Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi vừa thực hiện chuyến thăm đầu tiên kể từ khi ông nhậm chức năm 2014 tới Thổ Nhĩ Kỳ. Diễn ra trong bối cảnh hai nước đang nỗ lực cải thiện quan hệ song phương sau mười năm rạn nứt, chuyến thăm của lãnh đạo Ai Cập được kỳ vọng góp phần sưởi ấm quan hệ của hai quốc gia vốn chia sẻ nhiều lợi ích chung trong các vấn đề ở khu vực đông Ðịa Trung Hải.
Tình trạng mất điện ngày càng kéo dài và thường xuyên hơn giữa mùa hè nắng nóng đỉnh điểm ở Ai Cập khiến nhiều người dân thất vọng và bất bình.
Trong nhiều tháng qua, các nhà hòa giải quốc tế dẫn đầu là Ai Cập nỗ lực làm trung gian cho một thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas nhằm chấm dứt chiến tranh ở Gaza.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan dự kiến trong tuần tới chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Ai Cập kể từ khi hai nước nối lại quan hệ ngoại giao vào năm 2021 sau nhiều năm căng thẳng.
Cả Mỹ và Israel đều nêu chủ đề di dời người Palestine đến Sinai trong các cuộc đàm phán với cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak và Mohamed Morsi.
Thời gian qua, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ liên tiếp có các động thái điều chỉnh chính sách đối ngoại đáng chú ý. Theo giới phân tích, mục tiêu của các điều chỉnh mang nhiều tính toán này của Ankara là nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng để duy trì và mở rộng lợi ích cốt lõi của mình tại khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Hai nước đã rút đặc phái viên của mình vào năm 2013, sau khi nhà lãnh đạo Ai Cập Mohamed Morsi bị lật đổ.
Ngày 4/7, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ thông báo nước này và Ai Cập đã nâng quan hệ ngoại giao lên cấp đại sứ và nhất trí bổ nhiệm đại sứ tại mỗi nước.
Thổ Nhĩ Kỳ đã bổ nhiệm ông Salih Mutlu Sen làm Đại sứ nước này tại Cairo, trong khi Ai Cập bổ nhiệm ông Amr Elhamamy làm Đại sứ nước này tại Ankara.
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn các nguồn tin khu vực cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ sớm thăm Ai Cập như một phần trong chuyến công du một loạt nước trong khu vực, bao gồm cả vùng Vịnh.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẽ sớm thăm Ai Cập như một phần trong chuyến công du một loạt nước trong khu vực, bao gồm cả vùng Vịnh.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah al-Sisi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua (29/5) đã nhất trí nâng cấp quan hệ ngoại giao giữa hai nước 'ngay lập tức'.
Ngoại trưởng Ai Cập Shoukry và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Cavusoglu cho biết hai bên đang làm việc để chuẩn bị cho một cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ hai nước trong thời gian sắp tới.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ và người đồng cấp Ai Cập đã thảo luận về một loạt vấn đề song phương và quốc tế, đồng thời trao đổi các biện pháp hướng tới bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.
Ngày 27/2, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry đã đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ để thể hiện tình đoàn kết sau trận động đất kinh hoàng cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người ở Thổ Nhĩ Kỳ và quốc gia láng giềng Syria.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Ai Cập, chuyến thăm nhằm thể hiện tình đoàn kết với Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất mạnh xảy ra hồi đầu tháng gây tổn thất nặng nề tại hai nước này.
Quan hệ giữa Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ đang cho thấy những tín hiệu ấm dần lên trong thời gian gần đây. Mới nhất, ngày 16/2, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly đã có cuộc gặp lần đầu tiên sau một thập kỷ với một phái đoàn gồm 14 đại diện của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thông báo tiến trình cải thiện quan hệ với Ai Cập sẽ bắt đầu với cuộc gặp giữa các bộ trưởng của hai nước và những cuộc đàm phán ở cấp cao hơn sẽ tiến triển từ sự kiện đó.
Căng thẳng kéo dài giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập kể từ năm 2013 đang có dấu hiệu cải thiện sau cái bắt tay của lãnh đạo hai nước tại Doha, Qatar, ngày 20/11.
Cả hai bên đều chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về cuộc gặp này, tuy nhiên một bức ảnh được Phủ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công bố cho thấy ông Erdogan và ông El-Sisi bắt tay nhau.
Quan hệ Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ có thể ngày càng căng thẳng sau khi Ai Cập và Hy Lạp phủ nhận quyền ký kết các biên bản ghi nhớ (MoU) và thỏa thuận quốc tế của chính phủ thống nhất quốc gia Libya (GNU).
Abu Anas là một trong những thủ lĩnh hàng đầu của chi nhánh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Bắc Sinai, trước đây còn được gọi là Ansar Beit Al-Maqdis.
Lực lượng vũ trang Ai Cập ngày 15/8 thông báo đã tiêu diệt chỉ huy khủng bố cấp cao Hamza Al-Zamli cùng với một số tên đồng phạm khác trong một chiến dịch quân sự chống khủng bố được triển khai tại làng Gelbana ở khu vực Bắc Sinai.
Ngày 17-4, Tòa án Hình sự Cairo, do Cố vấn Mohamed Shereen Fahmy đứng đầu, đã kết án Quyền thủ lĩnh tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) Mahmoud Ezzat, tù chung thân với cáo buộc về vụ án được công khai là 'Bão táp biên giới phía Đông Ai Cập'.
22 phần tử thuộc nhóm thánh chiến Hồi giáo Ansar Beit al-Maqdis bị kết tội thực hiện 54 'hoạt động khủng bố,' trong đó có vụ sát hại một sỹ quan cảnh sát cấp cao, âm mưu ám sát cựu Bộ trưởng Nội vụ.
Theo Tướng Frank Gorenc, với vũ khí tối tân cùng chính sách bán hàng không ràng buộc chính trị, Nga dần chiếm lĩnh những thị trường vốn là truyền thống của Mỹ.
Giới chức ngoại giao Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/5 đã kết thúc cuộc họp tham vấn chính trị kéo dài trong 2 ngày tại thủ đô Cairo về bình thường hóa quan hệ, trong đó hai bên nhất trí sẽ đánh giá kết quả của vòng thảo luận này và quyết định các bước đi tiếp theo.
Ngày 4/5, Bộ Ngoại giao Ai Cập thông báo, quốc gia này và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức tham vấn chính trị mang tính 'thăm dò' tại thủ đô Cairo trong 2 ngày 5-6/5.
Doanh số bán hàng tăng giúp Nga thu được nguồn ngoại tệ, gia tăng được ảnh hưởng địa chính trị, với các khách hàng như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Algeria.
Năm năm kể từ khi trở lại Trung Đông bằng việc thiết lập căn cứ quân sự ở Syria, Nga đang tiến vào các thị trường vũ khí mà Mỹ bỏ trống, đồng thời tăng cường bán hàng cho các khách hàng truyền thống.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu và người đồng cấp Ai Cập Sameh Shoukry đã điện đàm trong ngày 10/4.
Trong 20 năm qua, thế giới từng chứng kiến nhiều cuộc đảo chính xảy ra tại các quốc gia như Mali, Thái Lan, Zimbabwe hay Ai Cập,...
Ngày 12/3, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết, nước này và Ai Cập đã có các cuộc tiếp xúc ngoại giao đầu tiên kể từ khi hai nước cắt quan hệ vào năm 2013, tuy nhiên, Cairo đã bác bỏ thông tin này.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ở những giai đoạn đầu đối thoại, các cuộc thảo luận giữa hai bên sẽ diễn ra theo một lộ trình và chiến lược nhất định.
Những người Ai Cập xuống đường vào ngày 25-1-2011 đều biết họ đang làm gì. Họ biết có nguy cơ bị bắt và tệ hơn nữa. Nhưng khi số lượng người xuống đường tăng lên ở Quảng trường Tahrir trung tâm của Cairo, họ đã thành công ban đầu. Lực lượng cảnh sát đã lùi bước, và trong vài ngày, cựu Tổng thống Hosni Mubarak đã đồng ý yêu cầu từ chức.
Lực lượng an ninh của nước này đã tiêu diệt 17 tay súng và thua giữ nhiều vũ khí trong cuộc đột kích vào hang ổ của phiến quân ở thủ phủ Arish của tỉnh Bắc Sinai.
Ngày 10-2, Ủy ban các vấn đề lập pháp và hiến pháp thuộc Quốc hội Ai Cập đồng ý sửa đổi Luật Chống khủng bố, trong đó tập trung vào vấn đề kiểm soát các nguồn tài trợ khủng bố và tăng hình phạt đối với các tội danh khủng bố.
Một nhóm vũ trang đeo mặt nạ đã làm nổ tung một đường ống dẫn khí đốt trên Bán đảo Sinai ở Ai Cập vào ngày 2/2, theo AFP.
Chính phủ Canada được cho là có một cơ chế bí mật cho phép tội phạm chiến tranh, khủng bố và những đối tượng đe dọa an ninh tiềm tàng được nhập cảnh Canada, nếu nhà chức trách nước này tin rằng điều đó phục vụ lợi ích quốc gia.
Theo thông báo, lực lượng an ninh Ai Cập cũng thu giữ và phá hủy nhiều xe cơ giới, vũ khí và thiết bị nổ của các phần tử khủng bố này.
Lực lượng an ninh Ai Cập ngày 20/8 đã tiêu diệt 11 phần tử khủng bố và thu giữ nhiều vũ khí trong một cuộc đột kích vào một trang trại tại quận Obour, thành phố Arish, Bắc Sinai, Egypt Today đưa tin.
Hãng hàng không British Airways cuối tuần qua thông báo tạm dừng các chuyến bay đến Cairo, Ai Cập 'như một biện pháp phòng ngừa để đánh giá thêm tình hình'.
Ngày 12/7, Bộ Nội vụ Kuwait thông báo đã bắt giữ nhiều thành viên của tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) hiện đang bị Ai Cập truy nã và coi là khủng bố.