Với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, tà đạo 'Giê Sùa', 'Bà Cô Dợ' núp bóng tôn giáo đã len lỏi, xâm nhập vào cộng đồng dân cư, nhất là các bản vùng sâu, vùng xa, biên giới Nậm Pồ. Không chỉ tuyên truyền mê tín dị đoan, phản văn hóa, trái thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, hoạt động của các tà đạo này còn gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, ảnh hưởng đến an ninh trật tự (ANTT). Trước thực trạng đó, cấp ủy, chính quyền huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của đồng bào các dân tộc, kiên quyết xử lý, ngăn chặn, đẩy lùi, không để 'mầm mống tà đạo' lây lan sang địa bàn khác, bảo vệ cuộc sống bình yên của Nhân dân. Đến tháng 11/2023 Nậm Pồ đã xóa thành công tà đạo 'Giê Sùa', 'Bà Cô Dợ' và các loại tà đạo trên địa bàn.
Tỉnh Lào Cai dự kiến tổ chức Festival 'Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa' từ ngày 8 đến ngày 10-11-2024 tại thị xã Sa Pa.
Nằm trong chuỗi các hoạt động du lịch mùa vàng năm 2024, UBND huyện Mù Cang Chải vừa tổ chức Lễ mừng cơm mới của người Mông tại đồi Mâm Xôi, xã La Pán Tẩn.
Nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, bản Tèn thuộc xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Mùa này, lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang tại bản Tèn, tạo nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Ngày 12/10, Quỹ Người FPT vì Cộng đồng phối hợp với Quỹ Hy vọng tổ chức chương trình 'FPT chắp cánh ước mơ' tại huyện Mường Lát (Thanh Hóa). Hoạt động nằm trong chuỗi chương trình 'Ánh sáng học đường' nhằm cải thiện cơ sở vật chất giáo dục cho học sinh vùng sâu, vùng xa với nhiều hoàn cảnh khó khăn.
Giờ đây, Cốc Pục đã đổi thay, thêm nhiều gam màu tươi sáng, hầu hết các hộ trong thôn có cuộc sống ổn định, ấm no.
Từ những bản đói nghèo và nỗi ám ảnh bởi hủ tục, ma túy… Giờ đây, cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) nơi cực Tây Tổ quốc đã bước qua 'những gam màu tối', những bản làng hiển hiện màu xanh của sự ấm no. Một hành trình bước qua bóng tối bắt nguồn từ tinh thần, trách nhiệm của những cây đại thụ, là cầu nối giữa 'ý Đảng, lòng dân'; họ luôn là 'ngọn lửa' soi sáng, dẫn lối, trực tiếp cùng Nhân dân dựng xây bản làng bình yên, phát triển… Chuyện chúng tôi ghi trên hành trình tác nghiệp ở 29 xã biên giới (tỉnh Điện Biên) về tinh thần 'chân đi, miệng nói, tay làm' của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín - những người luôn hết lòng vì cuộc sống cộng đồng.
Tính đến ngày 10/10/2024, Đảng bộ huyện Bát Xát tròn 75 năm thành lập. Trải qua hơn 7 thập kỷ, vượt qua vô vàn gian khó, đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Bát Xát đã chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt, bức tranh nông nghiệp của huyện vùng cao, biên giới Bát Xát ngày càng khởi sắc, nhiều thôn, bản hiện hữu cuộc sống mới ngày càng ấm no.
Thực hiện chương trình Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng nông thôn mới, ngày 12-10, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã huy động cán bộ chiến sĩ tham gia giúp dân làm đường giao thông nông thôn.
Nằm ở độ cao 1.200m so với mực nước biển, bản Tèn thuộc xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Mùa này, lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang tại bản Tèn, tạo nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp.
Festival góp phần tôn vinh tinh hoa văn hóa của các dân tộc, thu hút khách du lịch đến Lào Cai, từ đó tạo tiền đề xây dựng sản phẩm kinh tế, văn hóa, du lịch độc đáo.
Sau khi bố mẹ, 2 con và em ruột tử vong do lũ quét, vợ chồng Sùng A Giàng ở thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát (Lào Cai) đã quay lại Hải Dương làm việc, nhưng lại phải trở về.
Từ ngày 8 - 10/11, Lào Cai sẽ tổ chức Festival 'Thổ cẩm Lào Cai - Sắc màu văn hóa' tại số 2 Fansipan, đường Fansipan, thị xã Sa Pa.
Dù đến Mộc Châu để nghỉ dưỡng hay khám phá, Mường Thanh Holiday Mộc Châu sẽ là nơi dừng chân hoàn hảo, để chuyến đi của du khách thêm phần trọn vẹn.
Sau cơn mưa rào từ nửa đêm tới sáng, xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) ngập chìm trong biển mây. Vẻ đẹp hoang sơ của một xã miền núi với những nóc nhà cổ kính, rêu phong, xen lẫn sắc xanh của núi rừng, những vườn chè Shan Tuyết có tuổi đời hàng trăm năm như muốn níu giữ bước chân của những du khách yêu vùng cao.
Ảnh hưởng của các đợt mưa bão vừa qua, tại xóm Đông Trai, thuộc bản Cáp Na, xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, xuất hiện những vết nứt dài, có nguy cơ sạt lở, ảnh hưởng đến cuộc sống của 30 hộ, 159 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông và Khơ Mú nơi đây.
Khi đến với thôn Màng Mủ, xã Mồ Dề, Mù Cang Chải, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi Nhà ngô độc đáo được anh Giàng A Súa, một người Mông chính gốc sinh sống tại địa phương, dựng lên vào năm 2017.
Vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong mùa lúa chín (từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm).
Chợ phiên Tráng Kìm là chợ đã có rất lâu đời ở xã Đông Hà (Quản Bạ), tỉnh Hà Giang họp chính vào sáng thứ 5 và một phiên chợ phụ Chủ nhật hằng tuần. Chợ phiên nơi đây toát lên vẻ đẹp vừa hoang sơ, mộc mạc lại vừa độc đáo không chỉ thu hút rất đông bà con địa phương mà còn thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là địa bàn có tài nguyên du lịch cộng đồng phong phú bậc nhất nước ta. Bên cạnh các chính sách của Nhà nước, chính đồng bào các dân tộc thiểu số phải có trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bởi đây là nhân tố rất quan trọng để phát triển du lịch.
Khác với thành phố, những đứa trẻ tại Mộc Châu (Sơn La) mang vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ từ ánh mắt đến những nét mặt nhiều hoang sơ.
Chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ huyện và 60 năm Ngày thành lập huyện Bắc Yên (1964-2024), từ ngày 14-19/10, huyện Bắc Yên sẽ tổ chức Tuần lễ văn hóa, thể thao, du lịch.
Sáng 9/10, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã phối hợp với Đảng ủy, UBND xã Phố Cáo (Đồng Văn, Hà Giang) tặng quà cho 119 học sinh mầm non điểm trường Sảng Pả.
Sơn Dương là huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, chiếm gần 50% dân số. Việc bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống của dân tộc không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa mà còn là cách để kết nối các thế hệ tương lai, giúp văn hóa địa phương phát triển bền vững.
Nhờ triển khai hiệu quả nhiều chương trình, chính sách dân tộc của Nhà nước, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, giảm nghèo, nông thôn mới (gọi tắt Chương trình MTQG), đến nay, đời sống đồng bào dân tộc Mông tại xã Yên Lâm (Hàm Yên) đã 'thay da đổi thịt'.
Những năm qua, UBND huyện đã rà soát, cải tạo, lai ghép giống cây sơn tra, hướng tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung tại các xã vùng cao: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng.
Huyện Bắc Yên (Sơn La) là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây sơn tra (táo mèo). Những năm qua, UBND huyện đã rà soát, cải tạo, lai ghép giống cây sơn tra, hướng tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung tại các xã vùng cao: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng, từng bước đưa sơn tra thành cây trồng chủ lực, hướng tới mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, giá trị quả, sản phẩm sơn tra.
Ghé thăm xã Xím Vàng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La vào những ngày này, du khách sẽ có dịp ngắm tầng lớp thửa ruộng bậc thang chín vàng, đang vào mùa thu hoạch.
Dù ngôn ngữ, văn hóa, lối sống và tín ngưỡng có nhiều điểm khác biệt, bà con các dân tộc Dao, Mông, Tày… ở những xóm nghèo Lũng Súng, Lũng Lỳ (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) luôn đùm bọc, yêu thương; cùng nhau vượt qua lằn ranh sinh tử, hoạn nạn và chung tay xây dựng lại xóm làng.
Khi tiết trời bắt đầu se lạnh, khắp các rẻo cao của Bắc Yên như được dát vàng lên những sườn núi, thung lũng bởi ruộng lúa trĩu bông, báo hiệu mang đến no ấm, bình yên cho đồng bào dân tộc Mông.
Cuối thu, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, khắp các rẻo cao của huyện Bắc Yên (Sơn La) như được dát vàng lên những sườn núi, thung lũng, bởi ruộng lúa trĩu bông, báo hiệu mang đến no ấm, bình yên cho đồng bào dân tộc Mông. Đây cũng là dịp cho những người đam mê khám phá, 'săn ảnh' đến và trải nghiệm.
Trong khi người Nhật đánh giá cao loại rau này, coi nó là 'nhân sâm châu Á' thì ở Trung Quốc trồng nhiều, giá rẻ.
Chiều 6-10, Ban Kinh tế tài chính, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Đồng Tháp, chùa Thuần Lương (TP. Sông Công) và các nhà hảo tâm phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Đồng Hỷ tổ chức trao tặng quà cho người dân và học sinh xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng (ảnh).
Vợ trở dạ, theo phong tục của người Mông, anh Mua Mí Pó, 25 tuổi, người dân tộc Mông ở xã Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, đã để vợ ở nhà tự sinh con. Thai nhi ngôi ngược, cả hai mẹ con rơi vào tình trạng nguy kịch.
Từng bị chê bai, thậm chí người đời xa lánh, nhưng bằng trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, nghị lực phi thường và niềm tin mãnh liệt vào thành công, những đảng viên Lầu Minh Pó, Chá Văn Dia, Thao Văn Thê... đã kiên định với ý tưởng, con đường đi của mình, dẫu có đi ngược lại với phần đa dân bản. Chính họ là những hạt nhân tiêu biểu ở ngay trong vùng đồng bào Mông, đã cùng với cấp ủy, chính quyền gỡ ra mớ bòng bong nút thắt trong nếp nghĩ, cách làm, động viên bà con xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại để vươn lên đổi khác.
Ngày 5-10, Câu lạc bộ Ước vọng sống (Hà Nội) phối hợp với các nhà hảo tâm và xã Thượng Nung (Võ Nhai) tổ chức khánh thành, bàn giao công trình bếp ăn, trang thiết bị, đồ dùng học tập cho Điểm trường Lũng Hoài thuộc Trường Mầm non Thượng Nung.
Người dân vừa tổ chức lễ cúng ở tảng đá thiêng trên đỉnh Tà Tao và một mùa leo núi, chinh phục những cung đường đẹp, hoang sơ mà không kém phần kỳ vĩ ở nơi đây đã được bắt đầu.
Khi đám đất nương bạc phếch cũng là lúc cánh rừng đầu nguồn kế tiếp bị đốn hạ, hơn 10 năm trước, nhiều hộ đồng bào Mông ở Thanh Hóa vẫn cứ tiến sâu vào rừng, trèo lên núi cao nhưng chưa từng thoát khỏi vòng vây đói nghèo. Cho đến khi, có những đảng viên tiên phong đưa ruộng về bản tập trung thâm canh...
Con không cao lớn bằng bố, bố con không cao bằng ông nội, ông nội nhỏ hơn ông cố, người Mông càng ngày càng nhỏ đi... Nghĩ mình được học hành, được đi ra tiếp cận với văn minh xã hội, nên phải có trách nhiệm với giống nòi, với bản thân, chị Hơ Thị Dợ, giáo viên Trường Tiểu học Sơn Thủy (Quan Sơn) quyết không kết hôn sớm, cũng chẳng theo sự sắp đặt người Mông phải lấy người Mông. Suốt bao nhiêu năm, chị âm thầm, quyết tâm xóa nỗi sợ định kiến.
Ngày 4/10, Báo Cao Bằng phối hợp với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm tặng quà 108 hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại xóm Ma Pản, Lũng Lừa, xã Đa Thông (Hà Quảng).
Huyện Mai Châu có 2 xã đồng bào dân tộc Mông sinh sống tập trung là Hang Kia, Pà Cò. Nơi đây cách trung tâm huyện khoảng 40 km, địa hình đồi núi cao với hầu hết khu vực nằm ở độ cao trên 500 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.500 m nằm ở phía Tây Bắc của Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò. Từ bao đời nay, đồng bào Mông cùng nhau gìn giữ nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người phụ nữ Mông miệt mài bên khung cửi dệt để giữ lại tinh hoa văn hóa dân tộc trên những tấm thổ cẩm đậm bản sắc.
Sinh ra và lớn lên tại bản Mông nghèo thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, cô gái Giàng Thị Sao (SN 1986) nỗ lực học tập để hiện thực ước mơ được đứng trên bục giảng. Sau khi tốt nghiệp ngành sư phạm âm nhạc, cô được tuyển dụng và phân công về Trường TH&THCS Hang Kia A, xã Hang Kia (Mai Châu) dạy từ năm 2010.
Thẳm sâu trong ánh mắt của những người Mông tôi gặp năm cũ là khoảng trời lang bạt, bìu díu nhau lên phía trời cao chon von để đắp đổi mưu sinh. Từng cánh rừng đầu nguồn bị hạ xuống, nhưng cuộc sống thiếu thốn vẫn tuần tự trôi đi như một điệp khúc buồn nương theo bao hủ tục rườm rà, nghiệt ngã. Giờ khác lắm, trên miền đất biên cương xanh thẳm này, đã có những đảng viên bộc trực, gan dạ, dám hứng chịu 'búa rìu' dư luận, quyết nghĩ khác, làm khác, những mong bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xây dựng bản làng mỗi ngày thêm ấm no. Tôi gọi họ là những người Mông 'đi ngược' tìm ấm no nơi biên viễn.
Ngày 3/10, Báo Tuyên Quang phối hợp với UBND xã Hùng Lợi (huyện Yên Sơn) khởi công xây dựng nhà mới cho gia đình anh Sầm Văn Tu, dân tộc Mông, thôn Chương.
Thực hiện phát động của đồng chí Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Phó Chủ tịch không chuyên trách Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về giúp đỡ 20 hộ nghèo tại thôn Chương và Tấu Lìn, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) làm mới và sửa chữa nhà ở, sáng 3-10, Báo Tuyên Quang phối hợp với UBND xã Hùng Lợi (Yên Sơn) khởi công xây dựng nhà mới cho gia đình anh Sầm Văn Tu, dân tộc Mông, thôn Chương.
Trường PTDTNT THCS và THPT huyện Bảo Thắng là trường học đầu tiên của tỉnh Lào Cai thành lập Câu lạc bộ dạy tiếng mẹ đẻ, chữ viết cho học sinh.
Xã vùng cao Hang Kia (Mai Châu) là nơi sinh sống từ lâu đời của đồng bào dân tộc Mông. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương, diện mạo nông thôn nơi đây dần thay đổi, đời sống kinh tế của người dân từng bước cải thiện, nâng cao.