Diện mạo nông thôn Than Uyên đang từng ngày 'thay da đổi thịt', sáng - xanh - sạch - đẹp hơn; đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Thu nhập của các hộ dân không ngừng tăng qua mỗi năm. Những kết quả nổi bật này là từ sự quyết tâm, nỗ lực đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống của các cấp ủy, chính quyền huyện Than Uyên.
Bắt nhịp với xu thế của cuộc sống hiện đại, những bộ trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc cũng được cách tân đầy sáng tạo, tôn vinh được những nét tinh hoa của thổ cẩm, song vẫn cuốn hút bởi sự mới mẻ, độc đáo.
Với điểm số khá cao, cộng với điểm ưu tiên, Ý Cu đỗ vào ngành Y đa khoa-Đại học Y Hà Nội (cơ sở Thanh Hóa). Ở xã Tri Lễ, em là nữ sinh người Mông đầu tiên đỗ vào Đại học Y Hà Nội.
Hòa chung không khí của ngày khai giảng năm học mới trong cả nước, sáng 5/9 các trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 384 nghìn người dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, được thụ hưởng các chương trình, dự án, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, diện mạo nông thôn miền núi, đời sống của đồng bào DTTS đã được cải thiện rõ rệt. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận bà con vẫn còn gặp không ít khó khăn, trong số 10.190 hộ nghèo trên toàn tỉnh thì có đến 5.603 hộ người DTTS.
Từ các tỉnh miền núi Sơn La, Hà Giang… những học sinh là con công nhân dân tộc thiểu số về Hải Dương ngày khai giảng mang theo niềm vui được đoàn tụ với bố mẹ.
Sáng 5/9, hàng nghìn học sinh ở các huyện Nậm Pồ (Điện Biên), Hồng Ca (Yên Bái) và Sơn La đã hòa chung không khí trên mọi miền đất nước hân hoan chào đón năm học mới.
Hòa trong không khí khai giảng tưng bừng của cả nước, tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khó khăn, Lễ khai giảng năm học mới cũng được tổ chức giản dị và ấm cúng.
Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc đã diễn ra hoạt động lập 'Nhà nước Mông'. Đây là một phần trong âm mưu chiến lược 'Diễn biến hòa bình' của các thế lực thù địch nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Bằng tinh thần cảnh giác và trách nhiệm cao, lực lượng công an Yên Bái đã phòng ngừa, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lập 'Nhà nước Mông' trên địa bàn tỉnh.
Ngày 4/9, Trường Tiểu học Cư Pui 2 (xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk) tổ chức lễ khai giảng tại điểm trường Ea Rớt. Đây là điểm trường khó khăn nhất thuộc Trường Tiểu học Cư Pui 2.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 (từ 31/8 đến 3/9/2024), địa phương đã đón 133.950 lượt khách du lịch (tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2023). Đáng chú ý là khách quốc tế đạt 13.980 lượt, tăng 77% so với cùng kỳ năm 2023.
Màn đại xòe chào mừng Tết Độc lập với sự tham gia của hơn 3.000 người vừa diễn ra tại huyện Than Uyên (Lai Châu) đã khẳng định giá trị văn hóa các dân tộc và trở thành màn xòe lớn nhất từ trước tới nay tại địa phương.
Từ một bản nghèo nhất nhì của huyện Phong Thổ, tỉnh Lao Châu, nhờ phát triển du lịch cộng đồng nên hiện nay, người dân bản Sin Suối Hồ đã có của ăn, của để khi thu nhập bình quân đạt trên 30 triệu đồng/người/năm. Cũng nhờ du lịch cộng đồng mà các ngành nghề thủ công như sản xuất thổ cẩm, chạm khắc bạc, đồ lưu niệm... của bà con các dân tộc thiểu số trong vùng phát triển mạnh mẽ và tạo ra hàng nghìn việc làm cho người dân. Chính vì vậy, bản Sin Suối Hồ đã và đang trở thành điểm sáng trong việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu cũng như của cả nước.
Đến hẹn lại lên, vào dịp mùng 2 tháng 9, cao nguyên Mộc Châu lại rực rỡ cờ hoa, tưng bừng đón Tết Độc lập gắn với nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn.
Chuyện 'bắt vợ' tại các địa phương người Mông ở huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An xảy ra đã lâu nhưng đó là kiểu 'bắt vợ' trực tiếp. Mấy năm gần đây, xuất hiện thêm kiểu 'bắt vợ' qua mạng xã hội. Chuyện 'bắt vợ' xảy ra nhiều dẫn đến vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tăng cao. Chúng tôi về các trường học ở Kỳ Sơn mới hay còn đó chuyện đời lắm nỗi éo le ẩn sau những trang sách học trò.
Nằm ở vùng biên, xã Thượng Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có hơn 4.200 nhân khẩu với 2 cộng đồng dân tộc chính là người Nùng và người Mông, trong đó có hơn 69% hộ nghèo và 10% hộ cận nghèo. Dù vậy, những năm qua, bà con nơi đây đang nỗ lực thoát nghèo nhờ sự hỗ trợ từ địa phương. Đặc biệt, công tác tuyên truyền, tôn trọng tự do tín ngưỡng đã kết nối chính quyền và đồng bào nơi đây.
Các hoạt động văn hóa - thể thao sẽ tiếp tục diễn ra xuyên suốt thời gian tổ chức Tết Độc lập năm 2024 tại huyện Than Uyên.
Trên mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng, ngày 2/9, không khí tưng bừng, rộn rã hơn bao giờ hết với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và hoạt động vui chơi hấp dẫn phục vụ nhân dân và du khách. Kỳ nghỉ lễ năm nay có bốn ngày, đây cũng là cơ hội để ngành du lịch đưa ra nhiều sản phẩm mới thu hút du khách, kích cầu và đưa du lịch phát triển.
Từ ngày 31/8 đến 2/9 tại Khu du lịch Mộc Châu Island, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu đã diễn ra Phiên chợ 'Tiếng khèn gọi bạn 2024' hết sức độc đáo thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Vào dịp Quốc khánh, đồng bào ở khắp các thôn, bản xa xôi ở vùng cao Yên Bái lại nô nức tụ hội để chung vui ngày Tết Độc lập.
Vào ngày Quốc khánh 2/9, đồng bào dân tộc Mông ở khắp các thôn, bản làng trên vùng cao xa xôi của tỉnh Lai Châu nói riêng và các tỉnh lân cận Lào Cai, Yên Bái.. lại nô nức tụ hội về 'Miền đất gió' Than Uyên để chung vui trong ngày Tết Độc lập và giao lưu văn hóa, gặp gỡ, trao đổi các mặt hàng truyền thống, thể hiện tình đoàn kết gắn bó.
Quán triệt nghiêm túc các quy định, văn bản chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh và các cơ quan chức năng về công tác tôn giáo và công tác tuyên truyền, đấu tranh xóa bỏ tà đạo, thời gian qua các đồn biên phòng đóng quân trên địa bàn biên giới đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức cho các tín đồ tôn giáo chấp hành đúng các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Hòa chung không khí rộn ràng của cả nước trong ngày kỷ niệm Quốc khánh 2/9, nhiều hoạt động thương mại, văn hóa, thể thao được tổ chức tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu thu hút đông đảo nhân dân và du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bắc Yên là huyện vùng cao, dân tộc Mông chiếm đa số, với gần 47%. Mỗi mỗi dịp 2/9, đồng bào Mông lại tập trung xuống thị trấn Bắc Yên vui Tết Độc lập.
Tiếp tục các hoạt động chào mừng Tết Độc lập, ngày 2/9 tại huyện Than Uyên diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn, phong phú thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham quan, trải nghiệm và thưởng thức.
Sau 7 ngày diễn ra các chuỗi hoạt động sôi nổi, đặc sắc, ngày 2/9, tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu đã tổ chức Bế mạc Tuần Văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại huyện năm 2024.
Ngày 2/9, tại Công viên 2/9, thị trấn Phù Yên, huyện Phù Yên đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao vui Tết Độc lập.
Lễ hội Cầu mưa của người Thái trắng; nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Dao Tiền; nghi lễ Mo Mường ở huyện Mộc Châu là 3 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Nhờ có Đảng, có Bác Hồ, đồng bào dân tộc Mông từ thân phận nô lệ đã vươn lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh. Chính cuộc đổi đời vĩ đại ấy đã lý giải vì sao đồng bào coi trọng việc đón Tết Độc lập 2/9, bên cạnh Tết cổ truyền mừng năm mới hằng năm của dân tộc.
Đã thành nét văn hóa truyền thống, sáng 2/9 đúng ngày Quốc khánh, đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát lại tề tựu về trung tâm huyện lỵ vui đón Tết Độc lập.
Thu sang, heo may về làm bớt nắng cuối hạ, mây nhởn nhơ bay, trời xanh thắm. Trong tiết trời thu trong veo ấy, người dân vùng cao Thái Nguyên hồ hởi đón Tết độc lập. Đã qua lâu lắm rồi những ngày đói khổ, hôm nay, cuộc sống ở những bản, làng nơi rẻo cao của tỉnh đã no ấm hơn. Bởi thế, không khí đón cái Tết độc lập trong mỗi nếp nhà cũng thật nhiều ý nghĩa.
Giữa núi rừng Tây Bắc, hơn 2000 người dân huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu) đã nắm tay nhau trong điệu xòe hoa chào mừng Tết Độc lập.
Ngày 1/9, tại Khu du lịch Cát Cát, thị xã Sa Pa (Lào Cai) diễn ra Ngày hội văn hóa bản Mông với nhiều hoạt động đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là dịp đồng bào dân tộc Mông mừng Tết độc lập dịp Quốc khánh 2/9.
Vào mỗi dịp Quốc khánh 2/9, bà con dân tộc Mông tỉnh Sơn La lại hồ hởi, rộn ràng vui đón Tết Độc lập. Theo quan niệm của bà con dân tộc Mông nơi đây, không có Đảng, không có Bác thì người Mông suốt đời chỉ ở trên núi cao, không thấy ánh mặt trời và sống trong đói nghèo. Do đó, đối với đồng bào Mông, Tết Độc lập không chỉ là một ngày lễ trong năm, mà đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc.
Từ lâu, cứ đến Quốc khánh 2/9, đồng bào các dân tộc huyện Than Uyên, Lai Châu lại tập trung về trung tâm thị trấn huyện chào đón ngày Tết Độc lập.
Trong khuôn khổ các hoạt động tại Tết Độc lập 2/9 và Ngày hội Văn hóa, Thể thao các dân tộc huyện Than Uyên năm 2024, đã diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch độc đáo thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh tham gia trải nghiệm.
Sáng nay (1/9), du khách nườm nượp đổ về cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La để tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn tại tuần văn hóa - du lịch, tạo nên không khí vui tươi, rộn ràng, chào mừng Tết Độc lập 2/9.
Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại vùng cao huyện Thuận Châu năm 2024, đã diễn ra thi đấu các môn thể thao dân tộc. Tham gia thi đấu, có 6 đội, với 180 lượt vận động viên là người dân tộc Mông, đến từ 6 xã vùng cao: Co Mạ, Long Hẹ, É Tòng, Co Tòng, Mường Bám, Pá Lông.
'Vui Tết Độc lập' gần đây đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa tại Làng Văn hóa Du lịch các Dân tộc Việt Nam. Năm nay 'Vui Tết Độc lập' với 'Sắc màu vùng cao','Không gian văn hóa, du lịch Bắc Ninh giữa lòng Hà Nội' sẽ là những điểm nhấn hấp dẫn.
Ngày hội văn hóa bản Mông diễn ra với các tiết mục văn nghệ đặc sắc của dân tộc Mông; tái hiện Lễ cúng cơm mới, trình diễn nghề thủ công truyền thống…
Cách trung tâm thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 10km, Sâu Chua là một bản nhỏ, chưa được nhiều du khách tìm đến khám phá.
Đã thành thông lệ, ngày 2-9 hằng năm, đồng bào dân tộc Mông ở khắp nơi tập trung về Trung tâm huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để vui Tết Độc lập. Tại đây, họ cùng gặp gỡ, vui chơi, mua sắm và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.
Ngày 1/9, tại Khu du lịch Cát Cát, thị xã Sa Pa đã diễn ra Ngày hội văn hóa bản Mông với nhiều hoạt động đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.
Ngày 1/9, tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu đã tổ chức khai mạc Tuần Văn hóa, thể thao, du lịch và thương mại vùng cao năm 2024, với chủ đề 'Sắc màu vùng cao Thuận Châu'.
Từ hơn nửa thế kỷ nay, đồng bào dân tộc và nhân dân ở khu vực Tây Bắc đã duy trì một truyền thống rất đặc biệt, đó là 'ăn tết' vào ngày 2-9 nhân dịp Quốc khánh. Truyền thống này đã và đang dần trở thành một 'phong tục' ý nghĩa, một ngày hội lớn ở nhiều địa phương.
Sau khi trở thành Á hậu 1 Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022, Lương Thị Hoa Đan, người đẹp quê ở xã Thanh Quang, huyện Nam Sách (Hải Dương) đã ấp ủ và thực hiện dự án quảng bá trang phục 54 dân tộc Việt Nam.
Sáng ngày 1/9, huyện Mộc Châu đã khai mạc các hoạt động tại Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 'Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu'.
Nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần Văn hóa, Du lịch năm 2024 'Mộc Châu - Tiếng gọi mùa yêu', từ ngày 31/8 đến ngày 2/9, huyện mộc châu tái hiện 'Không gian văn hóa dân tộc Mông' tại nhà Văn hóa huyện Mộc Châu.
Du lịch cộng đồng tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Phát triển du lịch cộng đồng gắn với khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng vùng DTTS sẽ góp phần bảo vệ, phát huy di sản văn hóa dân tộc, tạo nguồn lực phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.