Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa có ý kiến về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế. VECOM đã bày tỏ sự không đồng tình với một số nội dung trong Dự thảo.
Những món hàng ngoại vài từ chục tới vài trăm ngàn đồng trên các sàn thương mại điện tử với nhiều ưu đãi, sẵn sàng giao đến tận tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn đã quá phổ biến ở Việt Nam.
Mặc dù thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử đã tăng dần qua các năm, nhưng so với doanh thu của các doanh nghiệp, đặc biệt là các 'ông lớn' như Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... đang hoạt động tại Việt Nam, con số này vẫn còn khá khiêm tốn. Do đó, theo các chuyên gia, cần nhanh chóng hoàn thiện chính sách thuế để ngăn ngừa tình trạng thất thu.
Giải đáp vướng về việc có được áp dụng mức thuế GTGT 0% cho công ty cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp chế xuất.
Tại dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), Bộ Tài chính đề xuất sửa một số quy định về khoản chi không được trừ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, như: chi tài trợ cho hoạt động văn hóa, phòng, chống dịch bệnh; phần thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Trong 8 tháng năm 2024, các nhà cung cấp nước ngoài như Google, Facebook, TikTok… đã khai, nộp thuế hơn 6.234 tỷ đồng, bằng 124% so với cùng kỳ 2023, bằng 125% so với dự toán giao năm 2024.
Tổng cục Thuế cho biết đã có 106 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký và được cấp mã số thuế qua Cổng thông tin điện tử. Số nộp thuế 8 tháng đầu năm này đã vượt 6.200 tỷ đồng.
Tính lũy kế 8 tháng đầu năm, tổng thu NSNN do cơ quan Thuế quản lý bằng 117,9% so với cùng kỳ, mức tăng gần 18%.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành, để phấn đấu vượt 10% dự toán năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngành Thuế sẽ tập trung khai thác nguồn thu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN), nhất là khối DN nhà nước và DN FDI…
ABS Research vừa đưa ra báo cáo chiến lược tháng 9/2024 với dự báo 2 kịch bản thị trường chứng khoán trong tháng 9.
Xung quanh đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa có trị giá nhỏ, Bộ Tài chính vừa có ý kiến phản hồi về vấn đề này.
Cán bộ thuế chỉ chịu trách nhiệm theo các thông tin trên hồ sơ doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp, không phải chịu trách nhiệm khi doanh nghiệp gian lận trong việc kê khai, dẫn đến hoàn thuế không đúng quy định.
Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số đề xuất hàng loạt chính sách ưu đãi về thuế thúc đẩy phát triển ngành công nghệ số như ưu đãi, miễn giảm thuế TNDN, miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước cũng như thuế GTGT, thuế TNCN…
Bộ Tài chính đã nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang và tỉnh Tiền Giang do Ban Dân nguyện chuyển tới tại công văn số 499/BDN ngày 14-6-2024, nội dung kiến nghị như sau:Nội dung kiến nghị:- Trong tình hình hiện nay, việc áp dụng thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở mức 8% đối với một số mặt hàng vật tư nông nghiệp, xăng dầu, điện, nước sinh hoạt là cao hơn so với mức thu nhập trung bình của người dân. Đề nghị tiếp tục điều chỉnh giảm thuế GTGT riêng cho các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp, điện nước sinh hoạt theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29-11-2023 của Quốc hội.- Hiện nay thuế GTGT 10%. Đề nghị nghiên cứu trình Quốc hội khi thông qua dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi) giảm dưới 10% các sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp. Đồng thời xem xét bỏ thuế GTGT điện và nước sinh hoạt.Bộ Tài chính xin trả lời như sau:Thuế suất thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được quy định cụ thể tại Luật Thuế GTGT (thuộc thẩm quyền của Quốc hội). Thuế GTGT thu theo hàng hóa, dịch vụ, không phân biệt theo mục đích, đối tượng sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Luật Thuế GTGT không có quy định về việc miễn, giảm thuế GTGT.
Nhìn về triển vọng ngành phân bón từ nay cho tới cuối năm, một trong những yếu tố được kỳ vọng nhất là câu chuyện liên quan đến Luật Thuế giá trị gia tăng.
Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ Quyết định số 78 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế trong quý IV.
Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến, theo nhiều chuyên gia kinh tế, chính sách thuế hiện chưa thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Phóng viên báo Tin tức đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Thuế Doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) về vấn đề này.
Bộ Tài chính sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bãi bỏ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế.
Bộ Tài chính cho biết, Tổng cục Hải quan đã có công văn đề nghị bãi bỏ Quyết định số 78/2010/QĐ-TTg mà không chờ vào tiến độ của Nghị định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
Việc có đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% hay không, các đại biểu Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo cần đánh giá chính xác, có dữ liệu, bằng chứng lượng hóa đầy đủ, thích hợp và thuyết phục để Quốc hội chọn được phương án mang lại hiệu quả tối ưu và ít ảnh hưởng tiêu cực nhất.
Bộ Tài chính cho biết, các nước phát triển và các nước đang phát triển đều thực hiện cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo hướng tăng cường vai trò của thuế giá trị gia tăng (GTGT), coi thuế GTGT là nguồn thu chủ yếu cho NSNN.
Tại phiên họp chuyên đề pháp luật về việc chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã đề nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng với cá nhân, hộ kinh doanh.
Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) vừa sửa đổi theo hướng quy định rõ mức doanh thu không phải chịu thuế GTGT của hộ, cá nhân kinh doanh là từ 200 triệu đồng/năm trở xuống. Trong trường hợp CPI biến động trên 20% thì Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) điều chỉnh mức doanh thu.
Ngày 29/8, tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Không nên áp thuế 5% đối với hàng hóa, dịch vụ và máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đây là ý kiến mà nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận sáng 29/8 tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 về dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) .
Các đại biểu Quốc hội đồng tình ý kiến đề nghị giữ mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) như quy định hiện hành…
Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách và Cơ quan soạn thảo thống nhất chỉnh lý Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo hướng, hàng hóa, dịch vụ của hộ, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 200 triệu đồng trở xuống không phải chịu thuế GTGT.
Cần làm rõ nội dung về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào trong Luật Thuế Giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi. Đây là ý kiến mà nhiều đại biểu đưa ra khi thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách sáng 29/8.
Sáng 29/8, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6 đã thảo luận về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Thực hiện chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐB) hoạt động chuyên trách lần thứ 6, ngày 29-8, tại Nhà Quốc hội, các ĐB thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi).
Theo đại biểu Quốc hội, nếu thu 5% thuế VAT với phân bón, sẽ đánh trực diện vào hiệu quả sản xuất nông nghiệp, làm tăng chi phí cho bà con nông dân.
Trong chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, sáng 29/8, các đại biểu đã thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm, góp ý là phương pháp tính và cách thu thuế đối với các nhà cung cấp nước ngoài trên nền tảng số.
Thực hiện Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, sáng 29/8, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Hội nghị.
Cử tri kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu trình Quốc hội khi thông qua dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi xem xét bỏ thuế giá trị gia tăng điện và nước sinh hoạt.
Các chuyên gia cho rằng việc nâng doanh thu chịu thuế với hộ/cá nhân kinh doanh lên khoảng 250-300 triệu đồng/năm sẽ phù hợp với sự thay đổi của đời sống xã hội những năm qua, đồng thời khuyến khích các chủ thể này phát triển thời gian tới.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta phục hồi còn chậm, các doanh nghiệp (DN) đang gặp phải rất nhiều khó khăn, nhất là về nhu cầu vốn và mở rộng thị trường, lưu thông hàng hóa… để phát triển sản xuất - kinh doanh.
Vẫn có ý kiến cho rằng đề xuất nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT lên 200 triệu đồng/năm vẫn chưa phù hợp
Liên quan đến việc chỉnh lý dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi), mới đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đã đề nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 100 triệu đồng hiện nay lên 200 - 300 triệu đồng/năm.
Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý thuế doanh nghiệp lớn (Tổng cục Thuế) cho rằng, có áp mức 0% thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với dịch vụ cung cấp cho khu chế xuất hay không phải dựa vào chiến lược phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất.
Kể cả khi đề xuất đưa sản phẩm phân bón vào diện chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% không được thông qua, các doanh nghiệp phân bón vẫn được kỳ vọng về câu chuyện giá bán và sản lượng tiêu thụ hồi phục.
Nhiều ý kiến cho rằng, việc cho phép hàng nhập khẩu giá trị dưới 1 triệu đồng vận chuyển qua đường chuyển phát nhanh được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng tạo sự cạnh tranh không lành mạnh với hàng sản xuất trong nước. Do đó, cần thu thuế đối với những mặt hàng này.
Ủy ban Tài chính, Ngân sách Quốc hội vừa đề nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Đây là điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh, DN phát triển, giúp họ tăng nguồn thu, đóng thuế nhiều hơn vào ngân sách Nhà nước.
Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị bổ sung vào Dự thảo Luật Thuế Giá trị gia tăng (sửa đổi) lộ trình tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ mức 10% lên 11% từ ngày 01/1/2028 và lên mức 12% từ ngày 01/01/2030.
Ngày 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi.
Tại kỳ họp thứ 7, dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi) đã được trình Quốc hội cho ý kiến, PGS. TS Đặng Văn Thanh cho rằng, các chính sách thuế GTGT hiện hành đối với chuỗi cung ứng sản phẩm cây trồng, rừng trồng, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường đang tồn tại nhiều bất cập và chưa được tháo gỡ. Điều này đặt ra vấn đề cần sửa đổi quy định liên quan đến nội dung này tại dự thảo Luật Thuế GTGT (sửa đổi).
Ngày 14-8, tiếp tục chương trình phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 8-2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
Ngày 14/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn trong giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi.
Công ty ông Phùng Anh Tuấn nhập hàng hóa trong nước và xuất bán trong khu cách ly của sân bay. Ông Tuấn hỏi, tiền thuế đầu vào đó bên ông có được hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) không?
Tại Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã chuyển một số hàng hóa, dịch vụ từ thuế suất 5% sang nhóm 10%, thu hẹp dần thuế suất 5%, hướng đến một thuế suất thống nhất.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã xem xét cho ý kiến vào Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), trong đó có quy định về thuế suất đối với mặt hàng phân bón. Theo các chuyên gia kinh tế, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc sửa Luật, đưa mặt hàng phân bón thuộc đối tượng chịu thuế, tạo thuận lợi cho ngành sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu, hỗ trợ tốt hơn trong sản xuất nông nghiệp.