Trong ngày thứ 2 diễn ra Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, các địa phương đã mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa ẩm thực và các phần thi đấu thể thao độc đáo.
Nhiều năm qua, na Chi Lăng (Lạng Sơn) là sản phẩm nông nghiệp chất lượng được người tiêu dùng đánh giá cao. Đang vào thời điểm chính vụ thu hoạch, người trồng na ở Chi Lăng phấn khởi khi năm nay, na được mùa được giá, đem lại thu nhập cao.
Thời điểm này, bà con nông dân ở các xã vùng núi đá của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đang tất bật lên núi thu háina. Năm nay được mùa, giá cả ổn định nên bà con nơi đây rất phấn khởi. Ghi nhận của phóng viên truyền hình thông tấn!
Chương trình 'Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền và Tuần lễ quảng bá na, nông sản đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024' diễn ra từ ngày 15/8-18/8, với quy mô khoảng 120 gian hàng trưng bày giới thiệu các mặt hàng nông sản đặc sản các vùng miền địa phương trong cả nước.
Vào mùa thu hoạch na, người dân Chi Lăng (Lạng Sơn) dùng cáp treo để vận chuyển quả từ trên núi xuống. Năm nay, bà con trồng na toàn huyện thu được gần 800 tỷ đồng từ loại quả này.
'Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền' bày bán đa dạng các mặt hàng nông, lâm, thủy hải sản, sản phẩm OCOP được sản xuất theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái...
Sáng 15-8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền lần thứ 2; tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn tại Hà Nội và tuần hàng tư vấn, giới thiệu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn TP Hà Nội năm 2024.
Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024 đã khai mạc tại Hà Nội.
Sáng 15/8, diễn ra lễ khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; Tuần lễ quảng bá na Chi Lăng, nông đặc sản tỉnh Lạng Sơn năm 2024.
Việc phát triển cây na đặc sản Chi Lăng đã giúp người dân nơi đây có được cuộc sống ổn định, từ đó đóng góp thiết thực vào phong trào xây dựng nông thôn mới.
Na Chi Lăng vào mùa giá cao; sầu riêng Thái, mãng cầu xiêm giảm ở mức thấp; hồ tiêu đồng loạt tăng; cao su biến động trái chiều; cà phê neo mức 123.000 đồng/kg.
Thời điểm này, Na Chi Lăng bước vào chính vụ thu hoạch nên bà con nông dân trồng na ở các xã vùng núi đá huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn thức giấc từ sáng sớm, tất bật lên núi thu hái những quả na căng mọng, sắp 'mở mắt' để đưa xuống các chợ thu mua tập trung ngay dưới chân núi.
Cứ vào mùa, loại quả này lại được dân tình săn đón rầm rộ, dù đắt đến mấy cũng thi nhau 'cháy' hàng.
Na Chi Lăng hiện đang vào đầu vụ thu hoạch nên không khí buôn bán tại các vùng trồng trên địa bàn huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) luôn tấp nập.
Ở những vùng trồng na lớn của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên như các xã La Hiên, Lâu Thượng, Phú Thượng, Dân Tiến..., cây na được ví von là 'cây bạc tỷ' do mang lại thu nhập vượt trội cho người dân.
Mẫu mã đa dạng, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn chính là chìa khóa để người Việt dần chuyển sang dùng hàng Việt nhiều hơn, đặc biệt là trong mùa mua sắm cận Tết này.
Với tổng diện tích gần 4.000 hecta, cây na đã trở thành 'biểu tượng' nông sản tỉnh Lạng Sơn với giá trị kinh tế hàng năm đều đạt từ 1.300 – 1.500 tỷ đồng. Những năm gần đây, nhờ tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, quả na gối vụ tại địa phương này đã mang lại năng suất cao, đem lại nguồn thu đáng kể cho người nông dân.
Muốn biết nhịp đập của thị trường, phải ra chợ và vào siêu thị. Muốn biết xu hướng tiêu dùng của khách, phải hỏi nhà cung cấp. Đó đúng là câu chuyện của ông Trần Thế Kiên, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Thiên Phú (xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn). Ông Kiên cho biết: '90% khách hàng của chúng tôi tại vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh đã tin dùng hàng Việt'.
Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm giúp các công ty tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm, tạo ra một công cụ tiếp thị và là cơ sở để tạo dựng uy tín và hình ảnh của một thương hiệu.
Nằm trong chuỗi các sự kiện tại Festival Chí Linh – Hải Dương 2023, Triển lãm sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu và OCOP được đánh giá cao, mang lại nhiều kỳ vọng trong liên kết tiêu thụ, phát triển kinh tế xanh bền vững.
Với các hoạt động quảng bá, tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm nông sản thông qua các hội chợ, hội thảo kết nối giao thương, những năm qua, thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh không ngừng được mở rộng, giá trị từng bước được nâng cao.
Thời tiết thất thường cuối tháng 8 khiến những trái na lúc lỉu ở thủ phủ cây na của Lạng Sơn chín rất nhanh, không thu hoạch nhanh quả sẽ tụt cuống rơi xuống đất. Từ một loại quả trong truyền thuyết, na trở thành đặc sản của xứ Lạng làm thay da đổi thịt cả một vùng đất.
Năm nay, dù na Chi Lăng quả không to bằng năm trước, nhưng theo người dân trồng na thì giá đang khá cao và ổn định, hái tới đâu bán hết tới đó.
Lạng Sơn được coi là một trong những 'vựa na' lớn nhất cả nước. Và vùng núi đá vôi Kai Kinh ở hai huyện Hữu Lũng và Chi Lăng là vương quốc na nơi đây.
Đầu tháng 8 đến hết tháng 9 hàng năm là thời điểm chính vụ thu hoạch na. Nhiều hộ nông dân trên địa bàn 8 xã miền núi trọng điểm trồng na của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn rất phấn khởi vì na 'không phụ lòng người', chất lượng quả năm nay được nâng lên, giá bán cũng cao hơn so với mọi năm.
Không chỉ có vị ngọt và hương thơm đặc biệt mà những quả na 'siêu to' nặng tới cả 1kg mỗi quả được rất nhiều người tò mò mua về ăn thử.
Ngày 24/8, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ NN&PTNT phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn tổ chức 'Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền' với chủ đề Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) tỉnh Lạng Sơn năm 2023 tại Hà Nội.
Một trong những điểm nhấn của phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền năm 2023 vừa được khai mạc sáng 24/8 là gian hàng quảng bá, giới thiệu na Chi Lăng - sản vật bậc nhất xứ Lạng được trồng tại các vách núi đá vôi và các nông đặc sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Lạng Sơn.
Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền diễn ra từ ngày 24 - 27/8/2023 tại Hà Nội. Với 80 gian hàng tại phiên chợ, người tiêu dùng có thể trải nghiệm chất lượng sản phẩm trực tiếp nhiều mặt hàng nông sản nổi tiếng.
Phiên chợ quảng bá, giới thiệu na Chi Lăng - sản vật bậc nhất xứ Lạng từ vách núi đá vôi và các nông đặc sản, sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn.
Với quy mô trên 80 gian hàng, phiên chợ đặc sản vùng miền với chủ đề 'Tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023' đã chính thức khai mạc ngày 24/8. Phiên chợ diễn ra từ ngày 24 đến 27/8/2023.
Sáng 24/8, tại Hà Nội, diễn ra lễ khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền - Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Ngày 24/8, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn cùng các cơ quan liên quan tổ chức khai mạc phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền; tuần lễ quảng bá na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025 xác định tập trung phát triển ngành du lịch, phấn đấu đến năm 2025 du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, đến năm 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Để thực hiện được những mục tiêu ấy, tỉnh xác định công tác tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch có vai trò quan trọng.
Trái na vừa được đấu giá hơn 200 triệu/quả là giống na dai trồng tại Chi Lăng, Lạng Sơn. Đây là giống na đặc sản có mùi vị đặc biệt, không phải loại na nào cũng có được.
Tỉnh Lạng Sơn cuối tuần qua tổ chức đấu giá 8 quả na Chi Lăng thu về hơn 782 triệu đồng để gây quỹ an sinh xã hội, trong đó quả được đấu giá cao nhất đạt số tiền 220 triệu đồng và quả có giá cao thứ hai là 200 triệu đồng.
8 quả na Chi Lăng đã được bán với giá 770 triệu đồng tại Chương trình 'Quảng bá, tiêu thụ Na và các sản phẩm OCOP Chi Lăng năm 2023'. Trong đó, quả na chi Lăng đắt nhất lên đến 220 triệu đồng sau phiên đấu giá.
Sau 3 phiên đấu giá ngày 19/8, 8 quả na đã được đặt mua với tổng số tiền 770 triệu đồng. Trong đó, quả na được chốt giá thấp nhất là 20 triệu đồng và giá cao nhất lên tới 220 triệu đồng.
Ngày 19/8, tại chợ Nông sản thị trấn Chi Lăng, Ủy ban nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn tổ chức chương trình quảng bá, tiêu thụ na và các sản phẩm OCOP Chi Lăng.
Huyện Chi Lăng đã phát triển thành công các vùng trồng na xanh tốt với tổng diện tích hơn 2.500ha, sản lượng đạt trên 22.000 tấn quả, giá trị kinh tế ước đạt trên 700 tỷ đồng/năm.
Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, việc tổ chức sự kiện có ý nghĩa thiết thực trong việc đồng hành, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của Hà Nội và các tỉnh, TP quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại thị trường Hà Nội, đồng thời giúp người tiêu dùng Thủ đô nhận biết, có thêm nhiều lựa chọn tiêu dùng sản phẩm chất lượng với giá cả hợp lý, phát huy tinh thần tự lực, tự cường.
Diễn ra từ ngày 15 - 20/8/2023, tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao quận Hoàng Mai (Hà Nội); Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2023 là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố đến với người dân Thủ đô, đồng thời kích cầu tiêu dùng, tăng tổng mức bán lẻ của Thành phố.
Na Chi Lăng thường được trồng trên những vách núi đá vôi cao chót vót, đi qua Chi Lăng vào mùa thu hoạch na, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người nông dân cheo leo trên những ngọn núi để thu hoạch trái chín.
Dù giá bán na Chi Lăng khá cao nhưng loại quả này được nhiều người ưa chuộng, chủ vườn hái tới đâu bán hết tới đó.