Một khảo sát của cơ quan chức năng mới đây cho thấy, thực trạng tiêu dùng sản phẩm động vật hoang dã (ĐVHD) trên địa bàn tỉnh trong hoạt động du lịch đang diễn biến phức tạp, khó ngăn chặn triệt để.
Đinh Xuân Bình khai nhận biết rõ rắn hổ chúa là loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nhưng vẫn cố ý mua về tàng trữ, mục đích trang trí tại nhà riêng.
Ngày 12/8, theo tin từ Hạt Kiểm lâm thị xã Hương Thủy, tỉnh TT-Huế, đơn vị vừa tiếp nhận cá thể động vật hoang dã quý hiếm do người dân tự nguyện giao nộp.
Một người dân tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) đã tự nguyện giao nộp 1 cá thể kỳ đà hoa thuộc danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm cho cơ quan kiểm lâm địa phương, với nguyện vọng thả con vật về môi trường tự nhiên.
Việt Nam được Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong năm vùng chim đặc hữu và là một trong 25 quốc gia có hệ chim hoang dã phong phú nhất trên thế giới.
Mới đây, Trạm Kiểm lâm xã Bảo Hà (Lào Cai) đã tiếp nhận một cá thể rùa hộp trán vàng do ông Nguyễn Viết Tuấn, thôn Lâm Sản, xã Bảo Hà tự nguyện giao nộp.
Công an quận Ba Đình, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Phạm Nghĩa Hiệp, SN 1987, trú tại Quế Trung, Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam về hành vi 'vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm'.
Một cá thể kỳ đà vân quý hiếm vừa được lực lượng chức năng thả về môi trường tự nhiên tại khu vực Vườn Quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế).
Ngày 1-7, Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, TP Hồ Chí Minh đã tuyên phạt 1 đối tượng 2 năm tù về tội 'Vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã' theo Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Bẫy ảnh tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong (Quảng Bình) đã phát hiện nhiều loài thú quý hiếm, nguy cấp cần bảo tồn như: Chà vá chân nâu, Gấu ngựa, Voọc Hà Tĩnh, Thỏ vằn,…
Ngày 28/6, ngay khi nhận được tin báo của người dân có một cá thể trăn đang bò vào khu vực quán cà phê công viên, Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông khẩn trương tổ chức lực lượng tiến hành bắt giữ kịp thời, đảm bảo an toàn cho người dân.
Các nhà khoa học tại Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã xây dựng thành công đề tài về mô hình bảo tồn, phát triển hai loài lan quý hiếm ở Việt Nam là Lan hài chai và Lan hài đài cuốn.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Sinh và cộng sự tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã xây dựng thành công mô hình bảo tồn, phát triển 2 loài lan nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị cao là Lan hài chai (Paphiopedilum callosum (Rchb.f.) Stein) và Lan hài đài cuốn (Paphiopedilum appletonianum (Gower) Rolfe). Kết quả nghiên cứu góp phần bảo tồn, phát triển các loài nguy cấp, quý, hiếm nói riêng và công tác bảo tồn đa dạng sinh học nói chung.
Ngày 13/6, thi hành Quyết định số 114/QĐ-CCKL của Chi cục kiểm lâm Bình Thuận, Hạt kiểm lâm liên huyện Hàm Tân - La Gi thực hiện thả một con Rùa núi vàng quý hiếm về môi trường tự nhiên tại Tiểu khu 296B, rừng đặc dụng thuộc lâm phần Khu bảo tồn thiên nhiên Tà kóu, huyện Hàm Thuận Nam.
Ngày 12/6, Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) cho biết, Trung tâm vừa phối hợp Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Cát Tiên và Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội tái thả thành công 11 cá thể Tê tê Java (tên khoa học Manis Javanica) và 3 cá thể rái cá (tên khoa học Aonyx Cinereus) về tự nhiên, cùng với 4 khỉ đuôi lợn, 2 khỉ đuôi dài và 1 diều lửa.
Trung tâm Bảo tồn Động vật Hoang dã tại Việt Nam vừa phối hợp tái thả thành công 11 cá thể tê tê java và 3 cá thể rái cá vuốt bé về tự nhiên, cùng với 4 khỉ đuôi lợn, 2 khỉ đuôi dài và 1 diều lửa.
Số lượng động vật hoang dã quý hiếm gồm 11 cá thể tê tê Java và 3 cá thể rái cá vuốt bé vừa được Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam (SVW) phối hợp với một số đơn vị tái thả về tự nhiên.
Sau khi tiếp nhận của người dân, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An đã thả 1 con trăn gấm quý hiếm về với tự nhiên.
Thông tin từ Hạt Kiểm lâm huyện Nam Đông, tỉnh TT-Huế cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận cá thể trăn gấm quý hiếm do người dân trên địa bàn tự nguyện giao nộp.
Một người dân tại huyện miền núi Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), vừa liên hệ tự nguyện giao nộp một cá thể động vật hoang dã quý hiếm.
Một cá thể trăn gấm (python reticulatus) được thả về môi trường sống tự nhiên tại khu vực rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong (Nghệ An).
Một người dân ở huyện Quế Phong (Nghệ An) tự nguyện giao nộp con trăn gấm quý hiếm cho cơ quan chức năng để thả về môi trường tự nhiên thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.
Sáng 3/6, gia đình anh Phan Đại Thắng (trú tại xóm Trung Sơn, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong) đã tự nguyện mang 1 cá thể trăn gấm có trọng lượng khoảng 6kg đến giao nộp cho Hạt Kiểm lâm Quế Phong.
Trạm Kiểm lâm Cỏ Ống - Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo đã thả một cá thể kỳ đà hoa (loài động vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm) bị vướng bẫy, về với môi trường tự nhiên.
Ngày 25/5, thông tin từ Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cho biết, sáng cùng ngày, Trạm Kiểm lâm Cỏ Ống - Hạt Kiểm lâm Vườn quốc gia Côn Đảo đã thả một cá thể kỳ đà hoa vướng bẫy của người dân về môi trường tự nhiên.
Ngày 15/5, Hạt Kiểm lâm TP. Huế cho biết, cơ quan này vừa tiếp nhận một cá thể rùa núi vàng cực kỳ nguy cấp do người dân tự nguyện giao nộp.
Lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Bình đã nhận được một cá thể mèo rừng từ người dân để chăm sóc, nuôi dưỡng và huấn luyện trước khi thả về môi trường tự nhiên.
Đầu tháng 4 vừa qua, 3 chú gấu ngựa ở xã Phụng Thượng (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) vừa thoát khỏi lồng sắt chật hẹp để được trở về với thế giới sống bán hoang dã đáng mơ ước trong Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), nâng tổng số gấu được cứu hộ thành công tại xã này lên 24 con.
Sau nhiều nỗ lực, anh Nguyễn Văn Thắng, xã Yên Phương, huyện Ý Yên đã tìm ra phương pháp và trở thành người đầu tiên thuần hóa thành công đàn chồn hương tại Nam Định.
Thời gian gần đây, chủ một nhà hàng chuyên về các món chim tại Hà Nam đã thường xuyên đăng tải những clip ăn thịt chim lên mạng xã hội. Việc làm này có phạm pháp không?
Một cá thể rùa đầu to vừa được phát hiện tại khu vực rừng huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Đây là loài rùa được liệt kê vào nhóm cực kỳ nguy cấp trong sách đỏ thế giới.
Cá thể rùa đầu to có trọng lượng gần 1kg, dài khoảng 20cm, có đuôi dài gần bằng với thân, vừa được phát hiện tại cánh rừng ở Quảng Nam.
Cá thể rùa có trọng lượng gần 1kg, dài khoảng 20cm, có đuôi dài gần bằng với thân, được phát hiện tại cánh rừng ở Quảng Nam.
Cá thể rùa có trọng lượng gần 1kg, dài khoảng 20cm, có đuôi dài gần bằng với thân, được phát hiện tại cánh rừng ở Quảng Nam.
Ngày 10/4, tổ công tác của Chốt bảo vệ rừng Giang - Sơn, thuộc Trạm quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng số 4 - Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam đã phát hiện một cá thể rùa bị mắc dây rừng.
Ngày 10-4, ông Châu Minh Ninh, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My cho biết, trong lúc lực lượng tuần tra rừng tại địa bàn xã Trà Giang đã phát hiện một cá thể rùa quý hiếm bị mắc dây rừng.
Sáng 10/4, tổ công tác của Chốt bảo vệ rừng Giang - Sơn thuộc Trạm quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng số 4 - Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) trong lúc tuần tra rừng tại địa bàn xã Trà Giang đã phát hiện một cá thể rùa bị mắc dây rừng.
Người dân ở Thừa Thiên-Huế liên tiếp phát hiện hai cá thể trăn quý hiếm, có trọng lượng 'khủng' bỏ vào vườn nhà.
Ngày 6.4, Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết sau 2 tháng được cán bộ kỹ thuật của vườn chữa trị, con khỉ mốc bị thương nặng do dính bẫy đã bình phục.
Ngày 5/4, ông Phan Thạnh ở xã Hương Lộc (Nam Đông) phát hiện cá thể trăn gấm bò vào nhà của gia đình, ông đã dùng mọi cách giữ lại và báo với cơ quan chức năng với mong muốn giao nộp, thả về môi trường tự nhiên.
Trong lúc thăm vườn, một người dân tại huyện vùng cao A Lưới (tỉnh TT-Huế) bất ngờ phát hiện một con vật có thân hình màu vàng nâu lạ mắt nên đã liên hệ cơ quan kiểm lâm để giao nộp.
Nhiều năm qua, cán bộ quản lý, bác sỹ thú y, viên chức làm công tác cứu hộ và chăm sóc động vật hoang dã của Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) luôn tận tâm với công việc, chấp nhận đối mặt với hiểm nguy để mang lại cơ hội sống cho nhiều động vật quý, hiếm, nguy cấp.
Nhờ đặt bẫy ảnh, nhiều loài thú hoang dã quý hiếm đã được phát hiện tại Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk).
Vườn Quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk) có tới gần 490 loài động vật khác nhau. Đặc biệt, Chư Yang Sin còn là nơi cư trú của rất nhiều loại động thực vật quý hiếm, có loài lọt vào danh sách nguy cơ tuyệt chủng cực kỳ nguy cấp.
Thông qua phương thức bẫy ảnh, cơ quan chức năng đã thu được bức ảnh tê tê vàng cõng con trên lưng ở lâm phận Vườn quốc gia (VQG) Sông Thanh, tỉnh Quảng Nam. Loài tê tê quý hiếm này có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Mặc dù Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 đã quy định tội 'Vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm' thuộc tội rất nghiêm trọng, nhưng những hành vi vi phạm quy định này vẫn tiếp diễn và ngày càng phức tạp.
Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông bắt quả tang người đàn ông vận chuyển hai cá thể rắn nghi là rắn hổ mang chúa, trọng lượng hơn 4 kg.
Để giảm thiểu rủi ro về sức khỏe tại các trang trại gây nuôi động vật hoang dã, báo cáo của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) và Ban Thư ký Đối tác Một sức khỏe Việt Nam khuyến nghị, cần phát triển các khung pháp lý xử phạt hành vi gây bệnh từ nuôi động vật hoang dã sang người.