Tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân mới đây, nhiều ý kiến đề nghị sửa đồng thời với các luật liên quan đến quân đội để bảo đảm thống nhất các quy định trong lực lượng vũ trang.
Luật Nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015 quy định công dân có bổn phận làm NVQS, thực hiện NVQS là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp... Những công dân đến tuổi tham gia NVQS cần thực hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Pháp luật quy định là vậy, nhưng trong những đợt tuyển quân vẫn còn diễn ra tình trạng trốn NVQS dẫn đến nhiều trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính vì không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Cử tri đề nghị cần mở rộng đối tượng nhập ngũ, như học sinh sau khi học xong THPT không học các trường đại học, cao đẳng hoặc sau khi học xong chương trình đại học, cao đẳng cần phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Mặc dù công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ (gọi tắt là công tác tuyển quân) còn nhiều khó khăn, nhưng với sự tham mưu tích cực của cơ quan quân sự các cấp, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nên công tác tuyển quân của TP Hà Nội năm 2023 đã hoàn thành 100% chỉ tiêu, tiếp tục là địa phương trong tốp đầu của cả nước về chất lượng công dân nhập ngũ.
Công dân khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự sẽ được nhận trợ cấp khi xuất ngũ, được tạo điều kiện tiếp tục làm việc, học tập.
Tuy nhiên, qua thực tiễn thi hành, Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đã bộc lộ một số vướng mắc, bất cập, gây khó khăn trong công tác quản lý. Vì vậy, Bộ Quốc phòng kiến nghị Chính phủ giao Bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật.
Bộ Quốc phòng vừa trả lời cử tri tỉnh Thái Bình về kiến nghị nam thanh niên đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự - trước khi học đại học hoặc nghề.