Những khách hàng mua LNG nhạy cảm với giá từ Trung Quốc, Ấn Độ và một số khu vực ở Đông Nam Á đang tăng cường mua LNG giao ngay cho các ngành công nghiệp điện và sản xuất điện, sau khi giá giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm.
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.
Vào mùa hè này, giá khí đốt ở châu Âu có thể giảm xuống mức thấp nhất là 6,70 USD trên một triệu đơn vị nhiệt Anh (MMBtu) nhờ mùa đông ôn hòa và lượng tồn kho khí đốt dồi dào, Wood Mackenzie cho biết trong một báo cáo mới.
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tăng vào thứ Sáu sau khi duy trì ổn định trong tuần này, trong bối cảnh lo ngại về sự chậm trễ hàng hóa do thời tiết xấu ở Úc và người mua châu Á lợi dụng giá thấp để mua vào.
Sản lượng tăng vọt và một mùa đông ấm bất thường khiến giá khí đốt tương lai ở Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ lúc các hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) vào năm 1990.
Giá khí đốt tự nhiên tiếp tục giảm, do mùa đông ôn hòa và khai thác quá mức khiến các công ty tại khu vực đá phiến của Mỹ, phải cố gắng giảm sản lượng. Điều đó vô tình khiến các công ty dầu mỏ coi khai thác khí đốt như một sản phẩm phụ.
Xuất khẩu tăng vọt đã làm thay đổi nguồn cung LNG của Hoa Kỳ khi mà lượng tồn kho dự trữ khí đốt trong nước giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua và giá khí đốt giao dịch bán buôn tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ qua.
Lầu Năm Góc sẽ lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, khi Tổng thống Mỹ Biden thúc đẩy năng lượng sạch trong các tòa nhà liên bang.
Nhập khẩu LNG của Nhật Bản ghi nhận mức giảm kỷ lục trong năm 2023; Các nhà giao dịch bi quan với dầu Mỹ...
Theo công ty tư vấn Wood Mackenzie, giá khí đốt và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu dự kiến sẽ vẫn tương đối yếu vào năm 2024, với nhu cầu giảm do mức dự trữ cao ở châu Âu và châu Á và mùa đông ôn hòa ở Bắc bán cầu.
Việc đóng cửa Biển Đỏ đối với các tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), tuy gây lo ngại, khó có thể làm ảnh hưởng tới giá của loại nhiên liệu siêu lạnh này vì các yếu tố khác đang thúc đẩy thị trường, theo bài viết của chuyên gia phân tích Clyde Russell của hãng tin Reuters.
QatarEnergy, nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai thế giới đã tạm dừng vận chuyển qua Biển Đỏ trong bối cảnh tuyến đường biển quan trọng này đang gặp nhiều bất ổn về an ninh.
Nhiệt độ rơi xuống dưới 0 ở phần lớn nước Mỹ đã khiến các giếng khai thác khí đóng băng, dẫn đến sản lượng giảm xuống mức thấp nhất trong 11 tháng, Reuters trích dẫn dữ liệu địa phương khi đưa tin.
Một dòng nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng mới dự kiến chảy vào thị trường toàn cầu vào cuối năm 2024 khiến nhiều người mong chờ đây là năm cuối cùng chứng kiến giá của loại nhiên liệu này tăng mạnh.
Mỹ lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới, với khối lượng xuất khẩu trong năm 2023 vượt qua hai nhà cung cấp hàng đầu khác là Úc và Qatar. Sự chi phối của Mỹ trên thị trường LNG dự kiến còn lớn hơn trong năm nay khi khối lượng xuất khẩu nhiên liệu siêu lạnh này từ Mỹ dự báo tăng mạnh.
Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC dự báo, nguồn cung hạn chế, nhu cầu của Trung Quốc cải thiện và quá trình chuyển đổi năng lượng toàn cầu sẽ giữ giá hàng hóa ở mức cao trong năm 2024, trước khi giảm vào năm 2025.
Các bên đối tác nước ngoài được cho là đã rút khỏi dự án LNG 2 Bắc Cực của tập đoàn Novatek liên quan các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với cơ sở này.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 tháng, do tồn kho tăng và nhu cầu giảm, bất chấp lo ngại về nguồn cung. Ngày càng có nhiều tàu chở dầu tránh đi qua Biển Đỏ sau các cuộc tấn công do nhóm Houthi của Yemen tiến hành nhằm vào các tàu thương mại.
Trung Quốc đã giành lại vị trí nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu thế giới trong năm nay và sẽ tiếp tục thúc đẩy nhu cầu toàn cầu vào năm 2024.
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.
Mùa thu ấm bất thường ở Bắc bán cầu trong gần một thế kỷ rưỡi đã đẩy giá khí đốt tự nhiên (LNG) ở Mỹ, châu Âu và châu Á vào đầu mùa đông xuống mức thấp khó tin.
Giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tuần gần đây, bất chấp thời tiết lạnh. Lí do là vì nhu cầu yếu, điều kiện nguồn cung toàn cầu giảm sau công việc bảo trì gần đây và căng thẳng địa chính trị.
Kết thúc tuần giao dịch từ 5-11/11, thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục chứng kiến sự điều chỉnh của giá dầu và vàng sau chuỗi ngày tăng liên tiếp. Trong khi đó, mặt hàng ca cao gây chú ý khi giá tăng lên mức cao kỷ lục gần 45 năm qua.
Trung Quốc - nước nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất thế giới - đang tái xuất loại nhiên liệu này cho các khách hàng châu Á khác để tận dụng biến động giá.
Nga vẫn gây chú ý trên thị trường năng lượng trong tuần qua, khi tăng xuất khẩu dầu bằng đường biển và đặt mục tiêu nâng cao khối lượng khí đốt sang Trung Quốc và Hungary.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hôm thứ Ba (24/10) rằng công suất sản xuất khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng mạnh sẽ làm giảm bớt lo ngại về giá và nguồn cung khí đốt, nhưng cũng có nguy cơ tạo ra tình trạng dư cung, Reuters đưa tin.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tăng hơn 3 USD trong tuần này lên mức cao nhất trong gần 9 tháng qua, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ người mua ở Đông Bắc Á và trong bối cảnh căng thẳng ở Trung Đông.
Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tăng mạnh; Các khách hàng không vội mua LNG giao ngay...
Giá dầu tiếp tục giảm do tồn kho tại Mỹ tăng; Thị trường khí đốt 'nóng' lên khi mùa đông tới gần...
Theo thông tin từ Báo Công thương, trang thông tin điện tử tổng hợp vietnambiz.vn, giá gas thế giới ngày 15-8 tăng tới 6,6% so với tuần trước, lên mức 2,81 USD/mmBTU (1 mmBTU tương đương khoảng 27 m3).
Theo thông tin từ Báo Công thương, trang thông tin điện tử tổng hợp vietnambiz.vn, giá gas thế giới ngày 27-7 giảm 0,44% xuống mức 2,71 USD/mmBTU (1 mmBTU tương đương khoảng 27 m3) so với các phiên giao dịch trước đó.
Theo thông tin từ Báo Công thương, trang thông tin điện tử tổng hợp vietnambiz.vn, giá gas thế giới giảm 0,49% xuống mức 2,61 USD/mmBTU (1 mmBTU tương đương khoảng 27 m3) trong phiên giao dịch ngày 19-7.
Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam (mã PGD - sàn HOSE) mới công bố BCTC quý II và lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 với lãi tăng 10% so với cùng kỳ, đạt 174,5 tỷ đồng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã cắt giảm dự báo sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2023 thêm 50.000 thùng/ngày sau khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh gia hạn cắt giảm sản lượng đến năm 2024.
Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 5 tháng vào tháng trước, nhưng nhu cầu yếu, đặc biệt là ở châu Âu, đã kìm hãm đà tăng giá, theo Oil Price.
Nhờ nhu cầu thấp và lượng tồn kho cao, trong tuần này, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay châu Á dường như không thay đổi, trong khi đó, giá LNG tại châu Âu giảm nhẹ.
Đợt nắng nóng gay gắt đang diễn ra ở Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu sử dụng điện, nhưng ngành công nghiệp ảm đạm và tồn kho than cao kỷ lục đang khiến giá than thấp và hạn chế hoạt động nhập khẩu khí LNG vào Trung Quốc.
Đợt nắng nóng đang diễn ra ở Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu sử dụng điện, nhưng ngành công nghiệp trầm lắng và tồn kho than cao kỷ lục đang khiến giá than thấp và hạn chế nhập khẩu khí LNG giao ngay.
Các nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn nhất của Úc đang phải đối mặt với doanh thu giảm do nhu cầu yếu và lượng dự trữ dồi dào khiến giá cho các lô hàng đến châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai năm, theo The Sydney Morning Herald.
Gã khổng lồ năng lượng QatarEnergy sẽ ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) dài hạn với Petrobangla - công ty khí đốt của nhà nước Bangladesh, vào 1/6 này. Đây là thỏa thuận thứ hai giữa QatarEnergy và châu Á, được ký kết trong khuôn khổ vận hành dự án mở rộng North Field của Qatar.
Chính phủ Indonesia lên kế hoạch cấm xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) để giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của các ngành công nghiệp trong nước.
Khi giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) toàn cầu lao dốc, các thương nhân đang chuẩn bị cho khả năng các chuyến hàng từ Mỹ sẽ bị hủy bỏ trong những tháng tới.
Tập đoàn dầu khí quốc gia Thái Lan (PTT Plc) có kế hoạch tăng cường nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lên mức 6 triệu tấn trong năm nay, gần gấp đôi so với mức 3,3 triệu tấn vào năm 2022.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam (GMP) dự báo nhu cầu khí đốt sẽ tăng gấp đôi từ năm 2020 đến năm 2025, đạt khoảng 20 bcm mỗi năm và đà tăng sẽ chậm lại sau đó...
PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về các lĩnh vực năng lượng thế giới.