Để di sản văn hóa 'sống' trong cộng đồng

Thanh Hóa được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa khẳng định là một trong những 'cái nôi di sản' của Việt Nam. Khẳng định như thế, trước hết là nhờ bởi một hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh độc đáo có lịch sử hàng trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm. Trong đó, phải kể đến Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc) - tòa thành bằng đá 'độc nhất vô nhị' ở Việt Nam và trên thế giới, đã được UNESCO tôn vinh và chính thức ghi tên vào kho tàng di sản văn hóa thế giới vào năm 2011.

Về với Mường Xia

Mường Xia có tên gọi cũ là Mường Chu Sàn, bao gồm các xã Sơn Thủy, Na Mèo (Quan Sơn). Nơi đây có khoảng 8.000 người sinh sống với các dân tộc Thái, Mường, Mông, Kinh... Vùng đất Mường Xia còn gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống với các làn điệu dân ca, dân vũ, điệu múa, nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực... Bên cạnh đó, thiên nhiên còn ban tặng cho vùng đất nơi đây cảnh quan hùng vĩ, đẹp như bức tranh sơn thủy hữu tình với những địa danh nổi tiếng như: động Bo Cúng, đền thờ Tướng quân Tư Mã Hai Đào, núi Lá Hoa, núi Pha Dùa, dòng suối Xia...

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hóa là vùng đất 'địa linh nhân kiệt' giàu truyền thống văn hóa lịch sử với nhiều di tích, danh thắng, lễ hội đã tạo nên bức tranh đa dạng, phong phú giàu bản sắc văn hóa. Trong XDNTM, Thanh Hóa đã biết phát huy giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, khơi dậy được nguồn nội lực nâng cao đời sống tinh thần cho người dân.

Lễ hội Mường Xia - Lễ hội của người đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Mường Xia là nét đẹp văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái gắn liền với công ơn của tướng quân Tư Mã Hai Đào, người có công diệt trừ quân xâm lược.

Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia

Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).

Lễ hội Mường Xia năm 2024

Tối 18/3, tại bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy (Quan Sơn) diễn ra Lễ hội Mường Xia năm 2024. Dự lễ khai mạc có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh; huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình; lãnh đạo huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) cùng đông đảo cán bộ, Nhân dân trên địa bàn huyện và du khách.

Xã biên giới Sơn Thủy vượt khó xây dựng nông thôn mới

Phát huy sức mạnh đoàn kết, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên và sự chung tay của người dân, xã biên giới Sơn Thủy (Quan Sơn) đã từ khó khăn thu được nhiều kết quả tích cực trên hành trình XDNTM.

Khai thác tốt tiềm năng du lịch từ lễ hội

Các hoạt động lễ hội ở Thừa Thiên Huế được đánh giá là một tiềm năng và thế mạnh lớn để phát triển du lịch. Quan trọng là làm sao để khai thác tốt du lịch lễ hội, tạo ra sự chuyến biến tích cực trong bức tranh du lịch địa phương.

Chuyển biến tích cực trong phục dựng lễ hội truyền thống đồng bào dân tộc thiểu số

Mỗi dân tộc thiểu số miền Tây xứ Thanh đều có những lễ hội riêng gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lao động sản xuất. Trải qua những biến cố lịch sử, các lễ hội đã bị mai một, thất truyền. Những năm gần đây, được sự quan tâm của Nhà nước, của tỉnh và các ngành chức năng, lễ hội ở nhiều huyện miền núi được phục dựng, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Khặp Thái ngợi ca bản mường tươi đẹp

Đồng bào Thái ở Thanh Hóa có hai ngành chính, đó là Táy Đăm (Thái đen), Táy Dọ (Thái trắng) cư trú từ bao đời và tập trung ở các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Mường Lát và phân bố rải rác ở các huyện: Như Xuân, Như Thanh...

Homestay Mường Xia: Điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách

Là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên tại xã Na Mèo (Quan Sơn), homestay Mường Xia ở bản Na Mèo hứa hẹn sẽ là điểm đến du lịch hấp dẫn du khách gần xa.

Đền thờ Tư Mã Hai Đào ở xã biên giới phía Tây Thanh Hóa

Nằm ở bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy (Quan Sơn), từ lâu đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào đã trở thành điểm đến tâm linh, tín ngưỡng của đông đảo Nhân dân vùng biên viễn phía Tây xứ Thanh.

Nhiều giải pháp phát triển ngành công nghiệp 'không khói' ở huyện Quan Sơn

Huyện Quan Sơn có Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo, là cửa ngõ giao thương với nước bạn Lào và là địa phương có đông đồng bào dân tộc Thái, Mường, Mông cùng sinh sống. Với truyền thống văn hóa đa dạng, đặc sắc của Lễ hội Mường Xia, di tích lịch sử cầu Phà Lò, di tích danh thắng động Bo Cúng… đã tạo cho huyện miền núi này tiềm năng lớn trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm, khám phá.

Độc đáo Lễ hội Mường Xia

Lễ hội Mường Xia là sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Thái, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).

Liên hoan văn nghệ dân gian góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống

Các hoạt động giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số được tái hiện qua các kỳ liên hoan văn hóa, văn nghệ dân gian góp phần khẳng định sức sống mãnh liệt của văn hóa các dân tộc qua thời gian và không gian. Trong sự giao thoa và biến đổi, trong xu thế hội nhập hiện nay thì văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ là bản sắc quý giá của văn hóa tộc người mà còn là tài nguyên du lịch, là hành trang để cộng đồng các dân tộc các huyện miền núi xứ Thanh vững tin trên con đường hội nhập, phát triển.

Để văn hóa thấm sâu vào đời sống

Xứ Thanh, mảnh đất có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa, với hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng, chứa đựng tinh hoa, giá trị tinh thần cốt lõi của dân tộc. Hòa trong dòng chảy của lịch sử, những giá trị văn hóa ấy tiếp tục được bồi đắp, thấm sâu vào đời sống, trở thành sức mạnh nội sinh to lớn thúc đẩy sự phát triển mọi mặt kinh tế - xã hội.

Nhiều đổi thay tích cực trong mùa lễ hội

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), hiện Thanh Hóa có tổng số 285 lễ hội, trong đó có 282 lễ hội truyền thống (chiếm tỷ lệ 98,9%). Sau 3 năm thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, năm 2023, công tác tổ chức lễ hội được tỉnh Thanh Hóa kiểm soát, quản lý chặt chẽ, không còn tình trạng lộn xộn, chen lấn, bất cập...

Sôi nổi các hoạt động Lễ hội Mường Xia

Lễ hội Mường Xia huyện Quan Sơn diễn ra từ ngày 28-2 đến 1-3, ngoài phần lễ còn có phần hội với nhiều hoạt động, tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho bà con Nhân dân địa phương và du khách.

Lễ hội Mường Xia được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Sáng 28/2, tại bản Trung Sơn, xã Sơn Thủy, UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Mường Xia.

Phục dựng nhiều trò chơi dân gian tại Lễ hội Mường Xia

Ở nhiều nơi lễ hội đang dần phai nhạt, nhất là phần hội, người dân, du khách chỉ đứng ngoài xem chứ không còn là một phần tất yếu. Lễ hội Mường Xia (Quan Sơn, Thanh Hóa) sẽ phục dựng lại nhiều trò chơi dân gian, phần hội hứa hẹn thu hút đông đảo người dân và khách thập phương.

Đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Xia vào ngày 1-3

Theo thông tin từ UBND huyện Quan Sơn, từ ngày 28-2 đến 1-3, huyện Quan Sơn sẽ tổ chức Lễ hội Mường Xia năm 2023 và tổ chức đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Mường Xia.

Dấu ấn Đền thờ Tư Mã Hai Đào ở huyện vùng biên

Cách cửa khẩu biên giới Tén Tằn (nay là thị trấn Mường Lát) huyện Mường Lát không xa, ngôi đền thờ tướng quân Tư Mã Hai Đào được người dân xây dựng khang trang, nhằm cảm tạ, tri ân vị phò mã đã có công khai phá, bảo vệ biên giới.

Liên hoan văn nghệ dân gian 'Chuyện tình Pha Dua' - Phiên chợ vùng cao: Góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống và thúc đẩy du lịch vùng cao xứ Thanh phát triển

Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, hấp dẫn, lễ bế mạc Liên hoan văn nghệ dân gian 'Chuyện tình Pha Dua' - Phiên chợ vùng cao đã được Sở VH, TT&DL Thanh Hóa phối hợp với huyện Quan Sơn tổ chức tối 26-11. Dự buổi lễ có các đồng chí: Trần Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở VH, TT&DL, Công an tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Quan Sơn; lãnh đạo 11 huyện miền núi và đông đảo các nghệ sĩ, diễn viên chuyên và không chuyên đến từ Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh, các huyện miền núi và bà con Nhân dân trên địa bàn huyện Quan Sơn.

Lễ hội đền Bà Triệu được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể quốc gia.

Bộ VHTT&DL công bố Danh mục 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ VHTT&DL vừa ban hành các Quyết định về việc đưa 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể quốc gia.

Thêm 10 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành các quyết định công bố thêm 10 di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc các loại hình: Lễ hội truyền thống; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Ngữ văn dân gian.

Thanh Hóa có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra Quyết định đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia 10 di sản, trong đó có 3 di sản của tỉnh Thanh Hóa.

Những danh sơn trên đất xứ Thanh

Thanh Hóa là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan tươi đẹp, phân bố ở đều khắp các vùng, miền. Trên bức tranh thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn ấy, nếu những dòng sông vẽ nên nét mềm mại thì những ngọn núi như đang tạc nét kiêu hùng, vững chãi, thấm đượm giá trị lịch sử - văn hóa.

Khai thác giá trị lễ hội phục vụ phát triển du lịch

Lễ hội truyền thống đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, thì văn hóa truyền thống nói chung, lễ hội nói riêng, ngày càng được quan tâm đầu tư để phục hồi và phát huy giá trị, góp phần làm phong phú đời sống văn hóa - tinh thần của Nhân dân. Trong đó, nhiều lễ hội đặc sắc đã trở thành tài nguyên nhân văn phục vụ phát triển du lịch.

Gõ cửa 'kho báu' ở miền Tây xứ Thanh

Về miền Tây xứ Thanh, chúng ta như lạc vào xứ sở của đại ngàn xanh thẳm ngút tầm mắt của núi rừng trùng điệp nối liền một dải từ huyện Thạch Thành lên đến Mường Lát. Và nơi đây, còn có một pho sử thi được truyền từ đời này sang đời khác, một không gian văn hóa truyền thống gắn liền với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước), Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Quan Hóa), Bến En (Như Thanh), thác Ma Hao (Lang Chánh), động Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), thác Mơ, suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), thác Mây, thác Voi (Thạch Thành), thác Trai gái, Khu di tích lịch sử văn hóa Cửa Đặt (Thường Xuân), cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn)...

Trên đất trấn ải Tén Tằn-Kỳ 1: Tiền đồn biên giới

Không ai nhớ chính xác vùng đất ở nơi xa xôi Thanh Hóa có tên gọi Tén Tằn từ bao giờ. Nhiều người cho rằng, chỉ khi đứng trên mảnh đất Tén Tằn này mới có thể hiểu được tại sao cha ông khi xưa lại xây dựng nơi này thành một đô thị ven sông phồn vinh và trù phú đến thế.

Chuyện về vị tướng trấn giữ vùng biên

Bao năm qua, câu chuyện về vị tướng Tư Mã Hai Đào ở thế kỷ XVII có công dẹp giặc, yên dân trên vùng đất biên giới phía Tây Thanh Hóa vẫn luôn được người đời truyền tụng.

Độc đáo tín ngưỡng thờ 'hòn đá vía'

Người dân tộc Thái ở Thanh Hóa nổi tiếng với những luật tục, lễ hội truyền thống độc đáo. Trong số đó, khi đến huyện miền núi Quan Sơn chúng ta có thể biết thêm tục thờ 'hòn đá vía' gắn liền lễ hội Mường Xia.