Sáng 22/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý các Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Mới đây, đại diện Công ty TNHH Xây dựng Thành Trường Lộc cho biết đã tiến hành khởi kiện 2 quyết định xử phạt và cưỡng chế của UBND TP.HCM ra tòa. Vụ việc này liên quan đến mâu thuẫn trong việc bàn giao kinh phí bảo trì giữa chủ đầu tư này và BQT tòa nhà 4S Linh Đông.
Hơn 90% cư dân đã đóng quỹ bảo trì, nhưng khi các thiết bị hết hạn, cư dân chung cư Osaka vẫn phải sống trong cảnh thang máy bị khóa, rác thải không được xử lý.
Không chỉ TP.HCM, Hà Nội cũng có hàng trăm dự án đang bị vướng pháp lý, nếu sớm được tháo gỡ sẽ không chỉ mang đến nguồn cung lớn cho thị trường, mà còn giải phóng hàng trăm nghìn tỷ đồng đang bị 'chôn' tại các dự án ra nền kinh tế.
Các thủ tục về đất đai, nhà ở có quy định về việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được sửa đổi để phù hợp với quy định tại Luật cư trú 2020.
Theo dự kiến, Quốc hội khóa 15 sẽ cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) và phấn đấu hoàn tất sửa đổi vào năm 2023. Tại TP.HCM, các chuyên gia, doanh nghiệp có một số đóng góp cho quá trình soạn thảo bộ luật quan trọng này.
Trong năm 2022, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra chuyên đề diện rộng về công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư tại 11 tỉnh, thành phố nhằm phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm.
Giá liền kề, biệt thự liên tục phá đỉnh khiến nhiều nhà đầu tư phát sốt. Chưa xong, chuyên gia dự báo giá sẽ tiếp tục có thể tăng, bởi nguồn cung ngày càng khan hiếm.
Trong thời gian tới, các chính sách mới sẽ góp phần khơi thông nguồn cung bất động sản, đồng thời lành mạnh hóa thị trường.
Trong bối cảnh quỹ đất nội đô khan hiếm, hoạt động xây dựng bị trì hoãn bởi làn sóng Covid-19 lần thứ 4, khó khăn trong vấn đề cấp phép đã ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung thị trường biệt thự, nhà liền kề Hà Nội.
Thực hiện chỉ thị của Bộ Xây dựng, UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng thanh tra chuyên ngành về nhà ở, trong đó tăng cường thanh tra công tác quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì các nhà chung cư; Công an thành phố được giao phối hợp tổ chức điều tra, truy cứu trách nhiệm khi có vi phạm nghiêm trọng.
Bộ Xây dựng yêu cầu Thanh tra Bộ khi phát hiện có dấu hiệu của tội phạm về quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì thì chuyển cơ quan điều tra theo quy định.
Theo Chỉ thị số 02/CT-BXD Bộ Xây dựng vừa ban hành, Bộ đề nghị UBND các địa phương chỉ đạo cơ quan chức năng phối hợp cơ quan công an xử lý các trường hợp có dấu hiệu vi phạm hình sự trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.
Trước đây, nhà đầu tư BĐS Hà Nội có xu hướng 'Nam tiến' để tìm kiếm cơ hội tại những 'vùng đất hứa'. Thế nhưng, thời gian gần đây do ảnh hưởng của dịch bệnh, cùng sức nóng của thị trường BĐS Thủ Đô khiến nhiều nhà đầu tư dần bẻ lái đầu tư theo mô hình 'đánh bắt gần bờ' thay vì những cuộc 'viễn chinh xa xôi'.
Luật sư Diệp Năng Bình cho rằng, quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư là vấn đề cực 'nóng bỏng', gây nhiều tranh cãi, có nơi là tranh chấp trong các tòa nhà chung cư...
Trước lo ngại cho rằng Nghị định 30/2021/NĐ-CP (Nghị định 30) gây 'ách tắc' các dự án nhà ở thương mại đại diện Bộ Xây dựng khẳng định không có chuyện nghị định mới gây khó khăn, cản trở doanh nghiệp.
Để tăng nguồn cung nhà ở thương mại, kéo giảm giá nhà, HoREA đề xuất có thể làm dự án trên đất không được giao mục đích để ở. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng không đồng tình.
Nghị định 30/2021 mới ban hành được ví như 'công cụ' giúp cơ quan quản lý Nhà nước kiểm soát được việc phát triển các dự án nhà ở, sao cho phù hợp cung - cầu trên thị trường.
Cuối tháng 3-2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 30/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.
Công dân có thể sử dụng số định danh cá nhân thay thế cho các giấy tờ liên quan đến nhân thân khi thực hiện thủ tục liên quan đến lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản khi hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đi vào vận hành.
Điều 37 Nghị định 30/2021 đã quy định cụ thể thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư khi chủ đầu tư không chịu bàn giao.
Điều 37 Nghị định 30/2021 đã quy định cụ thể thủ tục cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư khi chủ đầu tư không chịu bàn giao.