Tiếng cười lạc quan của Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - chuyên gia hàng đầu của ngành kiến trúc Việt Nam từng đảm nhiệm các chức vụ Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa II (1983-1988), ông là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu của dân tộc ta ở thế kỷ XX.

Nguyễn Mỹ Ca - nhạc sĩ tài hoa, chiến sĩ anh dũng của vùng đất Đông Hòa xưa

Nhạc sĩ Lê Thương từng nhận xét rằng, năm 1945 được xem là giai đoạn trăm hoa đua nở của tân nhạc Việt Nam. Đó là thời điểm mà có nhiều nhạc sĩ và tác phẩm chỉ xuất hiện một lần duy nhất nhưng để lại âm vang khó quên trong lòng thính giả suốt gần 80 năm qua, trong đó có một trường hợp tiêu biểu là nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca với ca khúc 'Dạ Khúc'. Cho đến nay, trong số các nhạc sĩ đã từng xuất hiện trong làng tân nhạc, nhạc sĩ Nguyễn Mỹ Ca vẫn còn được nhắc tới cùng với 'Dạ Khúc' - ca khúc vừa quý phái lại vừa đượm buồn.

Huỳnh Tấn Phát, nhà báo lớn, nhà cách mạng trọn đời vì nước, vì dân

'Anh không cầm súng, chưa bao giờ là chỉ huy quân sự, song lại cáng đáng một trận địa mà có lẽ không dễ có người thay: Huy động lực lượng trí thức vào hàng ngũ đấu tranh giành độc lập dân tộc'.

Nguyễn Trương Quý và du khảo đặc biệt về tân nhạc ái quốc

Gần đây có nhiều tác phẩm nghiên cứu âm nhạc trong nước đã được ra mắt, thuộc nhiều thể loại từ jazz, bolero, cải lương cho đến tân nhạc, cổ nhạc… Tuy thế chiếm giữ đa số vẫn là từ các tác giả nước ngoài. Nguyễn Trương Quý có thể nói là một trong những tác giả đầu tiên đưa du khảo âm nhạc đến với khán giả phổ thông.

Ra mắt sách: 'Thời thanh xuân của âm nhạc ái quốc'

Ngày 4/12 vừa qua, sự kiện ra mắt sách 'Thời thanh xuân của âm nhạc ái quốc' của nhà văn Nguyễn Trương Quý được diễn ra tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum, Trường Đại học Tổng hợp, số 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

''Sống lại' bầu khí quyển âm nhạc những năm 1940

Sau hơn 3 năm kể từ tập du khảo âm nhạc đầu tiên được xuất bản, chiều 4/12, cuốn sách thứ hai khảo cứu về âm nhạc của Nguyễn Trương Quý đã ra mắt độc giả. 'Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc' được đánh giá là công trình nghiên cứu độc đáo, có giá trị.

Thời thanh xuân của tân nhạc ái quốc

Một hành trình tìm lại những câu chuyện của 80 năm trước - khi những bài hát ái quốc được viết ra, đã trở thành phương tiện đóng góp cho cao trào giải phóng dân tộc năm 1945.

Nguyễn Trương Quý: Hà Nội là một chiến địa văn hóa hấp dẫn

Chỗ chúng tôi ngồi là một quán cà phê ở ngã tư Bùi Thị Xuân - Tô Hiến Thành. Số nhà bên cạnh, 124 Bùi Thị Xuân, xưa là 124 Duvigneau - cư xá sinh viên Nam kỳ, nơi Lưu Hữu Phước, Mai Văn Bộ và Nguyễn Thành Nguyên tá túc trong những ngày đầu bỡ ngỡ ra Hà Nội học. Nguyễn Trương Quý thả bộ về phía căn biệt thự cũ nay còn vướng vít chút hoài niệm, chạm tay vào bức tường thời gian và chúng tôi cùng trò chuyện về khung trời kỷ niệm Hà Nội một thời.

Giáo sư Phạm Ngọc Thạch - hiện thân của y đức

NGUYỄN TÚC - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Giáo sư Phạm Ngọc Thạch là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là nhà lãnh đạo tài năng, nhà khoa học lớn, là hiện thân của y đức 'Lương y như từ mẫu', mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng ta, nhất là cán bộ ngành y thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau.

ĐBQH Nguyễn Mai Bộ: Thiếu liêm chính sẽ tạo ra văn bản pháp luật khuyết tật

ĐBQH Nguyễn Mai Bộ (An Giang) cho rằng trong hoạt động soạn thảo, thẩm tra, thảo luận, xây dựng luật vẫn còn sự thiếu liêm chính, dù rất ít.

Nguyễn Cơ Thạch – Bậc thầy về nghiên cứu, tham mưu chiến lược, năng động, sắc bén trong hành động thực tiễn

Hơn 40 năm công tác trong ngành Ngoại giao, trong đó có nhiều năm làm việc dưới sự dẫn dắt của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, ông Nguyễn Đình Bin - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao đánh giá ông Thạch là nhà lãnh đạo tài năng toàn diện.

Trăm năm Lưu Hữu Phước

Thị trấn Ô Môn - vựa lúa của xứ 'Cần Thơ gạo trắng nước trong', là nơi chào đời của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Má La Thị Xinh sanh ra cậu con trai này thật đặc biệt. Đó là ngày 12-9-1921. Cậu bé sanh nhằm giờ Dậu, ngày Dậu, tháng Dậu (sắp rằm Trung Thu) và năm Tân Dậu 1921. Cái tứ trùng này là điềm lành, nên thầy giáo Lưu Nhân - ba của Lưu Hữu Phước, mới đặt tên con trai mình như vậy (có nghĩa là hưởng phúc).

Đầu nguồn lũ muộn

Trung tuần tháng 9 (âm lịch), mực nước ở đầu nguồn An Phú (An Giang) mới tràn đồng. Mặc dù lũ muộn, mực nước thấp nhưng người dân khấp khởi mừng vì có thêm nguồn thu nhập từ đánh bắt thủy sản và khai thác nguồn lợi từ lũ.

Nhớ ông Năm Xuân, nhà lãnh đạo đáng kính của Thông tấn xã Giải phóng Anh hùng

Thông tin của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) với tư cách dòng thông tin chủ lưu của Đảng, Nhà nước trong mọi giai đoạn của cách mạng cần tới những con người có tư chất - tâm thế nhà báo - chiến sỹ.

Kỳ vọng vào định hướng phát triển của An Phú

Trong không khí phấn khởi chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện An Phú (An Giang) lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015-2020, mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đều rất tự hào với sự kiện chính trị trọng đại của huyện nhà. Tất cả đang đặt nhiều kỳ vọng vào những quyết sách hợp lý để tận dụng thời cơ thuận lợi, vượt qua những khó khăn, xây dựng An Phú phát triển nhanh và bền vững.

An Phú tập trung tái cơ cấu nông nghiệp

Những năm qua, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở huyện An Phú (An Giang) đạt được nhiều kết quả tốt, cho thấy sự chuyển dịch đúng hướng, tái cơ cấu đi vào trọng tâm, nhận thức của nông dân có nhiều thay đổi, tiến bộ khoa học - công nghệ được áp dụng vào sản xuất. Cùng với đó, các cơ chế, chính sách của Trung ương và tỉnh được triển khai thực hiện tốt, góp phần tái cơ cấu nền nông nghiệp của huyện, tạo tiền đề nâng cao năng suất và chất lượng hàng nông sản địa phương.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Chuyện tình 'Hương Giang dạ khúc'

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là người viết hùng ca nhiều nhất trong lịch sử âm nhạc Việt Nam. Tác phẩm của ông thúc giục bao thế hệ hành động mạnh mẽ và quyết liệt với công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước. 30 năm sau khi nhạc sĩ Lưu Hữu Phước qua đời, công chúng vẫn còn thắc mắc: Người chuyên viết hùng ca ấy có lúc nào viết... tình ca không?