp bảo đảm quyền lợi của các DN và duy trì thương hiệu trái cây Việt Nam ở thị trường cao cấp như Nhật Bản.
Từ khoảng giữa tháng 1 đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu (XK) trái thanh long sang thị trường Nhật Bản 'kêu cứu' do bị vướng bản quyền, không thể tiếp tục XK được sang thị trường này.
Doanh nghiệp đang giữ bản quyền giống thanh long ruột đỏ LĐ1 cam kết cùng chia sẻ bản quyền giống LĐ1 với nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp xuất khẩu thanh long khác.
Trong khi có những tranh cãi quanh vấn đề 'độc quyền' giống thanh long ruột đỏ LĐ1 thì chuyện bản quyền về giống sầu riêng Việt Nam lại được đặt ra khi xuất khẩu đang 'nóng'. Những khúc mắc về bản quyền giống cần có sự tham gia tích cực của cơ quan quản lý trong việc sớm tháo gỡ các vướng mắc nhằm tránh hệ lụy tiêu cực cho xuất khẩu rau quả.
Giống thanh long ruột đỏ LĐ1 được Viện Cây ăn quả miền Nam lai tạo, khảo nghiệm và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận tạm thời, cho phép sản xuất thử từ ngày 23/11/2005.