Địa bàn xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum, người dân phần lớn là đồng bào dân tộc Xê Đăng. Để giúp trẻ phát triển các kỹ năng học nói tiếng Việt một cách toàn diện, năm 2016 Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Tô phối hợp với Trường Mầm non xã Ngọc Tụ xây dựng mô hình 'Nhóm trẻ vui chơi đọc sách' tại điểm Trường Mầm non thôn Đăk Tông, xã Ngọc Tụ.
Theo định hướng của chính quyền và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã xây dựng và phát triển một số mô hình tổ liên kết, tổ hợp tác chăn nuôi giúp hội viên phụ nữ người dân tộc thiểu số tiếp cận và biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình.
Từng nghèo đói vì đông con, giờ đây, cuộc sống của nhiều hộ dân ở thôn Đăk No (xã Ngọc Tụ, huyện Đăk Tô, Kon Tum) đã có nhiều đổi thay khi có của ăn của để, con cái được học hành...
Rủ hai chị em thiếu nữ đi chơi nhưng bị từ chối, bị cáo liền cướp điện thoại của người em.
Mỗi gia đình được hỗ trợ gần 2 triệu đồng để di dời nhà vệ sinh xa nhà ở và xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn của tổ chức Ngân hàng thế giới.
Mặc dù gia đình thuộc diện hộ nghèo nhất nhì ở địa phương nhưng Hủn Vi Quốc (34 tuổi, trú làng Đăk Tăng, xã Ngọc Tụ, H. Đăk Tô, Kon Tum) không chí thú làm ăn mà suốt ngày làm bạn với 'ma men'.
4 tháng qua, cứ mỗi lần Chi hội phụ nữ làng Đăk Ri Jốp (xã Tân Cảnh, huyện Đăk Tô, Kon Tum) tổ chức sinh hoạt, chị em lại tập trung đông đủ tại nhà rông. Vừa hướng dẫn, trao đổi về chăn nuôi, trồng trọt, vừa đăng ký và nhận các phần 'quà' từ 'Tủ chia sẻ', chị em phần nào giảm bớt khó khăn trong cuộc sống.
Ngày 29/8, ông Bùi Tiến Lý- Phó chủ tịch UBND huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum cho biết huyện đã có văn bản khuyến cáo về sự nguy hiểm của bọ cánh cứng (còn gọi là sâu đậu, sâu ban miêu) có độc để dân phòng tránh, vì hiện tại đã có một số học sinh bị phỏng loét sau khi đi bắt sâu này.
UBND huyện Đắk Tô (Kon Tum) vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM.