Lúa Nàng thơm Chợ Đào là đặc sản nức tiếng hàng trăm năm của vùng đất huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Với hương thơm đặc trưng, độ dẻo, mềm của gạo đã trở thành thương hiệu trên khắp cả nước, khó nơi nào có thể thay thế được. Để nâng cao chất lượng cũng như thương hiệu gạo Nàng thơm Chợ Đào, tỉnh Long An đã triển khai quy hoạch vùng trồng, mô hình canh tác lúa theo hướng hữu cơ, thực hiện theo NQ số 11 về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và Nghị quyết số 40 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giai đoạn 2021-2025. Đến nay, huyện Cần Đước đã quy hoạch cắm mốc với diện tích 200ha để phát triển giống lúa này.
Nhằm giải quyết bài toán tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp (DN), cá nhân sản xuất nông nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường. Từ đó, giúp nông dân nâng cao thu nhập, góp phần phát triển KT-XH của địa phương.
Cần Đước nổi tiếng với gạo đặc sản Nàng Thơm chợ Đào, là một trong những cái nôi của nghệ thuật Đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam Bộ, có đình Vạn Phước - nơi thờ phụng đức nhạc sư Nguyễn Quang Đại,... Ngày nay, Cần Đước đang từng bước vươn mình, vừa phát triển công nghiệp, vừa xây dựng huyện nông thôn mới cùng với giữ gìn những nét văn hóa của huyện điển hình về văn hóa.
Công ty cổ phần Thực phẩm Bình Tây (Bình Tây Food) là doanh nghiệp quy mô gia đình, không kêu gọi vốn, cũng ít đầu tư truyền thông thương hiệu, nhưng bà Lê Thị Giàu tự tin, Bình Tây Food đủ sức đứng ngang thương hiệu lớn cùng ngành tại các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Canada…
Năng động, sáng tạo, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Long An đã kết hợp giữa trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Với họ, làm nông nghiệp không chỉ dựa vào kinh nghiệm mà phải luôn học hỏi, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất.
Hiện nay, du lịch nông nghiệp trở thành lựa chọn hấp dẫn cho du khách khi muốn tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa, con người, cuộc sống tại vùng nông thôn. Và Long An là nơi tuyệt vời để du khách tìm đến, hòa mình với thiên nhiên. Đây là cơ hội để các địa phương trong tỉnh tận dụng tiềm năng, thế mạnh 'đánh thức' du lịch nông nghiệp.
Mỗi độ tết đến, các làng nghề sản xuất đặc sản ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại tất bật. Năm nay, để phục vụ người tiêu dùng trong đợt mua sắm Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, các cơ sở sản xuất hàng hóa ở ĐBSCL đã tăng công suất gia công, chế biến hàng hóa từ rất sớm; số lượng, loại hàng hóa mang đặc sản vùng sông nước được bán ra cũng đa dạng hơn so với mọi năm.
Không quá ngạc nhiên khi trong top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam và top 100 món ăn đặc sản Việt Nam vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công bố có tên Gạo Nàng Thơm chợ Đào (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) bởi từ lâu, gạo Nàng Thơm chợ Đào đã vang danh khắp các vùng, miền của Tổ quốc, trở thành biểu tượng của quê hương miền hạ Long An.
Thời gian qua, các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hóa của tỉnh được tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi thông tin với DN các tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua đó, tăng cường xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hàng hóa của tỉnh.
Người tiêu dùng đã chịu gạo ngon Việt Nam để mua dùng trong những ngày Tết cũng như biếu tặng thay vì chọn gạo Campuchia, Thái Lan như trước đây
Thời gian qua, dịch Covid-19 đã tác động lớn đến việc tiêu thụ các mặt hàng nông sản trên địa bàn tỉnh Long An. Trước tình hình này, các cấp, các ngành tỉnh tích cực phối hợp để từng bước đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Đây được đánh giá là một kênh tiêu thụ mới vừa an toàn, hiệu quả, vừa giúp xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Xứ Chợ Đào thường được nhắc đến với đặc sản Nàng Thơm Chợ Đào, loại gạo dẻo cơm, mềm hạt, hương thơm đặc trưng. Nhờ vậy, Nàng Thơm Chợ Đào trở thành niềm tự hào của vùng đất Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Nhưng đâu chỉ có vậy, Mỹ Lệ còn nhiều điều hay hơn thế!
Với ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, quyết tâm, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân huyện Cần Đước (Long An) tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi 28 chỉ tiêu Nghị quyết (NQ) Huyện ủy năm 2022.
Về Mỹ Lệ, Cần Đước, Long An nghe tiếng đờn ca tài tử (ĐCTT) du dương, thưởng thức những đặc sản địa phương, du khách sẽ vơi đi những lo toan trong cuộc sống thường ngày.
Ngày 25/5, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Long An - Phạm Văn Rạnh cùng lãnh đạo địa phương đến thăm, khảo sát Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Mỹ Lệ, huyện Cần Đước.
UBND tỉnh Long An vừa phê duyệt kế hoạch chương trình Xúc tiến thương mại năm 2020 với nguồn kinh phí 3 tỉ đồng và giao Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch cụ thể từng chương trình để triển khai thực hiện.
Giá gạo hôm nay tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là loại gạo tấm IR 504 tăng giá, các chủng loại khác ổn định dù nhu cầu từ kho nhà còn ảm đạm.
Chị hai rời miền hạ Cần Đước, tỉnh Long An theo chồng về Sài Gòn lập nghiệp ngót nghét đã 10 năm dài. Vậy mà, hương vị tết quê, chị chẳng thể nào quên được. Hàng năm, cứ mỗi độ giáp tết, dù bận bịu chuyện bán buôn nhưng chị vẫn sắp xếp trở về thăm nhà, cùng mẹ ra chợ, mua vài ký gạo Nàng Thơm chợ Đào mang về nấu cơm cúng ông bà và dùng trong ba ngày Tết.
So với nhiều xã của huyện Cần Đước, tỉnh Long An, thì Mỹ Lệ có nhiều tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống - xu hướng du lịch hiện nay. Tuy nhiên, đến nay, xã Mỹ Lệ cũng như huyện Cần Đước chưa có những chương trình, đề án nhằm khơi dậy tiềm năng du lịch của vùng đất này.
Thời gian qua, huyện Cần Đước, tỉnh Long An đẩy mạnh thực hiện các chương trình đột phá, công trình trọng điểm theo Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XI (nhiệm kỳ 2015-2020). Qua đó, mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.