Gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc: Cần sự chung tay của người dân bản địa

Với sự phát triển của xã hội, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bộ trang phục truyền thống của đồng bào Mông đã ít nhiều bị mai một. Điều này rất cần mỗi người dân tiếp tục có những việc làm cụ thể chung tay cùng chính quyền gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa.

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông đen ở Cao Bằng

Mỗi nhánh dân tộc Mông đều có trang phục truyền thống mang bản sắc riêng. Với người Mông đen ở thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng, huyện Thạch An (Cao Bằng), trang phục truyền thống của họ không rực rỡ nhiều sắc màu như các nhánh Mông khác nhưng lại toát lên sự tinh tế trong hoa văn và sự khỏe khoắn trong thiết kế.

Làng thêu ren nơi 'cổng trời' tất bật với đơn hàng cuối năm

Cữ này, khi hoa mận trên núi bung trắng, những gốc đào cổ thụ trong bản đơm nụ thì các hộ dân làng nghề thêu ren của đồng bào Mông (xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn) lại tất bật với đơn hàng cuối năm.

Giữ gìn và phát huy giá trị trang phục truyền thống người Mông trắng ở Cao Bằng

Người dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Điều đáng quý là đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc... đặc biệt là nhóm Mông Trắng với trang phục đặc trưng và độc đáo.

Điểm tựa cho những phụ nữ Mông miền biên viễn

HTX Lanh Trắng tập hợp những phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt, gia đình thuộc diện đói nghèo hay chị em là nạn nhân của bạo lực gia đình và nạn buôn bán người sang Trung Quốc nhưng đã quay trở về Việt Nam.

Tỉnh nào có diện tích ruộng bậc thang lớn nhất Việt Nam?

Đây là tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc Bộ, có diện tích ruộng bậc thang lớn nhất Việt Nam.

Gỡ khó cho phụ nữ dân tộc trong việc duy trì, phát triển sản phẩm truyền thống

Giúp bảo tồn, phát triển các kỹ năng và nền văn hóa truyền thống của các nhóm dân tộc thiểu số đồng thời giúp bà con phát triển và đưa ra thị trường các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là mục tiêu các dự án của Doanh nghiệp Xã hội Craft Link hướng tới.

Nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công bố

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa công bố thêm nhiều di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới, bao gồm các di sản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó có Quyết định công nhận 4 loại hình nghệ thuật của tỉnh Điện Biên vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Độc đáo trang phục phụ nữ Mông Hoa

Trên địa bàn huyện Nậm Pồ, dân tộc Mông chiếm đến 69,18%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm dân tộc Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Cùng với các nhóm Mông khác, người Mông Hoa vẫn giữ được nhiều nét phong tục tập quán độc đáo. Một trong những nét đẹp đó là việc thêu, may các bộ trang phục dân tộc phụ nữ Mông Hoa rực rỡ, đậm đà bản sắc dân tộc.

Gìn giữ nghệ thuật thêu hoa văn ở trang phục truyền thống người Mông

Một trong những yếu tố tạo nên sự độc đáo và riêng biệt của văn hóa Mông là trang phục truyền thống và nghệ thuật trang trí trên trang phục; nghệ thuật trang trí quyết định giá trị của bộ trang phục.

Thăm làng Hang Táu – khám phá nơi người H'Mông trốn cả thế giới

Hang Táu được gọi là nơi người H'Mông trốn cả thế giới bởi không gian nơi đây hoang vu, biệt lập nhưng yên bình, nên thơ và đặc biệt là chỉ có người H'Mông sinh sống.

Tuyên Quang có thêm 2 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa có các quyết định công bố bổ sung 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Trong đó, tỉnh Tuyên Quang có thêm 2 di sản được công nhận.

Khai mạc Liên hoan hát Then - đàn Tính và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Bắc Kạn năm 2022

Trong khuôn khổ Tuần Du lịch - Di sản văn hóa Ba Bể năm 2022, tối 04/6, tại Khu du lịch Ba Bể đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan hát Then - đàn Tính và trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Bắc Kạn năm 2022. Dự buổi lễ có đồng chí Phạm Duy Hưng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo 08 huyện, thành phố.

Độc đáo và cầu kỳ bộ trang phục của phụ nữ Mông trắng

Nói đến nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông, không thể không nhắc đến trang phục truyền thống của người phụ nữ Mông. Trong đó, bộ trang phục của phụ nữ Mông trắng được đánh giá là cầu kỳ nhất, đầu tư nhiều công sức nhất.

Trang phục nam người Mông

Không rực rỡ sắc màu và nổi bật như trang phục phụ nữ, trang phục của nam giới người Mông đơn giản hơn. Với màu đen chủ đạo, cùng những đường cắt cúp độc đáo, bộ trang phục đã góp phần tôn lên vóc dáng khỏe khoắn của nam giới người Mông.

Dân tộc Mông đón Tết sớm

Người Mông ở Tuyên Quang cư trú chủ yếu ở các xã vùng cao của các huyện Yên Sơn, Chiêm Hóa, Na Hang, Lâm Bình, Hàm Yên, Sơn Dương. Các nhóm dân tộc Mông được phân biệt bởi cách phát âm khác nhau và các đặc điểm, màu sắc trên trang phục của phụ nữ với 3 nhóm chủ yếu là Mông Trắng, Mông Hoa, Mông Đen. Mặc dù có sự phân biệt thành các nhóm Mông khác nhau nhưng nhìn chung phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa của các nhóm cơ bản giống nhau, trong đó có phong tục đón Tết sớm

Nỗ lực học tập để giúp phụ nữ dân tộc Mông thoát nghèo

17 tuổi mới học lớp 1, 40 tuổi tốt nghiệp đại học và nay là Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đồng Văn (Hà Giang), chị Vàng Thị Cầu là một trong những tấm gương 'đi học để thoát nghèo'. Không chỉ vậy, người phụ nữ dân tộc Mông này còn là điểm tựa vững chắc của những chị em là nạn nhân của bạo lực gia đình và buôn bán người.

Thực tiễn xây dựng Đảng ở vùng biên giới Tây Bắc – Bài cuối: Vượt qua lực cản

Cách thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) 130 km về phía Tây Nam có một đơn vị hành chính non trẻ - huyện Sốp Cộp, được hình thành năm 2003, gồm các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Cho đến nay, đây vẫn là một trong 62 huyện nghèo của cả nước và chưa thành lập được một thị trấn nào.