Kỳ họp thứ 11, HĐND tỉnh Phú Yên khóa VIII vừa thông qua Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Nam Phú Yên đến năm 2040. Đáng chú ý, trong đó có quy hoạch về giao thông.
Khu kinh tế Nam Phú Yên định hướng là Khu kinh tế biển tổng hợp; trọng tâm là ngành công nghiệp công nghệ cao, ngành công nghiệp gắn với cảng biển.
Ngày 22/9, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc (Bộ Xây dựng) Trần Thu Hằng chủ trì Hội nghị thẩm định Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên đến năm 2040.
Để tạo động lực phát triển cho hai địa phương, Phú Yên và Khánh Hòa đã 'bắt tay' đẩy mạnh liên kết vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa. Ngoài việc giúp khu vực này bứt phá, đây còn là động lực để phát triển cả khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Phú Yên phấn đấu đến năm 2025 có 45 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030, trong đó Khánh Hòa - Nam Phú Yên được xác định là khu vực trọng điểm để xây dựng hình thành trung tâm kinh tế biển có tầm quốc tế cao ở Đông Nam Á.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các khu vực trọng điểm phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển sẽ cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước từ 1,2 lần.
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển cụm liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh thời kỳ đến năm 2030 do Phó thủ tướng Lê Văn Thành ký ngày 26.7.
Tại Công văn số 4215/VPCP-KTTH, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, đề xuất các nội dung liên quan đến điều phối, liên kết vùng Nam Phú Yên – Bắc Khánh Hòa vào quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các tỉnh trong tiểu vùng Nam Trung bộ có nhiều lợi thế phát triển như cảng biển, du lịch biển… Tuy nhiên, nhiều năm qua, việc liên kết còn rời rạc, bị động, thiếu điều phối dẫn đến mỗi tỉnh mỗi phách.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh cho rằng, các địa phương còn lúng túng, bị động và thiếu người 'nhạc trưởng' trong điều phối liên kết vùng Nam Trung Bộ.
Để tạo động lực phát triển, Phú Yên phải chú trọng liên kết vùng, phát huy vai trò, vị thế và tiềm năng là một trong các cửa ngõ giao thương quốc tế.
Ngày 13/6, Tỉnh ủy Phú Yên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ đến năm 2010.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh giai đoạn 2005 – 2020 đạt 8,3%/năm (tăng 3,66 lần so với năm 2004), GRDP liên tục tăng đến năm 2020 đạt 50,4 – 51,4 triệu đồng/người (tăng gấp 9,7 lần so với 2004). Trong đó, tổng vốn đầu tư xã hội tăng khoảng 13,5% (70% vốn tư nhân ngoài ngân sách), năng suất lao động tăng mạnh đạt 14,6%.
Đoàn Giám sát của Ban Kinh tế Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về tình hình thực hiện Nghị quyết số 36- NQ/TW
Theo đánh giá, qua gần 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là vùng ven biển và các ngành kinh tế biển, kinh tế gắn liền với biển.
Hôm nay 11/6, Đoàn Giám sát Ban Kinh tế Trung ương đã làm việc với Tỉnh ủy Phú Yên về việc thực hiện Nghị quyết số 36 về chiến lược phát triển kinh tế biển.
Phú Yên đã rất nỗ lực, tích cực thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển và đang đi đúng hướng.
Thực hiện Chương trình công tác năm 2022, ngày 11.6, Đoàn Giám sát Ban Kinh tế Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên về chương trình 'Giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22.10.2018 Hội nghị Trung ương 8 Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045'.
Khánh Hòa hiện đang gấp rút hoàn thiện đồ án quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong. Trong đó, Khu vực Bắc Vân Phong từng được quy hoạch làm đặc khu được định hướng xây dựng sân bay charter, cảng trung chuyển quốc tế, đô thị du lịch, đô thị du lịch sinh thái biển...
Chiều 21/4, tiếp tục phiên họp thứ 10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ lo ngại, nhà đầu tư vào đăng ký 'xí đất', để đó hoặc đầu tư không đúng quy hoạch thì sẽ phá vỡ khu kinh tế Vân Phong
Đến năm 2025, lượng khách du lịch quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa dự kiến bằng 1/3 cả nước. Đây được xem là thử thách rất lớn cho tỉnh.
Để bứt phá trong thời gian tới, tỉnh Phú Yên cần có nhiều dự án lớn, nhất là kinh tế biển làm điểm nhấn và động lực phát triển kinh tế cho tỉnh.