Ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước được giảm 50% lệ phí trước bạ từ ngày 1/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022.
Nếu như ở giai đoạn 2011 - 2020, công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (NCT) bắt đầu được quan tâm thực hiện khi dân số của tỉnh Tiền Giang bước vào giai đoạn già hóa dân số (tỷ lệ NCT trên 60 tuổi chiếm 10% dân số), thì ở giai đoạn 2021 - 2030 việc chăm sóc sức khỏe cho NCT là nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số.
Tiêm vaccine cho lao động trở lại TPHCM làm việc, 96/234 chợ truyền thống hoạt động trở lại… là các thông tin chính được BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM công bố tại họp báo định kỳ thông tin tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố, tổ chức vào chiều 21/10.
Theo Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài là điều kiện đầu tiên cần phải thực hiện được trong việc gỡ 'thẻ vàng' của Ủy ban Châu Âu.
Chủ đầu tư dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là Bộ GTVT đã áp giá nhân công xây dựng chưa đúng quy định, làm chi phí tăng hơn 222 tỷ đồng. Tới nay, khoản chi phí này vẫn chưa được giải quyết. Trong khi dự án dù đã thi công xong và được cấp chứng nhân an toàn, nhưng chưa được Hội đồng kiểm tra nhà nước cho ý kiến, nên chưa thể đưa vào khai thác thương mại.
Tại Nghị định 03/2021/NĐ-CP do Chính phủ ban hành đã quy định 6 điểm mới của Nghị định 03/2021 về bảo hiểm bắt buộc ô tô, xe máy, có hiệu lực từ ngày 01.3.2021
Nghị định 03/2021/NĐ-CP đã đơn giản hóa thủ tục hồ sơ bồi thường, đồng thời, Thông tư 04/2021/TT-BTC hướng dẫn nghị định này cũng tăng mức trách nhiệm bảo hiểm. Điều này tạo điều kiện cho việc chi trả bồi thường, tăng quyền lợi cho người mua bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới.
Để thực hiện Nghị định 103/2021/NĐ-CP về giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất trong nước, Tổng cục Thuế vừa có công điện yêu cầu các cục thuế chỉ đạo các chi cục thuế phổ biến kịp thời việc giảm lệ phí trước bạ 50% đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước để hỗ trợ người nộp thuế.
Là bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) dành cho chủ xe cơ giới, sau hơn 10 năm triển khai, bảo hiểm xe máy chưa thực sự đồng hành với người tham gia, bởi còn nhiều bất cập trong thủ tục thanh toán cũng như mức trách nhiệm bảo hiểm không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Điều này khiến nhiều người dân không 'mặn mà' với bảo hiểm xe máy, chủ yếu mua chỉ để đối phó vì sợ bị công an xử phạt.
Bên mua bảo hiểm luôn phải mang Giấy chứng nhận bảo hiểm còn hiệu lực khi tham gia giao thông và xuất trình khi có yêu cầu của lực lượng chức năng.
Việt Nam hiện có một quỹ tài chính mang tên Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới do các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ kinh doanh bảo hiểm bắt buộc TNDS đóng góp hàng năm, được Bộ Tài chính giao cho Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam quản lý kể từ năm 2009.
Chính sách về bảo hiểm xe máy được dự báo sẽ phải sớm thay đổi trong bối cảnh một số quy định hiện hành không còn phù hợp với thực tế cuộc sống; từ đó, dẫn đến tình trạng người sở hữu phương tiện không quan tâm đến sản phẩm, doanh nghiệp thất thu, cơ quan quản lý không đạt được mục tiêu bao phủ bảo hiểm với tỷ lệ 100%.
Ngày 22/5, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) đã thông tin về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự (TNDS) của của chủ xe cơ giới.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, tổng doanh thu phí bảo hiểm xe máy trong năm 2019 là 765 tỉ đồng, doanh nghiệp đã bồi thường cho các vụ tai nạn số tiền 45 tỉ đồng.
Có khoảng 30% chủ phương tiện sở hữu bảo hiểm bắt buộc khi lưu thông trên đường, trước đợt tổng kiểm tra giao thông. Tỷ lệ này đã tăng lên đáng kể trong thời gian qua, nhưng không phải là yếu tố tích cực cho thị trường khi người mua chỉ để 'phòng thân' khi ra đường.
'Thủ tục bồi thường bảo hiểm xe máy đúng là có vấn đề và cần sửa đổi bổ sung. Thực tế việc mua và bồi thường bảo hiểm có khó khăn nên người dân mới phản ảnh' – Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) thừa nhận.