Công ty Vietpictures Hải Phòng, đơn vị phân phối độc quyền 9.000 giấy mời tại Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024, đang gây ra làn sóng phản ứng từ dư luận khi người dân muốn nhận giấy mời phải mua áo với giá từ 500.000 đến 700.000 đồng.
Nghị định 110/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định, lễ hội không được bán vé, vậy nên, Ban tổ chức Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã có 'cách làm hay' là ký hợp đồng với đơn vị phối hợp. Theo đó, 9.000 vé mời được đưa cho doanh nghiệp khai thác, Ban tổ chức sẽ nhận về một phần tài chính để tổ chức lễ hội.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với tiền công đức, tiền tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa, ngăn chặn lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi.
Trong dòng người du xuân những ngày tháng Giêng nơi công viên, chùa chiền, Đại Nội Huế… rất dễ bắt gặp nhiều người mặc áo dài truyền thống đủ sắc màu rất trang trọng, lịch sự, vui tươi. Bên cạnh đó, có không ít người mặc đồ thoải mái, như: quần cụt, váy ngắn…
Gia Viễn là địa phương giàu bản sắc văn hóa gắn với những lễ hội truyền thống. Mùa xuân là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội trên địa bàn, thu hút đông đảo du khách về tham quan, chiêm bái, dự hội. Đây cũng là mùa cao điểm tổ chức các hoạt động lễ hội, đòi hỏi công tác quản lý nhà nước cần phải được quan tâm sát sao. Phóng viên Báo Ninh Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Vũ Thị Dược, phó Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn xung quanh vấn đề nêu trên.
Mùa Xuân - mùa của lễ hội, cũng là dịp để mọi người tự do diện những trang phục yêu thích để du Xuân, thưởng ngoạn cùng người thân, bạn bè.
Lễ hội chọi trâu truyền thống quận Đồ Sơn năm 2023 cùng các hoạt động bên lề đã diễn ra thành công tốt đẹp, an toàn, đúng quy định.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội: kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động lễ hội; đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội, tín ngưỡng để trục lợi; hoạt động mê tín dị đoan, cờ bạc; tổ chức lễ hội tràn lan gây tốn kém, lãng phí.
Thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW, ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về 'Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức và quản lý lễ hội', thời gian qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh luôn quan tâm, nhất là phối hợp, hỗ trợ công tác quản lý và tổ chức các lễ hội truyền thống.
Một loạt lễ hội truyền thống được khôi phục; các hiện tượng biến tướng, phản văn hóa cơ bản được đẩy lùi; nền nếp ứng xử văn minh trong lễ hội được bồi đắp và lan tỏa… là những kết quả nổi bật sau 5 năm triển khai, thực hiện Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về công tác quản lý và tổ chức lễ hội của Chính phủ (Nghị định 110/2018/NĐ-CP). Nhìn lại hiệu quả từ công tác này là việc làm cần thiết, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý và tổ chức lễ hội trong thời gian tới, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng
Sáng 15/6, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội và ban, ngành liên quan tổ chức Hội nghị đánh giá công tác triển khai một số văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở. Vấn đề nổi bật, được bàn nhiều là tìm giải pháp tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp trong kinh doanh dịch vụ karaoke.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở Ninh Thị Thu Hương vừa ký ban hành công văn số 46/VHCS-NSVH gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Văn hóa, Thể thao; Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý nhà nước về lễ hội năm 2023.
Lễ hội Phết Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ diễn ra từ ngày 12-13 tháng Giêng, chỉ tổ chức nghi lễ tại đình, không tổ chức lễ đánh trận phết.
Bộ Tài chính khẳng định các cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo tự quyết định và chịu trách nhiệm về tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật...
Hội Phết Hiền Quan (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) trong nhiều năm qua luôn thu hút sự chú ý của nhân dân và du khách thập phương, đặc biệt với nghi thức đánh trận phết- cướp phết. Thông tin với báo chí, lãnh đạo xã Hiền Quan cho biết, năm nay, BTC lễ hội Phết Hiền Quan, chỉ tổ chức nghi lễ tại đình, không tổ chức lễ đánh trận phết.
Hàng loạt lễ hội trên cả nước được tổ chức ngay sau Tết Quý Mão. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch dự báo số lượng người tham gia các lễ hội truyền thống tại các địa phương có thể tăng đột biến
Sau Tết Nguyên đán, nhiều lễ hội mùa xuân được khai hội. Lễ hội mùa xuân ở Việt Nam là một trong những nét đẹp văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc. Để đi lễ hội diễn ra an toàn và văn minh, người tham gia lễ hội xuân cần nằm lòng những kiến thức cơ bản dưới đây.
Dip Xuân Quý Mão 2023, các lễ hội trên cả nước sẽ trở lại sau thời gian dài 'nằm im' để phòng, chống dịch COVID-19. Do đó năm nay, chắc chắn các lễ hội sẽ thu hút rất đông du khách thập phương, nhân dân cùng tham gia. Các địa phương nơi diễn ra lễ hội đã có những phương án chuẩn bị tốt nhất để đảm bảo lễ hội Xuân diễn ra an toàn, văn minh.
UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) ngày 3/2 đã có văn bản thông báo về việc không tổ chức Lễ khai hội chùa Hương năm 2021 vào ngày 17/2 (tức mùng 6 tháng Giêng âm lịch), để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch COVID-19.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, ngày 3-2, UBND huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã có văn bản thông báo về việc không tổ chức Lễ khai hội Chùa Hương năm 2021.
Ban Quản lý Khu Di tích lịch sử văn hóa Đền Trần, Chùa Tháp sẵn sàng phương án đảm bảo vừa chống dịch vừa tổ chức Lễ hội xuân 2021, theo phương án hạn chế tối đa người dự khai hội.
Triển lãm ảnh cầu Long Biên; Tuyên truyền Kỷ niệm 75 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945-19/8/2020); Chú trọng đến công tác tuyên truyền giới thiệu nguồn gốc lễ hội là thông tin văn hóa nổi bật tại Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam.
Vĩnh Long sơ kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 41 đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Giải văn học nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long năm 2019- 2020; Cuộc thi sáng tác ca khúc 'Vĩnh Long- Tình đất, tình người là tin văn hóa tiêu biểu tại tỉnh Vĩnh Long mới đây.
Sở Văn hóa Thể thao Quảng Ninh vừa phát đi công văn hỏa tốc về việc dừng tổ chức các lễ hội và hội Xuân đầu năm 2020, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra.
Ngày 31 tháng 01 năm 2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Cửu ký ban hành Công điện khẩn số 01/CĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp trong hoạt động lễ hội, di tích. Công điện nêu rõ:
Bạn đọc Kiều Thu Trang ở đường Nguyễn Viết Xuân, quận Hà Đông, TP Hà Nội hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết pháp luật có quy định như thế nào về trách nhiệm của người tham gia lễ hội?