Hội thảo khoa học 'Sơn La với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và công tác phát huy giá trị di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp'

Ngày 25/4, Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học 'Sơn La với chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 và công tác phát huy giá trị di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp'.

Tọa độ lửa Ngã ba Cò Nòi • Kỳ I: Khúc tráng ca bất tử

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên địa chỉ đỏ Ngã ba Cò Nòi, nơi đã từng là 'túi bom' hứng chịu những trận đánh phá ác liệt của thực dân Pháp hòng cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường Điện Biên Phủ. Trong cuốn hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: 'Ngã ba Cò Nòi là một cửa ải tất cả những người ra trận đều phải vượt qua'. Không khuất phục trước những trận bom đạn dịch rải dày đặc, lực lượng TNXP vẫn bảo đảm giao thông trong quá trình diễn ra chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.

Tưởng nhớ các Anh hùng liệt sĩ thanh niên xung phong tại Ngã ba Cò Nòi

Ngày 24/4, Đoàn đại biểu hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã đến dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ thanh niên xung phong Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Sơn La: Tưởng nhớ các liệt sỹ thanh niên xung phong tại Ngã ba Cò Nòi

Trong không khí trang nghiêm, các đại biểu bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, khắc ghi công lao to lớn của các Anh hùng liệt sỹ thanh niên xung phong đã chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Lễ xuất quân Hành trình đặc biệt 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Các đoàn sẽ hành quân đến với tỉnh Điện Biên và di chuyển qua các địa danh cách mạng gắn với những chiến công hiển hách của các thế hệ cha anh như Tượng đài Anh hùng Cù Chính Lan, Ngã ba Cò Nòi, nơi thành lập chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Lào Cai…

Dâng hương tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ, Thanh niên xung phong tại Ngã ba Cò Nòi

Ngày 24/4, Đoàn đại biểu hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông' của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đến dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ Thanh niên xung phong Ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn.

550 thanh thiếu nhi tiêu biểu xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Sáng 24/4, tại Cột Cờ Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'.

Giáo dục truyền thống cách mạng từ di tích lịch sử

Sơn La là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử từ thời kỳ phong kiến đến các di tích có từ các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, là minh chứng cho những thời kỳ hào hùng của dân tộc. Các di tích lịch sử được giữ gìn và phát huy giá trị, trở thành những 'địa chỉ đỏ' giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

Đổi thay trên vùng đất anh hùng

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta không thể quên địa chỉ đỏ Ngã ba Cò Nòi, nơi đã từng là 'túi bom' hứng chịu những trận đánh phá ác liệt của Thực dân Pháp hòng cắt đứt con đường huyết mạch chi viện cho chiến trường. Ghi nhận những đóng góp của địa phương, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Cò Nòi đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu 'Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp'. Xứng đáng với truyền thống anh hùng, Cò Nòi hôm nay đang từng ngày khởi sắc.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

'Vua phá bom' 4 lần được gặp Bác

Năm tháng có thể xóa nhòa nhiều thứ nhưng với cựu binh Cao Xuân Thọ, ký ức Điện Biên luôn sống mãi trong ông

Ông cha ta đánh giặc: Phá bom địch trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 13-3-1954, quân ta nổ súng mở màn Chiến dịch Điện Biên Phủ, địch huy động máy bay trút hàng trăm tấn bom đạn xuống các khu vực như: Đèo Chẹn, phà Tạ Khoa, đèo Pha Đin...

'Vua phá bom' kể về ký ức Điện Biên Phủ năm xưa

Dù đã 97 tuổi nhưng cụ Cao Xuân Thọ (xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vẫn còn hừng hực khí thế khi kể lại những ngày tham gia phá bom, phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa.

Ngã ba Cò Nòi - 'túi bom' trên cung đường lên chiến dịch Điện Biên Phủ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã khẳng định: 'Ngã ba Cò Nòi là một cửa ải, tất cả những người ra trận đều phải vượt qua'. Chính vì vậy, ngã ba Cò Nòi đã trở thành 'túi bom', một trong những trọng điểm đánh phá ác liệt nhất của không lực Pháp trên địa bàn Sơn La trong Chiến dịch Điện Biên Phủ. Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi đã trở thành địa chỉ đỏ, biểu tượng tinh thần quả cảm của lực lượng thanh niên xung phong Việt Nam.

Từ 'đánh nhanh, thắng nhanh' sang 'đánh chắc, tiến chắc'

Ngày 26.1.1954, Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định chuyển phương châm 'Đánh nhanh, thắng nhanh' sang phương án 'Đánh chắc, tiến chắc'. Quyết định trên được Đảng ủy mặt trận trao đổi, đồng ý và ngày 30.1.1954 được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Trường Chinh và Bộ Chính trị phê chuẩn.

Đảm bảo mạch máu giao thông cho Chiến dịch Điện Biên Phủ

Với sự đoàn kết, đồng lòng của quân và dân ta, các 'mạch máu' giao thông hướng về tiền tuyến luôn được đảm bảo, góp phầm làm lên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Quận Đống Đa gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Ngày 16/4, quận Đống Đa tổ chức Chương trình 'Gặp mặt, giao lưu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ' nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024).

Ngã ba Cò Nòi 'túi bom' trên cung đường lên cứ điểm Điện Biên Phủ

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ngã ba Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La là điểm nút giao thông quan trọng trong các mũi tiến quân, tiếp tế của quân ta cho chiến trường nên thực dân Pháp bắn phá ác liệt.

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên

Ngày 16-4, quận Đống Đa tổ chức Chương trình 'Gặp mặt, giao lưu chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ' nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024).

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 2: Thăm lại bến phà Tạ Khoa

Bến phà Tạ Khoa (huyện Bắc Yên, Sơn La) nối liền hai bờ sông Đà, là điểm trọng yếu trên cung đường chuyển quân, lương thực, vũ khí cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Lần này, chúng tôi ghé thăm, ghi lại chuyện ở bến phà xưa, và được ông Trần Công Chính, Chủ tịch Hội TNXP tỉnh Điện Biên, giới thiệu gặp cựu thanh niên xung phong (TNXP) từng chiến đấu tại bến phà này…

Xúc động, bồi hồi thăm Ngã ba Cò Nòi: Vẹn nguyên ký ức về những TNXP trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Hơn 70 năm về trước, khu vực Ngã ba Cò Nòi là 'yết hầu' mà địch quyết liệt ngăn chặn, nhằm cắt đứt con đường vận tải, tiếp tế cho chiến trường Điện Biên Phủ.

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 1: Ký ức của chiến sĩ giao liên ở 'cửa tử' Cò Nòi

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, ngã ba Cò Nòi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) là 'cửa ải mà tất cả người ra trận phải vượt qua'. Đây là 'túi bom', là 'cửa tử' trước khi bước vào lòng chảo Điện Biên. Tại đây, chúng tôi may mắn tìm gặp được ông Lò Văn Pọm người trực tiếp làm giao liên năm xưa để được nghe chuyện quân và dân ta đã sống và chiến đấu để làm nên một Điện Biên Phủ 'lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu'...

Người 3 lần viết tâm thư xin ra trận

Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta nói chung và Chiến dịch Điện Biên Phủ nói riêng, có không ít chàng trai, cô gái tuổi mười tám, đôi mươi đã tình nguyện viết tâm thư xin ra trận. Cựu thanh niên xung phong Lê Thế Duệ là người đã 3 lần viết tâm thư xin ra trận. Để được đóng góp sức mình cho Chiến dịch Điện Biên Phủ ông Duệ đã phải viết đơn đến lần thứ 3 mới được chấp nhận.

Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các tác phẩm văn học nghệ thuật

'Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng...'. Tròn bảy thập kỷ đã đi qua, nhưng đề tài về chiến thắng Điện Biên Phủ, cùng những địa danh lịch sử gắn với chiến thắng 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu' này vẫn luôn là nguồn cảm hứng vô tận để các thế hệ văn nghệ sĩ Sơn La sáng tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả.

Ngã ba Cò Nòi - Khúc tráng ca bất tử trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Là giao điểm của các tuyến giao thông nối đồng bằng Bắc Bộ, chiến khu Việt Bắc, Liên khu III, IV với chiến trường Điện Biên Phủ, máu của biết bao cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong và nhân dân đã đổ xuống Ngã ba Cò Nòi, góp phần viết nên khúc tráng ca bất tử cho chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Thăm Ngã ba Cò Nòi - 'túi bom' trên cung đường lên cứ điểm Điện Biên Phủ

Những ngày này, trên cung đường dẫn về Tây Bắc, du khách thường dừng chân ở Ngã ba Cò Nòi để thắp hương, tưởng nhớ công lao của các cựu thanh niên xung phong đã ngã xuống vì Tổ quốc. Nơi đây, dưới mưa bom, lửa đạn, họ đã hiên ngang, dũng cảm làm nhiệm vụ phá bom nổ chậm, thông đường, vận chuyển lương thực, vũ khí lên mặt trận Điện Biên Phủ.

Ký ức hào hùng Điện Biên Phủ qua lời cựu binh ở xứ Thanh

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu như vẫn còn nguyên giá trị. Trong ký ức của những người tham gia chiến dịch như mới hôm qua, bao trang 'sử sống' vẫn hàng ngày truyền khí chất 'Bộ đội Cụ Hồ', sáng mãi niềm tin với quê hương đất nước, tất cả vì độc lập, tự do.

Chiếc xe đạp huyền thoại của người Thanh Hóa trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Trong chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm, chiếc xe đạp thồ đóng vai trò quan trọng, trở thành biểu tượng đẹp của nhân dân Việt Nam nói chung, quân và dân Thanh Hóa nói riêng.

Những người con Thanh Hóa ở Điện Biên

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước của dân tộc, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, Thanh Hóa là tỉnh có đóng góp lớn về sức người, sức của. Đã có hàng ngàn người con Thanh Hóa là dân công hỏa tuyến, bộ đội chủ lực... tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhiều người sau cuộc chiến đã nguyện ở lại, tiếp tục cống hiến cho vùng đất khói lửa, vùng đất anh hùng Điện Biên. Ngày nay, nhiều người trẻ quê hương Thanh Hóa đã 'khoác ba lô' lên vùng đất Điện Biên lập thân, lập nghiệp, chung tay xây dựng đất nước.

Lần theo con đường tải lương lên Điện Biên Phủ

Gần 2/3 ngày đường từ TP Thanh Hóa, trên chuyến xe 16 chỗ bon bon, chúng tôi mới đến được TP Điện Biên Phủ. Đó là chiếc ô tô hiện đại với lái xe chuyên nghiệp, thường xuyên duy trì tốc độ 70 – 80km/giờ, lại đi trên các quốc lộ đã được bạt núi san đồi thênh thang rộng mở, thảm nhựa phẳng lỳ toàn tuyến. Tuy nhiên hơn 70 năm về trước, cũng cung đường ấy, nhưng là những tuyến nhỏ hẹp, đa phần là băng rừng sâu, vượt núi thẳm vùng Tây Bắc với dốc đá lởm chởm, trơn trượt. Ấy vậy mà gần 179.000 dân công xứ Thanh vẫn rầm rập ngày đêm, vừa tránh bom đạn của máy bay địch, vừa mở đường, gánh gạo, thồ lương thực, vũ khí đạn dược với những chuyến đi cả tháng trời để tiếp vận cho chiến trường Điện Biên Phủ.

Người thanh niên xung phong nặng tình với Tây Bắc

Chống gậy, đi lại khó khăn nhưng ông Nguyễn Tiến Năng (96 tuổi) vẫn cố gắng trở về thăm lại dải đất Tây Bắc (Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) - nơi cách đây 70 năm, ông đã cùng anh em trong đội thanh niên xung phong (TNXP) gắn bó, cống hiến những năm tháng tuổi trẻ, nơi mà bao đồng đội của ông đang nằm lại mãi mãi...

Nối đường trong mưa bom - ký ức không phai với cựu TNXP Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là chiến dịch lớn nhất, kéo dài và quyết liệt nhất trong kháng chiến chống Pháp. Cùng với bộ đội, thanh niên xung phong là lực lượng quan trọng, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 'Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'. 70 năm đã qua đi, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi cựu TNXP, trong đó có ông Thái Hữu Hoành ở Sơn La

Ký ức Điện Biên phủ: Những bước chân nát đá

Chúng tôi gặp ông Trần Khôi – một 'huyền thoại sống' của lực lượng dân công hỏa tuyến xứ Thanh trong chiến dịch Điện Biên Phủ trong ngôi nhà nhỏ ở phố Ngô Văn Sở, phường Ngọc Trạo (TP Thanh Hóa).

Ký ức Điện Biên: Chuyện về 'Vua phá bom' Cao Xuân Thọ

Trở về địa phương an hưởng tuổi già sau những năm tháng chiến đấu kiên cường, dũng cảm, ông Thọ tiếp tục phát huy khí chất 'Bộ đội Cụ Hồ' trong cuộc sống đời thường, truyền dạy cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương đất nước.

Đèo Lũng Lô - cung đường huyền thoại trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đèo Lũng Lô là một trong những tuyến đường huyết mạch để quân và dân ta tiếp viện vũ khí, đạn dược cùng lương thực thực phẩm phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ.

Trò chuyện cùng những người lính Điện Biên năm xưa

Gần 70 năm đã trôi qua, những người lính Điện Biên tuổi mười tám, đôi mươi năm xưa nay đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, chân yếu, mắt mờ. Khi nhắc về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu', những người lính Điện Biên năm xưa như được tiếp thêm sức mạnh, vẫn nhớ như in kỷ niệm của những ngày gian khó và hào hùng làm 'Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng'.

Từ vùng quê cách mạng đến vùng kinh tế trọng điểm của Sơn La

Vùng quê cách mạng với cứ điểm lịch sử Nà Sản và Ngã ba Cò Nòi, 70 năm sau giải phóng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã vươn lên trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Sơn La.

Họp Ban Chỉ đạo tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi

Ngày 21/6, đồng chí Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Ngã ba Cò Nòi đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023; triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm. Dự cuộc họp có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và các đồng chí thành viên Ban Chỉ đạo.