Bao năm qua, câu chuyện về vị tướng Tư Mã Hai Đào ở thế kỷ XVII có công dẹp giặc, yên dân trên vùng đất biên giới phía Tây Thanh Hóa vẫn luôn được người đời truyền tụng.
Người dân tộc Thái ở Thanh Hóa nổi tiếng với những luật tục, lễ hội truyền thống độc đáo. Trong số đó, khi đến huyện miền núi Quan Sơn chúng ta có thể biết thêm tục thờ 'hòn đá vía' gắn liền lễ hội Mường Xia.
Ai từng một lần trẩy hội Mường Xia, mới phần nào 'thấm' được giá trị của di sản tinh thần này trong đời sống cộng đồng các dân tộc vùng núi cao Quan Sơn. Chuyện xưa kể rằng: Mường Chu Sàn (thuộc địa bàn 2 xã Sơn Thủy và Na Mèo ngày nay) là một vùng sơn thủy hữu tình. Nhờ có đất đai trù phú, con người lại nhân hậu, cùng đoàn kết làm ăn nên đã gây dựng Chu Sàn thành mường giàu có, tươi đẹp. Nhưng rồi, nhiều mâu thuẫn trong nội bộ 3 người con của Tạo Mường đã phá hủy cuộc sống bình yên, trù phú và cái tên Mường Chu Sàn cũng do đó mà biến mất. Về sau, Mường Xia được gây dựng và tồn tại cho đến tận bây giờ.
Lễ tục, lễ hội là hình thức sinh hoạt cộng đồng thể hiện lòng thành kính với những người có công với bản làng, với nước, thể hiện ý thức cộng đồng và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Vùng đất Quan Sơn không chỉ được biết đến là nơi hội tụ và giao thoa văn hóa của nhiều tộc người, mà còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa lịch sử, với các lễ tục, lễ hội tiêu biểu của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.
Lễ hội Mường Xia huyện Quan Sơn, Thanh Hóa mỗi dịp đầu xuân lại thu hút cả nghàn du khách xa gần quây tụ.
Những ngày cuối tháng 10-2019, Trung tâm Văn hóa - Thông tin – thể dục, thể thao (TDTT) huyện Quan Sơn khá sôi động khi đội tuyển các môn thể thao dân tộc của huyện đang tích cực luyện tập để chuẩn bị tham gia Hội thi thể thao dân tộc toàn tỉnh năm 2019. Với dân số phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số (Mường, Thái, Mông), bởi vậy hoạt động TDTT chủ yếu tập trung vào các môn thể thao dân tộc, truyền thống đã gắn liền với đời sống của người dân từ bao đời nay, như: Kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, tung còn, bóng chuyền, hay những trò chơi, trò diễn dân gian như đi cà kheo, đánh mảng... Đây đều là những môn thể thao được người dân trên địa bàn các xã, thị trấn yêu thích và luyện tập thường xuyên nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe.
Với vị trí địa lý và vị thế kinh tế đối ngoại, quốc phòng - an ninh quan trọng, huyện Quan Sơn ví như một phần 'mái nhà' phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Ở đó, từ nhiều đời nay, cộng đồng người Thái, Mường, Mông, Kinh... đã quần cư sinh sống, chinh phục tự nhiên, để khai phá và vun đắp nên vùng sơn thủy hữu tình.
Huyện Quan Sơn nằm ở phía Tây của tỉnh, nơi có cảnh quan hùng vĩ, núi non trùng điệp, nhiều danh thắng lung linh sắc màu huyền thoại. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc nơi đây, chính là điều kiện thuận lợi để huyện khai thác, đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Đường lên Quan Sơn hôm nay đã khác xưa nhiều lắm. Chẳng còn cảm giác 'ổ voi', 'ổ trâu', khúc cua tay áo như xưa. Đoàn các nhà văn Thanh Hóa háo hức vượt nắng, gió 'tây tiến' tới miền biên viễn ấy để vui mừng chứng kiến đời sống nông thôn nơi đây đang đổi mới, được hòa mình trong tiếng nhạc rừng du dương của những cánh rừng luồng bao la, chiêm ngắm một 'thiên đường' rực rỡ trong lòng động Bo Cúng, nghe người dân kể chuyện tình Pha Dùa, lễ hội Mường Xia và ngẩn ngơ trước những đồi lá hoa kỳ ảo dưới nắng chiều soi bóng xuống dòng sông Luồng, sông Lò nước trong văn vắt mà chỉ Quan Sơn mới riêng có.
Trẻ em cần được sống trong môi trường đẹp đẽ, bởi lẽ, những điều trẻ thấy không chỉ được ghi nhớ, mà sẽ góp phần định hình tâm hồn và nhân cách của trẻ. Và rằng, chúng ta muốn tương lai trở nên như thế nào, thì hãy đối xử với con trẻ như vậy!
Đường lên Quan Sơn hôm nay đã khác xưa nhiều lắm. Chẳng còn cảm giác 'ổ voi', 'ổ trâu', khúc quanh tay áo như xưa. Đoàn các nhà văn Thanh Hóa háo hức vượt nắng, gió, 'tây tiến' tới miền biên viễn ấy để vui mừng chứng kiến đời sống nông thôn nơi đây đang đổi mới, được hòa mình trong tiếng nhạc rừng du dương của những cánh rừng luồng bao la, chiêm ngắm một 'thiên đường' rực rỡ trong lòng động Bo Cúng, nghe người dân kể chuyện tình Pha Dùa, lễ hội Mường Xia và ngẩn ngơ trước một đồi lá hoa kỳ ảo dưới nắng chiều soi bóng xuống dòng sông Luồng, sông Lò nước trong văn vắt mà chỉ Quan Sơn mới riêng có.