Trong giai đoạn hiện nay, việc phát huy vai trò của báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM cho biết sẽ mời Nam Thư lên làm việc liên quan đến vụ nữ diễn viên tổ chức buổi gặp gỡ báo chí gần đây.
Quyền lực trong công tác cán bộ là một khía cạnh đặc biệt quan trọng của quyền lực chính trị. Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ là yêu cầu khách quan nhằm bảo đảm cho quyền lực được sử dụng hợp lý, hiệu quả. Bài viết đề cập chủ trương của Đảng và thực trạng báo chí tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài 'Kiểm soát và giám sát quyền lực trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền: Cơ chế và giải pháp đột phá để thực hiện kiểm soát, giám sát quyền lực có hiệu quả' (Mã số KX.04.09/21-25).
Ngày 4-7, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Đoàn Ngọc Hùng Anh chủ trì hội nghị giao ban đánh giá tình hình công tác báo chí, xuất bản 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
99 năm qua, hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam phát triển mạnh mẽ, không ngừng nâng cao chất lượng; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tính đến cuối năm 2023, nước ta có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 670 tạp chí; 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Trong tiến trình phát triển hiện nay, trước sự cạnh tranh của các nền tảng mạng xã hội, các cơ quan báo chí đứng trước những thách thức mang tính sống - còn, để tồn tại và phát triển. TBTCVN ghi nhận những ý kiến tâm huyết từ các nhà quản lý, chuyên gia nghiên cứu, nhà báo xung quanh giải pháp tìm nguồn thu kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam.
Ông Lê Quốc Minh cho rằng, doanh thu từ độc giả ngày càng quan trọng hơn, đó là nguồn thu an toàn và hầu hết các cơ quan báo chí lớn trên thế giới hiện nay đều thu phí.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm, cần phải thay đổi thể chế theo hướng khi sử dụng nội dung sáng tạo của báo chí thì phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả.
Hiện nay, dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (TAND) sửa đổi (dự thảo Luật) đang được trình Quốc hội. Tuy nhiên xung quanh quy định hạn chế ghi âm, ghi hình tại phiên tòa của dự thảo Luật, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định hài hòa giữa các bên, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức, đặc biệt là cơ quan báo chí thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chiều 4-4, Ban Tuyên Giáo Thành ủy Đà Nẵng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT), Hội Nhà báo TP tổ chức Hội nghị Giao ban công tác báo chí, xuất bản quý I, triển khai nhiệm vụ quý II năm 2024. Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Mai Thị Thu chủ trì Hội nghị với sự tham dự của đại diện các cơ quan thông tấn báo chí, xuất bản đóng trên địa bàn thành phố.
'Việt Nam là một trong 5 quốc gia có số nhà báo bị giam giữ cao nhất trên thế giới trong năm 2023 với tổng cộng 19 người. Con số thống kê này chỉ sau Trung Quốc, Myanmar, Belarus và Nga'. Đánh giá nêu trên do Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) đưa ra được Việt Tân cắt ghép thành video đăng trên facebook ngày 21-1-2024.
Bộ Tư pháp vừa công bố dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, do Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) chủ trì soạn thảo.
UBND tỉnh có văn bản số 1854/UBND-KGVX ngày 27-2-2024 gửi giám đốc các sở, ban, ngành và chủ tịch UBND các huyện, thành phố yêu cầu thực hiện nghiêm việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Với chủ đề 'Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động', Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 và định hướng đến năm 2025 ở từng lĩnh vực.
Với chủ đề 'Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động', Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2024 và định hướng đến năm 2025 ở từng lĩnh vực.
Hiện nay, phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH) đặc biệt được quan tâm từ Trung ương tới địa phương. Sau Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021, Hội nghị văn hóa của Quốc hội năm 2022, mới đây, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển các ngành CNVH, CNVH được xác định là 'đất vàng', góp phần phát triển kinh tế, xã hội bền vững trong thời gian tới. Chúng tôi cũng đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy quanh vấn đề này.
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Bộ TT-TT, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan trong công tác quản lý báo chí, có giải pháp chấm dứt chuyện 'đánh đấm' trên báo chí.
Quyền dân sự, chính trị là một trong hai nhóm quyền cơ bản, thiết yếu cấu thành quyền con người. Đây cũng là vấn đề các thế lực thù địch với Việt Nam thường xuyên lợi dụng để chống phá. Vì vậy, thực hiện các khuyến nghị về đảm bảo quyền dân sự, chính trị không chỉ thể hiện trách nhiệm quốc gia thành viên, sự minh bạch và nghiêm túc của Việt Nam đối với cơ chế UPR mà còn là những luận chứng khoa học, chính xác phản bác quan điểm Việt Nam không có nhân quyền cũng như đập tan những luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch.
Không phải ngẫu nhiên, các tổ chức thiếu thiện chí lại tích cực soạn thảo và công bố 'các báo cáo nhân quyền'. Trên nhiều diễn đàn, họ đã cho biết mục đích chính của mình là hối thúc Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, các tổ chức nhân quyền quốc tế và một số chính phủ tạo áp lực cho Việt Nam trước thềm diễn ra kỳ Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) lần thứ tư diễn ra vào tháng 4/2024.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng của Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp, xử lý nghiêm một số cá nhân lợi dụng quyền tự do ngôn luận để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Chiều 24/10, Báo Hànôịmới tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt Báo Hànôịmới đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
Chiều 24-10, Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Hànôịmới Nguyễn Minh Đức chủ trì Hội nghị cán bộ chủ chốt Báo Hànôịmới đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.
Bản quyền trên môi trường số bị vi phạm nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến doanh thu, uy tín, thương hiệu cũng như hiệu quả công cuộc chuyển đổi số mà các cơ quan báo chí đang triển khai. Do đó, bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện tiên quyết để có nền báo chí lành mạnh, phát triển bền vững, hiện đại, chuyên nghiệp.Nguy hại nhiều mặtVới khả năng tiếp cận đông đảo công chúng, lan truyền nhanh, dễ nhân bản nên vi phạm bản quyền báo chí trên môi trường số diễn ra phổ biến với cường độ cao, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phức tạp. Từ một mẩu tin, một tập phim cho đến giải đấu tốn hàng triệu USD để sở hữu phát sóng đều có thể bị vi phạm bản quyền thông qua nhiều cách thức: Chiếm đoạt bản quyền; mạo danh bản quyền (các trang web giả mạo điện tử, chỉ khác tên miền); phân phối, xuất bản tác phẩm giả mạo, tác phẩm và bản sao của tác phẩm không xin phép; sửa chữa, cắt xén, làm tác phẩm phái sinh không có sự đồng ý của tác giả; sử dụng tác phẩm nhưng không trả tiền tác quyền...Thời gian qua, nhiều báo, tạp chí điện tử muốn tăng doanh thu, uy tín thì phải đưa tin sớm nhất có thể nên họ đăng tải nội dung lấy lại báo khác nhưng ghi nguồn lập lờ, cắt dán nội dung. Cơ quan báo chí vi phạm bản quyền còn dễ xử lý vì có địa chỉ rõ ràng, còn những trang web ẩn danh, máy chủ đặt ở nước ngoài thì rất khó xử lý, đặc biệt là những trang web trình chiếu phim lậu, bóng đá lậu... Điển hình như bộ phim 'Người phán xử', 'Sống chung với mẹ chồng' của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) trong tuần đầu tiên phát sóng đã có tới 400 trang mạng vi phạm bản quyền.
Thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao năm 2023, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành kế hoạch tổ chức một số hội nghị lớn trong tháng 10 - 11/2023.
Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc gia 'Báo chí, dư luận xã hội và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay', ngày 22/6, ông Lê Quốc Minh - Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định, phòng, chống tham nhũng có bước đột phá nhờ sự đóng góp rất quan trọng của báo chí và các nhà báo.
Ngày 22-6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Việt Nam, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học 'Báo chí, dư luận xã hội và cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam hiện nay'.
Sau hơn 6 năm thi hành, Luật Báo chí năm 2016 đã bộc lộ bất cập nên cần sửa đổi, bổ sung một số điều.
Với chức năng thông tin, giám sát, phản biện xã hội, định hướng dư luận, hoạt động của các cơ quan báo chí đã có tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Chính vì vậy, cho đến nay, báo chí vẫn được xã hội ưu ái, xem như 'quyền lực thứ tư'.
Để thuận lợi cho nhà báo tác nghiệp, việc cung cấp thông tin cho báo chí của các cá nhân, cơ quan, tổ chức rất quan trọng. Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ về vấn đề này.
Nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023), chiều 16/6, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có cuộc gặp mặt báo chí. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội trân trọng giới thiệu phát biểu của Chủ tịch Quốc hội tại buổi gặp mặt.
Bộ Thông tin và Truyền thông vừa tổ chức hội thảo khoa học 'Cơ sở khoa học và thực tiễn chỉnh sửa Luật Báo chí năm 2016'. Với sự đóng góp ý kiến của gần 80 chuyên gia, nhà báo, luật sư, nhà nghiên cứu, đã cho rằng cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số quy định cho Luật Báo chí phù hợp hơn với thực tiễn.
Sáng 10.6, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học cấp quốc gia 'Cơ sở khoa học và thực tiễn sửa đổi Luật Báo chí 2016'.
Ngày 28/2/2023, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Quy định số 100-QĐ/TW về 'Trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo nhà xuất bản' (Quy định 100) và Quy định số 101-QĐ/TW về 'Trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí' (Quy định 101). Hai quy định này tiếp tục thể hiện sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với việc đổi mới, nâng cao trách nhiệm, quyền hạn và việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo cơ quan báo chí, xuất bản phù hợp với đổi mới công tác cán bộ trong tình hình mới.
Cục Báo chí thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông vừa có văn bản gửi Công an tỉnh Hòa Bình về việc nhóm phóng viên Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt bị hành hung, cản trở tác nghiệp
Ngày 23-3, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có văn bản gửi Công an tỉnh Hòa Bình về việc nhóm phóng viên Báo Nông thôn ngày nay/điện tử Dân Việt bị hành hung, cản trở tác nghiệp.
Đề nghị tăng nguồn lực kinh phí, kiến nghị các bộ, ngành, địa phương tăng thêm đặt hàng, giao nhiệm vụ cho cơ quan báo chí (từ dưới 0,5% lên 0,65% tổng chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước).
Cạnh tranh với mạng xã hội khiến doanh thu quảng cáo, truyền thông của các cơ quan báo chí đang sụt giảm.